Năng lượng: Giá dầu Brent giảm 10% trong tuần, dầu WTI giảm 8%
Giá dầu giảm 2% trong phiên thứ Sáu và tính chung cả tuần giảm mạnh hơn nữa sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ tháng 8 yếu hơn dự kiến, mặc dù OPEC+ trì hoãn việc nâng sản lượng.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 1,63 USD, tương đương 2,24%, xuống 71,06 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021; dầu WTI giảm 1,48 USD, tương đương 2,14%, xuống 67,67 USD, thấp nhất kể từ tháng 6/2023.
Phiên thứ Năm, giá dầu Brent ổn định ở mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2023 mặc dù có thông tin Mỹ rút dầu từ kho dự trữ và OPEC+ quyết định hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu.
Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm 10%, trong khi WTI giảm khoảng 8%.
Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy số việc làm mới trong tháng 8 tăng ít hơn dự kiến, nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,2% cho thấy thị trường lao động đang tăng chậm lại nhưng không đáng lo ngại, có thể khiến FED không cắt giảm lãi suất lớn trong tháng này.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua đã giảm 6,9 triệu thùng xuống còn 418,3 triệu thùng, gấp đôi với mức dự kiến là giảm 993.000 thùng.
Trong khi đó, những lo ngại về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên giá dầu.
Các tín hiệu cho thấy các phe phái đối địch của Libya có thể tiến gần hơn đến một thỏa thuận chấm dứt tranh chấp – nguyên nhân khiến nước này ngừng xuất khẩu dầu thô. Điều này cũng gây áp lực lên giá dầu trong tuần này. Hoạt động xuất khẩu từ Libya nhìn chung vẫn chưa diễn ra, nhưng một số lô hàng đã được phép xuất khỏi kho.
Ngân hàng Bank of America đã hạ dự báo giá dầu Brent trong nửa cuối năm 2024 xuống 75 USD/thùng từ mức gần 90 USD dự báo trước đó do tồn trữ dầu trên toàn cầu tăng, nhu cầu yếu tăng chậm và năng lực sản xuất dự phòng của OPEC+ ở mức cao.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ, một chỉ báo ban đầu về sản lượng trong tương lai, trong tuần này tiếp tục không đổi ở mức 483 giàn.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tuần
Giá vàng giảm trong phiên cuối tuần, lùi xa khỏi mức kỷ lục đạt được lúc đầu phiên, sau khi các dữ liệu việc làm của Mỹ trái chiều làm dấy lên nghi ngờ về quy mô cắt giảm lãi suất.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 2.495,86 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 20/8; vàng giảo sau giảm 0,7% xuống 2.524,60 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm.
Giá bạc giao ngay trong phiên cuối tuần giảm 3,1% xuống 27,92 USD; bạch kim giảm 0,4% xuống 920,55 USD trong khi palladium giảm 3,1% xuống 913,00 USD.
Báo cáo của Bộ Lao động cho thấy số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã tăng 142.000 trong tháng Tám, so với ước tính 160.000. Con số tháng 7 cũng được điều chỉnh xuống còn 89.000. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 4,2%, phù hợp với kỳ vọng, dù giảm 4,3% một tháng trước đó.
Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết việc hạ lãi suất sớm sẽ giúp duy trì sự cân bằng của thị trường việc làm. Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller cũng cho biết "đã đến lúc" ngân hàng trung ương Mỹ nên bắt đầu một loạt các đợt cắt giảm lãi suất, đồng thời nói thêm rằng ông cởi mở về quy mô và tốc độ của các đợt cắt giảm đó. Lãi suất hạ xuống làm giảm chi phí cơ hội khi nắm giữ vàng thỏi không có lợi suất.
Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện nhận thấy 73% cơ hội ngân hàng trung ương Mỹ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bp) và 27% cơ hội cắt giảm 50 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng này.
"Chúng tôi nghĩ rằng Fed có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và đó là lúc giá vàng sẽ tăng lên. Chúng tôi bắt đầu dự đoán giá sẽ đạt 2.700 USD/ounce", nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng trải qua tuần giảm mạnh kể từ tháng 7 sau dữ liệu việc làm của Mỹ
Giá đồng tuần qua giảm mạnh nhất kể từ tháng 7 khi dữ liệu trái chiều về thị trường việc làm của Mỹ và đồng USD tăng giá làm tăng thêm lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,1% xuống 8.994 USD/tấn.
Kim loại này trong phiên thứ Sáu có lúc đạt 9.175,5 USD trước khi giảm trở lại do triển vọng không rõ ràng về quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed nhanh chóng thúc đẩy đồng USD lấy lại đà tăng, khiến kim loại được định giá bằng USD trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Tính chung cả tuần, giá giảm 2,7% do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu do hoạt động sản xuất chậm lại ở Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu.
Trong các kim loại khác, thiếc của LME tăng 0,4% lên 30.840 USD/tấn và tăng 21% từ đầu năm tới nay do nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ từ quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể nhìn thấy doanh số bán dẫn tăng, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết. BofA dự báo giá thiếc trung bình là 37.000 USD vào năm 2026.
"Chúng tôi dự kiến PMI sản xuất sẽ vẫn yếu trong vài tháng tới, ngăn chặn đà tăng giá đồng", ngân hàng Citi biết.
Đồng, được sử dụng trong điện và xây dựng, đã mất 19% kể từ đợt tăng giá vào tháng 5 lên mức cao kỷ lục là 11.104 USD, được thúc đẩy bởi hoạt động mua đầu cơ do khả năng thiếu hụt nguồn cung do nhu cầu trong tương lai đối với nguyên liệu sử dụng trong ngành xe điện và trung tâm dữ liệu AI.
Trong các kim loại khác, giá thiếc trên sàn LME tăng 0,4% lên 30.840 USD/tấn và tăng 21% trong năm nay do nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ từ quá trình chuyển đổi năng lượng, thể hiện rõ qua doanh số bán chất bán dẫn tăng, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết.
BofA dự báo giá thiếc trung bình là 37.000 USD vào năm 2026.
Gí nhôm trên sàn LME giảm 1,5% xuống 2.342,50 USD, kẽm giảm 0,8% xuống 2.714,50 USD, chì giảm 1,7% xuống 1.962 USD và niken giảm 1,3% xuống 15.875 USD.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm phiên thứ sáu liên tiếp và tính chung cả tuần giảm mạnh nhất gần hai năm, khi dữ liệu kinh tế của Trung Quốc không như kỳ vọng đè nặng lên triển vọng nhu cầu.
Kết thúc phiên này, giá quặng sắt giao tháng 1/2025 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) Trung Quốc giảm 1,9% xuống 671,5 nhân dân tệ (94,72 USD)/tấn. Hợp đồng này đã giảm11,24% trong tuần này, tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/10/2022.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 10 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,74% xuống 90,35 USD/tấn.
Quặng sắt là một trong những mặt hàng dễ bị tổn thương nhất trước rủi ro suy thoái kinh tế của Trung Quốc vì thị trường bất động sản - chiếm phần lớn nhu cầu thép - có thể tiếp tục xấu đi.
Giá nhà mới ở Trung Quốc tăng chậm lại trong tháng 8 khi lĩnh vực bất động sản vẫn chưa tìm thấy ‘đáy’.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng của ngành thép Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, khi nhu cầu thép ở nước này tiếp tục suy yếu, sản lượng thép giảm, lượng hàng tồn kho của các nhà máy thép tiếp tục tăng và giá nguyên liệu thô vẫn ở mức thấp.
Nông sản: Giá đường, cà phê, cao su giảm trong tuần trong khi ngũ cốc tăng
Giá đậu tương Mỹ trong phiên cuối tuần giảm do kỳ vọng Mỹ hạ mạnh lãi suất và hoạt động chốt lời sau một đợt tăng vào đầu tuần do các nhà đầu cơ nới lỏng các vị thế bán khống lớn. Giá lúa mì và ngô cũng giảm khi các quỹ tìm kiếm lợi nhuận và chờ đợi hai báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sẽ được công bố vào tuần tới. Tuy nhiên, cả ba nông sản này đều tăng trong tuần.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá lúa mì trên sàn Chicago giảm 7-3/4 cent xuống 5,67 USD/bushe; đậu tương giảm 18-1/2 cent xuống 10,05 USD/bushel trong khi ngô giảm 4-1/2 cent xuống 4,06-1/4 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng 2,8% đậu tương tăng 0,5%.
Giá lúa mì cũng được hỗ trợ bởi các báo cáo về vụ thu hoạch kém ở châu Âu, đặc biệt là ở nước sản xuất lớn nhất khu vực - Pháp, nơi có năng suất thấp nhất trong hơn 40 năm qua.
Tuy nhiên, lúa mì giá rẻ từ Nga và lượng xuất khẩu tăng từ Ukraine đã duy trì áp lực lên giá lúa mì tương lai của Mỹ.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,31 cent, tương đương 1,6%, xuống 18,91 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7% xuống 533,00 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá
Giá đã mất 2,4% trong tuần.
Ấn Độ có kế hoạch gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường sangnăm thứ hai liên tiếp khi nước tiêu thụ chất làm ngọt lớn nhất thế giới này phải vật lộn với triển vọng sản lượng mía giảm. Tuy nhiên, dự báo mưa ở Brazil được coi là nguyên nhân khiến giá giảm vì có thể cải thiện vụ mùa năm tới.
Giá cà phê robusta trong phiên cuối tuần giảm mạnh do cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới và dự báo có mưa ở Brazil. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 141 USD, tương đương 2,9%, xuống 4.770 USD/tấn. Giá đã lùi xa khỏi mức đỉnh 5.180 USD đạt được trong tuần trước - mức cao nhất trong ít nhất 16 năm; cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 3,4%, xuống 2,36 USD/lb.
Tính chung cả tuần, giá robusta giảm 4%, trong khi arabica giảm 3,3%.
Việt Nam đã xuất khẩu 1,05 triệu tấn cà phê trong tám tháng đầu năm nay, giảm 12,5% so với cùng kỳ.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trở lại sau 4 phiên giảm trước đó do sự gián đoạn nguồn cung và giá cao su tổng hợp vững tăng, nhưng tính chung cả tuần giảm mạnh nhất trong vòng gần sáu tháng trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn Osaka tăng 2,3 yên, tương đương 0,66%, lên 349,8 yên (2,46 USD)/kg.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá đã giảm 6,87% trong tuần, ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 22/3.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 360 nhân dân tệ, tương đương 2,22%, lên 16.545 nhân dân tệ (2.334,89 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore tăng 2% lên 180,5 US cent/kg.
Cao su butadiene giao tháng 10 trên sàn SHFE tăng 205 nhân dân tệ, tương đương 1,39%, lên 14.935 nhân dân tệ (2.107,68 USD)/tấn.
Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo mưa to đến rất to có thể gây lũ quét từ ngày 6-12/9.
Giá cao su thiên nhiên hồi phục trong phiên thứ Sáu chủ yếu do nguồn cung cao su hàng thực tương đối thấp mặc dù đang mùa thu hoạch cao su, trong khi xu hướng tăng giá cao su butadien cũng hỗ trợ một phần.
Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi triển vọng nhu cầu không rõ ràng trong bối cảnh lo ngại mới về khả năng suy thoái kinh tế của Mỹ và sự yếu kém dai dẳng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc.

Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá 30/8

Giá 6/9

6/9 so với 5/9

6/9 so với 5/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,16

67,67

-1,48

-2,14%

Dầu Brent

USD/thùng

76,48

71,06

-1,63

-2,24%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

207,16

189,60

-2,98

-1,55%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,18

2,28

+0,02

+0,93%

Dầu đốt

US cent/gallon

227,07

211,50

-5,39

-2,49%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.535,40

2.524,60

-18,50

-0,73%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.501,84

2.497,41

-19,35

-0,77%

Bạc (Comex)

USD/ounce

29,19

28,18

-0,92

-3,15%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

929,55

924,71

-4,57

-0,49%

Đồng (Comex)

US cent/lb

421,10

407,35

-6,40

-1,55%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.235,00

8.996,00

-96,00

-1,06%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.447,00

2.342,00

-36,50

-1,53%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.897,00

2.717,50

-20,00

-0,73%

Thiếc (LME)

USD/tấn

32.346,00

31.024,00

+253,00

+0,82%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

401,00

406,25

-4,50

-1,10%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

551,50

567,00

-7,75

-1,35%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

338,00

352,25

-6,50

-1,81%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

14,79

15,09

-0,22

-1,44%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.000,00

1.005,00

-18,50

-1,81%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

313,00

324,40

-2,10

-0,64%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

42,01

39,63

-1,54

-3,74%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

614,70

569,20

-18,70

-3,18%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.671,00

7.081,00

-78,00

-1,09%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

244,05

236,00

-8,20

-3,36%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

19,38

18,91

-0,31

-1,61%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

460,30

480,00

-11,75

-2,39%

Bông (ICE)

US cent/lb

69,99

67,88

-1,56

-2,25%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

182,30

181,80

+4,10

+2,31%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)