Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ở các ngân hàng thương mại và lãi suất đối với các khoản vay mua nhà thế chấp hiện tại 0,5 điểm phần trăm, đồng thời giảm tỷ lệ trả trước đối với người vay thế chấp mua căn nhà thứ hai từ 25% xuống 15% giá trị căn nhà. Đây là lần giảm thứ 2 trong năm nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang sụt giảm.
Lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày sẽ được giảm từ 1,7% xuống 1,5%. Điều này có thể giúp lãi suất cơ bản giảm khoảng 0,2-0,25 điểm phần trăm. Trong khi đó, lãi suất trung hạn có thể giảm 0,3 điểm phần trăm. Động thái này được cho là sẽ giúp cung cấp thanh khoản khoảng 1 nghìn tỉ nhân dân tệ (141 tỉ đô la Mỹ) cho thị trường tài chính.
Ngoài ra, Trung Quốc cam kết triển khai "chi tiêu tài chính cần thiết" để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, làm tăng kỳ vọng của thị trường về các biện pháp kích thích tài chính mới. Trung Quốc cũng có kế hoạch phát hành 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (285,2 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt như một phần của các biện pháp kích thích tài chính mới.
Năng lượng: Giá dầu tăng trong phiên thứ 6 nhưng giảm trong tuần
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần giảm do các nhà đầu tư xem xét tác động từ hai yếu tố: dự đoán nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng và các biện pháp kích thích mới từ Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá dầu thô Brent tăng 0,38 USD, hay 0,53%, lên 71,89 USD/thùng; dầu WTI tăng 0,51 USD, hay 0,75%, lên 68,18 USD/thùng.
Tính chung cả tuần dầu Brent giảm khoảng 3%, dầu WTI giảm 5%.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Sáu đã hạ lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thông ngân hàng, nhằm kéo tăng trưởng kinh tế trở lại mục tiêu khoảng 5% trong năm 2024.
Dự kiến Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp tài chính trước ngày nghỉ của Trung Quốc bắt đầu từ 1/10, sau khi cuộc họp của các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản đã thể hiện sự cấp bách hơn về những khó khăn kinh tế đang gia tăng.
"Bất chấp các biện pháp kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc, mối lo ngại về tình trạng cung vượt cầu do kế hoạch khôi phục sản xuất của OPEC đã đẩy giá giảm trong tuần qua", các nhà phân tích tại Aegis Hedging cho biết trong một lưu ý vào thứ Sáu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, gọi là OPEC+, sẽ tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 12, thông tin từ OPEC+ cho biết.
Saudi Arabia đã nhiều lần phủ nhận mục tiêu giá dầu ở một mức nhất định và các nguồn tin từ nhóm này cho rằng kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 12 không có sự thay đổi lớn nào so với chính sách hiện tại của họ.
Nguồn cung dầu từ Libya dự kiến cũng sẽ tăng lên sau khi các phe đối địch tuyên bố quyền kiểm soát ngân hàng trung ương Libya đã ký một thỏa thuận chấm dứt tranh chấp vào ngày 26/9. Trước đó, cuộc tranh chấp đã khiến lượng dầu xuất khẩu giảm xuống 400.000 thùng/ngày trong tháng 9, từ mức hơn 1 triệu thùng trong tháng trước đó.
Tại Mỹ, một số nhà khai thác đã bắt đầu hoạt động trở lại tại Vịnh Mexico sau khi Bão Helene đổ bộ vào Florida. Trong khi đó, sự tàn phá của cơn bão này, được coi là cơn bão mạnh thứ 7 đổ bộ vào Floria, có thể ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu của bang này, nơi tiêu thụ xăng lớn thứ 3 tại Mỹ.
Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng trong tháng 8, một dấu hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục đà tăng trưởng trong quý 3 khi áp lực lạm phát ổn định.
Kim loại quý: Giá vàng giảm vào thứ Sáu nhưng tăng trong tuần qua và có quý tăng mạnh nhất 8 năm
Giá vàng hướng tới quý tăng mạnh nhất trong vòng hơn 8 năm sau khi liên tục phá vỡ kỷ lục trong cao những phiên gần đây khi nhờ việc Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 2.643,88 USD/ounce sau khi đạt cao kỷ lục lịch sử trong 4 phiên liên tiếp. Mức cao kỷ lục đến thời điểm hiện tại của hợp đồng giao ngay là 2.685,42 USD/ounce, đạt được vào thứ Năm (26/9).
Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên thứ Sáu giảm 0,9% xuống 2.668,1 USD/ounce.
Tính chung trong quý III, giá vàng tăng khoảng 14%, mức tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2016 và tăng khoảng 28% từ đầu năm đến nay – mức tăng mạnh nhất trong 14 năm.
Giá bạc tăng mạnh trong phiên thứ Sáu do tác động lan tở từ giá vàng, mặc dù một số nhà phân tích cảnh báo rằng đợt tăng giá có thể sẽ chậm lại. Bạc giao ngay kết thúc phiên này giảm 1,8% xuống 31,46 USD một ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2012 là 32,71 USD vào thứ năm. Giá bạch kim giảm 0,4% xuống 1.003,57 USD, trong khi palladium giảm 3,7% xuống 1.008,82 USD.
Với việc thị trường gia tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ hạ lãi suất nhiều hơn nữa trong tương lai sau khi giảm 0,5 điểm phần trăm trong lần giảm đầu tiên, nhu cầu đầu cơ đối với kim loại này đã đẩy vàng vào mức kỹ thuật “bán quá mức”. Mặc dù vậy, một số ngân hàng kỳ vọng giá có thể tăng lên 3.000 USD.
"Mức 3.000 USD/ounce trong năm nay là hoàn toàn có thể. Có rất nhiều thứ có thể khiến thị trường tăng giá", Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures cho biết.
"Chúng ta có thể thấy các cuộc đàm phán hòa bình ở Trung Đông sụp đổ, thị trường lao động Mỹ có thể tiếp tục suy thoái, Fed có thể cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và Trung Quốc có thể đưa ra thêm nhiều biện pháp kích thích", những yếu tố này sẽ hỗ trợ thị trường vàng, ông Streible nói thêm.
Tuy nhiên, đợt tăng giá vàng vừa qua cũng làm tổn hại đến nhu cầu vật chất ở những nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ, nơi một số người đang bán vàng ra thay vì mua vào.
Các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF), một trụ cột chính về nhu cầu, đã chứng kiến dòng vốn ròng đổ vào khiêm tốn trong tuần trước và vẫn chưa đóng góp hoàn toàn vào đợt tăng giá lần này, mặc dù các nhà phân tích dự kiến các ETF sẽ có nhiều hoạt động hơn trong những tháng tới.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm và quặng sắt có tuần tăng mạnh
Giá nhôm trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đạt mức cao nhất 16 tuần do các quỹ mua mạnh sau khi Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,4% lên 2.623 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.659 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 6/6. Tính chung cả tuần, giá kim loại được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, vận tải và đóng gói này tăng 5%. 
Các kim loại khác phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế cũng tăng giá trong tuần qua sau khi Trung Quốc tung ra gói kích thích mạnh mẽ nhất kể từ đại dịch trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng - từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 10. Hoạt động mua của các quỹ, được gọi là cố vấn giao dịch hàng hóa (CTA), phần lớn được thúc đẩy bởi các chương trình máy tính, vẫn tiếp tục diễn ra đối với nhôm, trong khi sự hỗ trợ của yếu tố này đối với hầu hết các kim loại khác đã suy yếu, một nhà giao dịch cho biết.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng Bangk of America dự đoán thị trường nhôm toàn cầu sẽ thâm hụt vào năm tới, đồng thời dự đoán giá sẽ giao dịch ở mức 3.000 USD/tấn vào năm 2025.
Về các kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sản LME phiên thứ Sáu giảm 0,9% xuống còn 9.990 USD/tấn, sau khi có lúc đạt 10.095 USD, mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 6. Giá niken tăng 0,9% lên 16.895 USD, trong khi kẽm giảm 0,5% xuống 3.085 USD, chì giảm 0,7% xuống 2.123 USD và thiếc giảm 0,3% xuống 32.350 USD.
Lợi nhuận ngành công nghiệp của Trung Quốc giảm mạnh trở lại trong tháng 8. Một số nhà phân tích lo ngại rằng gói kích thích mới là không đủ để tác động đáng kể đến nhu cầu đối với kim loại công nghiệp. "Để thị trường bất động sản phục hồi, chúng ta cần thấy giá cả ít nhất là ổn định và chúng ta cần thấy lượng nhà ở tồn kho giảm xuống mức chuẩn lịch sử. Cho đến lúc đó, lực cản đối với tăng trưởng sẽ vẫn tồn tại", Ewa Manthey, một nhà phân tích hàng hóa tại ING cho biết.
Đối với kim loại đen, giá quặng sắt tăng liên tiếp từ thứ Ba đến thứ Sáu, tính chung cả tuần tăng hơn 10% nhờ Trung Quốc hạ lãi suất và kỳ vọng sẽ ó thêm các biện pháp kích thích tài chính và bất động sản. Các biện pháp này đã thúc đẩy tâm lý lạc quan về triển vọng hàng hóa, bao gồm quặng sắt.
Kết thúc phiên này, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) tăng 4,38% lên 750 CNY (106,94 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 2/9. Tính chung cả tuần, giá tăng 12,2%. Tại Singapore, quặng sắt giao tháng 10 tăng 3,38% lên 101,85 USD/tấn, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 7/8, là 103,1 USD/tấn; tính chung cả tuần giá tăng 13,8%.
Tại Thượng Hải, thép thanh tăng 2,58%, thép cuộn cán nóng tăng 2,94%, thép không gỉ tăng 0,63% trong khi dây thép cuộn giảm 0,17%.
Các nhà phân tích cho rằng gói kích thích mạnh mẽ mà Chính phủ Trung Quốc vừa công bố là do áp lực ngày càng tăng để đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm của nước này, sau một loạt dữ liệu kinh tế đáng thất vọng, đặc biệt là trong quý 3. Ngoài gói kích thích của Trung ương, các thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế quan trọng còn lại đối với việc mua nhà để thu hút người mua tiềm năng, có khả năng thúc đẩy nhu cầu về thép cũng như quặng sắt.
Nông sản: Giá đồng loạt tăng trong tuần
Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago phiên thứ Sáu đạt mức cao nhất hai tháng sau khi giá khô đậu tương tăng mạnh bởi lo ngại về thiệt hại trong mùa vụ này cũng như về cơ sở hạ tầng ở khu vực Bờ Vịnh sau cơn bão Helene.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn CBOT tăng 24-3/4 US cent, hay 2,4%, lên 10,65-3/4 USD/bushel; tính chung cả tuần, giá tăng 53-3/4 US cent/bushel, tương đương 5,3%.
Giá khô đậu tương kỳ hạn tháng 12 tăng 17,30 USD, hay 5,3%, lên 344,10 USD/tấn, trong khi kỳ hạn tháng 10 tăng 19,50 USD, hay 6%, ở mức 343,70 USD/tấn.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 4-3/4 US cent lên 4,18 USD/bushel sau khi chạm 4,19-3/4 USD, mức cao nhất của hợp đồng này kể từ ngày 26/7; tính chung cả tuần tăng 16-1/4 US cent/bushel hay 4%.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa phiên thứ Sáu giảm 0,52 US cent hay 2,2% xuống 22,79 US cetn/lb, tính chung cả tuần tăng khoảng 0,6%, sau khi tăng 19% trong tuần trước đó. Đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 3% xuống 576,2 USD/tấn.
Các nhà sản xuất đang tận dụng giá cao gần đây để bán ra, trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ có thể sản xuất đủ đường để xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn trong niên vụ tới.
Tuy nhiên, nhìn chung, giá đường vẫn có xu hướng tăng. Theo BMI (một bộ phận của Fitch Solution), sản lượng đường của Brazil sẽ giảm hơn 2 triệu tấn trong niên vụ 2024/25, xuống 39 triệu tấn, do hạn hán nghiêm trọng và các vụ cháy rừng. Về niên vụ sau đó, Công ty môi giới StoneX dự đoán sản lượng của Brazil sẽ tăng 2,5% đạt tổng cộng 40,6 triệu tấn, nhưng cho rằng sự gia tăng đó là do tăng tỷ lệ mía dùng ép đường và giảm lượng mía dùng sản xuất ethanol. Họ dự kiến lượng mía đưa vào sản xuất sẽ giảm 3,2% do thời tiết bất lợi.
Trong khi đó, sản lượng đường của Nga trong niên vụ tới dự kiến giảm 10% do thời tiết bất lợi, nhưng Nga sẽ vẫn cung cấp ít nhất 600.000 tấn đường ra thị trường quốc tế sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ trong tháng này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên thứ Sáu giảm 4,75 US cent hay 1,7% xuống 2,6915 USD/lb, nhưng tính chung cả tuần tăng hơn 7,3%. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 0,8% xuống 5.482 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 2%.
Các nhà dự báo cho biết thời tiết của Brazil sẽ vẫn khô hạn trong 6 đến 10 ngày tới, điều này không tốt cho cây trồng và cản trở việc ra hoa.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản cũng tăng trong phiên thứ Sáu bởi đồng JPY yếu và tâm lý nhà đầu tư chuyển hướng tích cực sau khi Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế.
Kết thúc phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2025 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1 JPY hay 0,26% lên 392 JPY/kg. Tính chung cả tuần hợp đồng này tăng 6,9%.
Tại Thượng Hải, cao su giao tháng 1/2025 đóng cửa phiên thứ Sáu tăng 75 CNY hay 0,41% lên 18.555 CNY/tấn, trong khi tại Singapore, hợp đồng giao tháng 10 giảm 1,1% xuống 200,4 US cent/kg.
Hợp đồng cao su butadien tháng 11 trên sàn SHFE giảm 210 nhân dân tệ, tương đương 1,32%, xuống 15.700 nhân dân tệ/tấn.
Cơ quan khí tượng của Thái Lan, quốc gia sản xuất cao su hàng đầu, cảnh báo về những trận mưa lớn đến rất lớn có thể gây ra lũ quét từ ngày 27/9 đến ngày 3/10.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá 20/9

Giá 27/9

27/9 so với 26/9

27/9 so với 26/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

71,31

68,18

+0,51

+0,75%

Dầu Brent

USD/thùng

74,82

71,98

+0,38

+0,53%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

205,11

195,30

-0,83

-0,42%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,49

2,90

+0,15

+5,41%

Dầu đốt

US cent/gallon

217,81

213,27

-0,34

-0,16%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.642,10

2.668,10

-26,80

-0,99%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.620,25

2.658,24

-14,14

-0,53%

Bạc (Comex)

USD/ounce

31,38

31,82

-0,52

-1,62%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

973,19

1.003,82

-8,05

-0,80%

Đồng (Comex)

US cent/lb

432,50

459,95

-3,95

-0,85%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.476,50

9.982,50

-98,00

-0,97%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.485,00

2.646,50

+35,00

+1,34%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.874,00

3.089,50

-9,50

-0,31%

Thiếc (LME)

USD/tấn

32.127,00

32.913,00

+478,00

+1,47%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

404,00

418,00

+4,75

+1,15%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

574,50

580,00

-4,25

-0,73%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

369,00

384,75

+4,75

+1,25%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

15,43

15,08

+0,16

+1,04%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.019,00

1.065,75

+24,75

+2,38%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

322,00

344,10

+17,30

+5,29%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

41,56

42,36

-0,54

-1,26%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

590,80

603,80

+2,90

+0,48%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.658,00

8.281,00

+159,00

+1,96%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

250,75

269,15

-4,75

-1,73%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

22,74

22,64

-0,59

-2,54%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

490,85

470,20

-5,10

-1,07%

Bông (ICE)

US cent/lb

74,04

72,72

-0,30

-0,41%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

192,10

203,90

-0,20

-0,10%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)