Năng lượng: Giá dầu trải qua tuần tăng mạnh
Giá dầu phiên cuối tuần tăng mạnh lên mức cao nhất gần 2 tháng và tính chung cả tuần tăng tuần thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế tích cực của Mỹ và các dấu hiệu kích thích kinh tế của Trung Quốc thúc đẩy kỳ vọng nhu cầu, và lo ngại về nguồn cung ở Trung Đông.
Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn tương lai tăng 1,12 USD, tương đương 1,4%, lên 83,55 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 30/11/2024; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 65 cent hay 0,8% lên 78,01 USD, cũng là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 11/2023.
Cả hai loại dầu đều tăng hơn 6% trong tuần, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 13/10 sau khi bắt đầu cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza.
Tim Evans, một nhà phân tích thị trường dầu mỏ độc lập cho biết: “Các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 4 mạnh hơn dự kiến ở Mỹ, dữ liệu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt, rủi ro địa chính trị đang diễn ra và dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm 9,2 triệu thùng lớn hơn dự kiến trong tuần trước đều là yếu tố hỗ trợ giá".
Đầu tuần này, giá dầu cũng được thúc đẩy bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến. Lượng tồn trữ giảm mạnh, đặc biệt là ở điểm giao hàng WTI tại Cushing ở Oklahoma và khắp vùng Trung Tây, có thể tạo ra áp lực lên giá dầu Mỹ kỳ hạn giao gần.
Về phía nhu cầu, Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn dự kiến trong quý 4, dữ liệu cho thấy hôm thứ Năm. Tâm lý thị trường cũng được cải thiện trong tuần này nhờ các biện pháp mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch đặt cược rằng ngân hàng trung ương Mỹ có nhiều khả năng bắt đầu đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 5, thay vì tháng 3, gây áp lực lên giá dầu thô kỳ hạn.
Cũng hạn chế mức tăng, Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm hai giàn khoan dầu, đẩy con số này lên tới 499.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tuần
Giá vàng vững trong phiên cuối tuần trong bối cảnh sự chú ý của các nhà đầu tư chuyển sang cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến diễn ra vào tuần tới, để hiểu rõ hơn về triển vọng lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay vững ở mức 2.016,95 USD/ounce; tính chung cả tuần giá giảm 0,6%. Vàng kỳ hạn tương lai phiên này gần như không thay đổi, ở mức 2.017,3 USD.
Giá bạc giao ngay phiên này giảm 0,8% xuống 22,75 USD/ounce, tuy nhiên tính chung cả tuàn tăng mạnh nhất kể từ đầu năm. Giá bạch kim tăng 2,6% lên 914,33 USD, trong khi palladium tăng 1,9% lên 958,81 USD. Cả 2 kim loại này đều tăng trong tuần.
Thị trường kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày 30-31/1/2024, nhưng đã giảm bớt kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 3/2024. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Giá cả tại Mỹ đã tăng nhẹ trong tháng 12/2023, giữ mức tăng lạm phát hàng năm dưới 3% trong tháng thứ ba liên tiếp, điều này có thể cho phép Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. Một dữ liệu khác vào thứ Năm cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý IV.
Triển vọng giá vàng và bạc trong ngắn hạn sẽ tiếp tục được quyết định bởi dữ liệu kinh tế sắp tới và tác động của chúng đối với đồng đô la, lợi suất và kỳ vọng cắt giảm lãi suất, Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo cho biết trong một lưu ý.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng trong tuần, quặng sắt tăng mạnh nhất kể từ tháng 11
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần khi các nhà đầu tư nghi ngờ liệu những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế của họ có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, đồng tăng mạnh nhất trong vòng hơn 2 tháng do USD yếu đi.
Kết thúc phiên cuối tuần, đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,3% xuống 8.543 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 2,4%, tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 11.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong tuần này đã tuyên bố cắt giảm mạnh lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ. Báo cáo của Bloomberg cho biết chính phủ Trung Quốc đang xem xét huy động khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ để ổn định thị trường chứng khoán đang sụt giảm.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nickel phiên này giảm 0,4% xuống 16.660 USD/tấn, chì tăng 0,3% lên 2.158,5 USD và kẽm giảm 0,2% xuống 2.575 USD. Giá thiếc tăng 0,1% lên 26.670 USD, trong khi nhôm tăng 1,4% lên 2.271 USD/tấn sau khi một nhà máy luyện chính của Mỹ ngừng hoạt động.
Nguồn cung nhôm và niken toàn cầu vẫn đủ, trong khi sẽ có sự thiếu hụt sản lượng từ các mỏ đồng, Menke nói.
Các nhà máy luyện đồng hàng đầu của Trung Quốc, chiếm hơn 75% sản lượng của đất nước, hôm thứ Sáu đã đề xuất cắt giảm sản lượng vì thiếu nguồn cung đồng khai thác đã dẫn đến thu nhập giảm mạnh và làm tổn thương lợi nhuận.
Ông Menke nói thêm: “Có quá đủ công suất luyện đồng trên toàn thế giới. Ngay cả khi các nhà luyện kim Trung Quốc không mua tinh quặng đồng thì phần còn lại của thế giới sẽ mua”.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần tăng do thị trường lạc quan về việc Trung Quốc sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ nền kinh tế đang trì trệ. Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên này, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2024 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên Trung Quốc giảm 0,1% xuống 989,50 nhân dân tệ (137,82 USD)/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2024 giảm 0,2% còn135,1 0 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 4,3%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/2023, trong khi quặng sắt Singapore tăng 4,2%, tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2023.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây giao tháng 5/2024 gần như không đổi ở mức 3.973 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,1% xuống 4.102 nhân dân tệ, thanh thép giảm 0,8% xuống 4.140 Nhân dân tệ và thép không gỉ giảm 1% xuống 14.180 nhân dân tệ.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo hạ mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, một động thái nhằm bơm khoảng 140 tỷ đô la tiền mặt vào hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đang xem xét huy động khoảng 2.000 tỷ nhân dân tệ (278,61 tỷ USD) để ổn định thị trường chứng khoán đang sụt giảm, thúc đẩy tâm lý rủi ro.
Trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc thông báo sẽ triển khai ứng phó khẩn cấp cấp độ 2 do ô nhiễm không khí nặng từ ngày 26/1/2024, theo một tuyên bố từ chính quyền thành phố Đường Sơn trên tài khoản WeChat hôm thứ Năm. Các nhà máy thép thường phải cắt giảm công suất thiêu kết từ 30% -50% để đáp ứng với cảnh báo và không rõ khi nào các biện pháp kiểm soát ô nhiễm sẽ được dỡ bỏ.
Nông sản: Giá cuối tuần gần như không thay đổi so với đầu tuần
Giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất một tuần và ngô giảm hơn 1% khi các nhà giao dịch tập trung vào việc cải thiện triển vọng thu hoạch Nam Mỹ, các nhà phân tích cho biết. Lúa mì giảm 2% do chốt lời và thương mại xuất khẩu toàn cầu chậm lại. Đậu tương kỳ hạn tháng 3/2024 tại Chicago giảm 13-3/4 cent xuống 12,09-1/4 USD/bushel sau khi giảm xuống 12,08-1/2 USD, mức thấp nhất của hợp đồng kể từ ngày 18/1/2024.
Ngô kỳ hạn tháng 3/2024 kết thúc phiên giảm 5-1/2 cent xuống 4,46-1/4 USD/bushel và lúa mì kỳ hạn tháng 3/2024 giảm 12 cent xuống 6,00-1/4 USD/bushel.
Triển vọng vụ mùa đậu tương và ngô của Argentina tăng và sự lạc quan về vụ thu hoạch của Brazil đã gây áp lực tới giá. Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires hôm thứ Năm đã nâng ước tính vụ đậu tương của Argentina lên 52,5 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với dự báo trước đó và chốt vụ ngô ở mức 56,5 triệu tấn, tăng gần 3%.
Độ ẩm của đất đã được cải thiện ở Đồng bằng và vùng Trung Tây nước Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết 22% vụ lúa mì vụ đông của Mỹ nằm trong khu vực hạn hán tính đến ngày 23/1/2024, giảm so với 27% của tuần trước đó và 59% một năm trước.
Giá đường kỳ hạn tháng 3/2024 phiên cuối tuần giảm 0,27 cent, tương đương 1,1%, xuống 23,77 cent/lb. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,8%, sau khi tăng mạnh 9% trong tuần trước đó. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2024 giảm 1,1% xuống 668,10 USD/tấn.Các đại lý cho biết vụ mùa kém ở châu Á đã thắt chặt nguồn cung và vẫn có những lo ngại rằng thời tiết khô hạn ở Brazil có thể hạn chế sản xuất tại nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn trên sàn ICE phiên thứ Sáu tăng mạnh và tính chung cả tuần tăng gần 5%. Trọng tâm chú ý của thị trường vẫn là liệu có đủ mưa ở vành đai cà phê của Brazil để giảm bớt lo ngại về khô hạn hay không.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2024 phiên thứ Sáu tăng 6,9 cent, tương đương 3,7%, lên 1,9385 USD/lb, trở lại mức cao nhất trong 4 tuần như hôm thứ Ba, là 1,9575 USD; tính chung cả tuần giá tăng 4,7%; cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2024 tăng 0,6% lên 3.269 USD/tấn, sau khi thiết lập mức cao nhất trong hợp đồng là 3.325 USD.
Các đại lý lưu ý những cơn mưa gần đây chủ yếu ở nửa phía bắc vành đai cà phê của Brazil, mặc dù dự báo cho thấy có khả năng có mưa rào ở các khu vực trung tâm vào đầu tháng Hai. Dự trữ thấp tiếp tục hỗ trợ cho giá. Dự trữ giảm xuống 249.206 bao, tính đến ngày 26/1/2024, giảm mạnh so với 863.594 bao một năm trước.
Ngân hàng Saxo, trong một báo cáo, lưu ý rằng việc thiếu container ở Brazil đã dẫn đến tắc nghẽn cảng trong khi sự gián đoạn đối với dòng chảy cà phê qua Biển Đỏ cũng đã hỗ trợ giá gần đây.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản giảm do áp lực bởi triển vọng nhu cầu ô tô lạc quan và giá dầu giảm. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn Osaka Exchange (OSE) giảm 5 yên, tương đương 1,74%, xuống 282,7 yên (1,92 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá tăng tuần thứ 7 liên tiếp. Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao tháng 5/2024 giảm 15 nhân dân tệ, tương đương 0,11%, xuống 13.685 nhân dân tệ (1.906,84 USD)/tấn. Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây giao tháng 5/2024 gần như không đổi ở mức 3.973 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,1% xuống 4.102 nhân dân tệ, thanh thép giảm 0,8% xuống 4.140 Nhân dân tệ và thép không gỉ giảm 1% xuống 14.180 nhân dân tệ.
Hyundai Motor hôm thứ Năm dự đoán tăng trưởng doanh số bán ô tô của hãng chậm hơn trong năm nay do nhu cầu yếu và bất ổn kinh tế. Trong khi đó, Tesla dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất xe điện thế hệ tiếp theo vào nửa cuối năm 2025.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

19/1/2024

26/1/2024

26/1 so với 25/1

26/1 so với 25/1 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,39

78,23

+0,22

+0,28%

Dầu Brent

USD/thùng

78,24

83,73

+0,18

+0,22%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

216,37

229,83

+0,42

+0,18%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,33

2,69

-0,02

-0,81%

Dầu đốt

US cent/gallon

265,17

286,17

+1,83

+0,64%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.051,70

2.040,70

+4,60

+0,23%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.029,87

2.023,05

+4,53

+0,22%

Bạc (Comex)

USD/ounce

22,73

22,99

+0,11

+0,49%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

904,53

915,48

-0,20

-0,02%

Đồng (Comex)

US cent/lb

377,95

385,35

+0,15

+0,04%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.351,00

8.545,50

-23,00

-0,27%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.166,00

2.274,50

+36,00

+1,61%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.462,00

2.577,50

-2,50

-0,10%

Thiếc (LME)

USD/tấn

25.298,00

26.664,00

+16,00

+0,06%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

445,50

445,25

-1,00

-0,22%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

594,00

598,00

-2,25

-0,37%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

379,75

364,25

+0,50

+0,14%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

17,69

17,92

-0,06

-0,36%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.216,25

1.209,75

+0,50

+0,04%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

356,60

350,40

+1,40

+0,40%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

46,87

46,86

-0,07

-0,15%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

627,50

623,00

-1,20

-0,19%

Cacao (ICE)

USD/tấn

4.583,00

4.672,00

+47,00

+1,02%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

185,15

193,85

+6,90

+3,69%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

23,57

23,77

-0,27

-1,12%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

307,70

317,25

+10,00

+3,25%

Bông (ICE)

US cent/lb

83,95

84,71

+0,34

+0,40%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

154,00

154,70

+0,10

+0,06%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)