Năng lượng: Giá dầu tăng 3,5% trong tuần
Giá dầu tăng nhẹ vào phiên giao dịch cuối tuần, tính chung cả tuần tăng hơn 3,5% do các dữ liệu kinh tế tích cực phát đi từ Mỹ và tín hiệu từ các nhà hoạch định chính sách nước này cho thấy họ có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9, làm giảm bớt lo ngại về nhu cầu dầu, trong khi lo lắng về một cuộc xung đột Trung Đông mở rộng tiếp tục làm tăng rủi ro nguồn cung.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent kỳ tăng 50 US cent, tương đương 0,6%, lên 79,66 USD/thùng, dầu WTI tăng 65 US cent, tương đương 0,9%, lên 76,84 USD.
Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng hơn 3,5%, trong khi WTI tăng hơn 4%.
"Dầu thô đang trong giai đoạn phục hồi ... vì căng thẳng địa chính trị dường như vẫn là một yếu tố hỗ trợ tích cực, và nỗi lo suy thoái kinh tế đã dịu đi một chút, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại", Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho biết.
Hôm thứ Năm, 3 nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều phát biểu rằng họ tự tin lạm phát đang hạ nhiệt đủ để bắt đầu cắt giảm lãi suất. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp nhiều hơn dự kiến cho thấy đã đến lúc lãi suất cần được hạ xuống.
Trong khi đó, dữ liệu của cục thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Trung Quốc (cao hơn dự kiến) cũng hỗ trợ giá dầu.
"Động lực tích cực đã được củng cố bởi số liệu lạm phát của Trung Quốc vượt quá kỳ vọng. Trong bối cảnh này, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy giá dầu đạt mức 80 USD", Pierre Veyret, Chuyên gia phân tích kỹ thuật tại ActivTrades cho biết.
"Giá mỗi thùng dầu được hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng có thể làm gián đoạn sản lượng của khu vực và làm giảm nguồn cung dầu thô toàn cầu", Veyret nói thêm.
Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Ai Cập và Qatar hôm thứ năm đã kêu gọi Israel và Hamas gặp nhau để đàm phán vào ngày 15 tháng 8 để hoàn tất lệnh ngừng bắn ở Gaza và thỏa thuận thả con tin.
Xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn khi Moscow di chuyển thêm xe tăng, pháo binh và hệ thống tên lửa đến khu vực Kursk phía nam vào thứ Sáu.
Trong khi đó, chỉ số USD giảm 0,136% xuống 103,14 sau ba ngày tăng. Đồng bạc xanh yếu đi giúp giá dầu trở nên rẻ hơn đối với người mua nước ngoài.
Một yếu tố nữa cũng hỗ trợ giá dầu, đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng tại mỏ dầu Sharara của mình từ thứ Tư, đồng thời cho biết họ đã dần dần giảm sản lượng của mỏ do các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, số giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ báo về sản lượng trong tương lai, trong tuần này đã tăng ba giàn lên 485 giàn.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tuần
Giá vàng giữ ổn định sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó, được củng cố bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay vững ở mức 2.427,73 USD/ounce sau khi tăng 1,9% trong phiên liền trước; vàng giao sau tăng 0,4% lên 2.473,4 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 0,6%. Chỉ riêng phiên thứ Hai giá đã giảm 3% sau khi các nhà đầu tư thanh lý các hợp đồng cùng với đợt bán tháo cổ phiếu trên thị trường tài chính nói chung.
Giá bạc giao ngay giảm 0,4% trong phiên cuối tuần, xuống 27,44 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 1,1%, xuống 920,47 USD. Cả hai kim loại đều ghi nhận mức giảm hàng tuần. Giá palladium giảm 2,1%, xuống 903,3 USD, nhưng tính chung cả tuần tăng.
"Trong trung hạn, triển vọng thị trường vàng vẫn tích cực. Bất kỳ đợt sụt giảm nào cũng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản", Zain Vawda, nhà phân tích thị trường tại MarketPulse của OANDA cho biết.
"Dữ liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã làm dịu đi những lo ngại về suy thoái kinh tế, thúc đẩy giá vàng. Ngoài ra, các bình luận từ các quan chức Fed củng cố dự đoán việc cắt giảm lãi suất có thể sắp diễn ra".
USD giảm khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm.
Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ ngày càng tự tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt đủ để cho phép cắt giảm lãi suất trong tương lai. Họ sẽ dựa vào dữ liệu kinh tế để đưa ra tín hiệu về quy mô và thời điểm cắt giảm lãi suất chứ không phải dựa trên tình hình hỗn loạn trên thị trường chứng khoán.
Trọng tâm chú ý của nhà đầu tư hiện chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, dự kiến công bố vào tuần tới, để có cái nhìn sâu sắc về lộ trình chính sách lãi suất của Fed.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và quặng sắt giảm trong tuần
Giá đồng tăng trở lại trong phiên cuối tuần sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ làm giảm bớt nỗi lo về tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong khi lượng đồng tồn kho giảm tại Trung Quốc củng cố tâm lý tích cực.
Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 0,5% lên 8.831 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 4,5 tháng, là 8.714 USD vào đầu tuần này do lo ngại về tác động lây lan của suy thoái kinh tế Mỹ - nếu xảy ra.
Tính chung cả tuần, giá dầu giảm khá mạnh.
Số liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm nhiều hơn dự kiến, cho thấy sự lo lắng về thị trường lao động đã bị thổi phồng quá mức.
Các nhà giao dịch cho biết dữ liệu lạm phát cho thấy Trung Quốc đang thoát dần khỏi tình trạng giảm phát. Điều này giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và hàng hóa.
Lượng đồng tồn trữ đồng trong các kho của sàn Thượng Hải (ShFE) đã giảm 15% trong hai tháng qua xuống còn 286.305 tấn.
Trong khi đó, giá chì tăng 3,6% lên 2.036USD/tấn, giá kẽm tăng 3,3% lên 2.734 USD/tấn. Giá nhôm tăng 0,9% lên 2.293,5 USD/tấn, niken tăng 0,1% lên 16.155 USD. Giá thiếc gần đây nhất đã tăng 2,3% sau khi chạm mức cao nhất trong ba tuần là 32.050 USD.
Giá quặng sắt hồi phục hờ dữ liệu lạm phát ở Trung Quốc tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm bởi những lo ngại dai dẳng về nhu cầu và nguồn cung cao.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2025 trên Sàn Đại Liên (DCE) của Trung Quốc tăng 0,27% đạt mức 741,5 NDT(103,43 USD)/tấn, nhưng giảm 2,6% trong tuần. Giá quặng sắt chuẩn tháng 9 trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore tăng 1,05% lên 101 USD/tấn, nhưng đã giảm 2,7% trong tuần này.
Giá các loại thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tăng vào đầu phiên nhưng giảm về cuối phiên. Theo đó, giá thép cây giảm 0,27%, thép cuộn cán nóng giảm 0,72%, thép thanh giảm 1,39% và thép không gỉ giảm 0,32%.
Dữ liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7 tăng nhanh hơn dự kiến khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ lĩnh vực tiêu dùng của mình trong bối cảnh kinh tế phục hồi không ổn định, mặc dù tình trạng giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn.
Nông sản: Giá ngô và đậu tương giảm trong tuần, cao su tăng
Giá ngô và đậu tương phiên cuối tuần gần chạm mức thấp nhất 4 năm, tính chung cả tuần cũng giảm. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy các nhà phân tích dự báo sản lượng ngô và đậu tương của Mỹ sẽ tăng nhẹ, từ đó làm tăng nguồn cung trên toàn cầu. Giá lúa mì tính chung cả tuần tăng do Bộ Nông nghiệp Pháp hạ ước tính về sản lượng lúa mì mềm năm 2024 của nước này, hiện dự kiến sẽ giảm 25% so với sản lượng năm ngoái.
Kết thúc phiên, giá ngô trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT) giảm 2 US cent xuống 3,95 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Giá đậu tương giảm 5-3/4 US cent xuống 10,02-1/2 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Giá lúa mì tăng 5 cent lên 5,42-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,09 UScent, hay 0,5%, xuống 18,48 UScent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn vững mức 526,00 USD/tấn.
Kết quả một cuộc khảo sát do S&P Global Commodity Insights thực hiện cho thấy các nhà phân tích ước tính sản lượng đường Brazil trong nửa cuối tháng 7 là 3,6 triệu tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 11,25 cent, hay 4,6%, xuống 2,3405 USD/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất một tháng, là 2,5175 USD. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 2,5% xuống 4.326 USD/tấn.
Ngân hàng Commerzbank cho biết "Có nhiều dấu hiệu cho thấy giá cà phê sẽ vẫn ở mức cao, ít nhất là trong ngắn hạn".
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng ngày thứ 4liên tiếp, tính chung cả tuần tăng tuần đầu tiên trong vòng 4 tuần, sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ thấp hơn dự kiến đã làm dịu lo ngại về suy thoái kinh tế. Đồng yên giảm giá cũng hỗ trợ mặt hàng cao su trên thị trường Nhật Bản.
Hợp đồng cao su giao tháng 1/2025 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 0,16% lên 322 yên (2,19 USD)/kg. Lúc đầu phiên giá đạt 325,7 yên, mức cao nhất kể từ ngày 22/7. Tính chung cả tuần, giá tăng 2,13%, mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 6.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 65 CNY, tương đương 0,45%, lên 15.920 CNY(2.219,77 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 1,79%, là tuần tăng thứ hai liên tiếp.
Thị trường tài chính Singapore đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Sáu. Giao dịch sẽ tiếp tục vào thứ hai, ngày 12 tháng 8.
Lượng cao su tồn trữ trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải giám sát đã tăng 2,3% so với thứ sáu tuần trước.
Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá 2/8

Giá 9/8

9/8 so với 8/8

29/8 so với 8/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,52

76,84

+0,65

+0,85%

Dầu Brent

USD/thùng

76,81

79,66

+0,50

+0,63%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

231,76

239,03

-0,89

-0,37%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,97

2,14

+0,02

+0,75%

Dầu đốt

US cent/gallon

231,85

233,97

-1,81

-0,77%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.469,80

2.473,40

+10,10

+0,41%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.443,24

2.431,32

+3,79

+0,16%

Bạc (Comex)

USD/ounce

28,39

27,59

-0,02

-0,07%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

959,95

925,47

-11,26

-1,20%

Đồng (Comex)

US cent/lb

410,30

399,30

+3,40

+0,86%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.055,50

8.866,50

+72,00

+0,82%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.263,50

2.301,50

+27,50

+1,21%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.653,00

2.736,50

+90,50

+3,42%

Thiếc (LME)

USD/tấn

30.188,00

31.304,00

+810,00

+2,66%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

403,25

395,00

-2,00

-0,50%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

539,00

542,50

+5,00

+0,93%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

316,50

310,25

-6,25

-1,97%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

14,95

14,84

-0,16

-1,07%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.027,25

1.002,50

-5,75

-0,57%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

324,60

310,40

-5,70

-1,80%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

40,81

41,12

+0,26

+0,64%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

610,90

592,10

-4,90

-0,82%

Cacao (ICE)

USD/tấn

6.542,00

7.390,00

+676,00

+10,07%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

230,50

230,25

-9,10

-3,80%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,10

18,48

-0,09

-0,48%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

422,95

422,70

-19,80

-4,47%

Bông (ICE)

US cent/lb

68,25

68,34

+1,10

+1,64%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

169,20

173,20

+1,20

+0,70%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)