Năng lượng: Giá dầu tăng trong tuần
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng 2%, tính chung trong tuần cũng tăng trong bối cảnh các thương nhân chờ đợi quyết định của OPEC+ về thỏa thuận nguồn cung trong quý 2/2024, đồng thời cũng chịu áp lực mới từ số liệu kinh tế của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 1,64 USD tương đương 2% lên 83,55 USD/thùng, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 4/2024 – đáo hạn vào ngày 29/2/2024 - ở mức 83,62 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 4/2024 tăng 1,71 USD, tương đương 2,19%, lên 79,97 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 2,4% và dầu WTI tăng hơn 4,5%.
Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, cho biết kỳ vọng PEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện trong quý 2/2024 là trọng tâm chú ý chính của thị trường lúc này.
Các nguồn tin cho biết, quyết định của OPEC+ về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng dự kiến sẽ diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 3, và từng quốc gia dự kiến sẽ công bố quyết định của mình.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Việc tiếp tục cắt giảm sản xuất tự nguyện cho đến cuối năm sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ và do đó được coi là tác nhân tích cực cho giá”.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã bơm 26,42 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 2, tăng 90.000 thùng/ngày so với tháng 1.
Kỳ vọng mạnh mẽ về việc Saudi Arabia giữ giá dầu thô bán cho khách hàng châu Á ít thay đổi trong tháng 4 so với mức tháng 3 cũng giúp thúc đẩy giá tăng trong phiên cuối tuần.
Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ cũng đẩy giá tăng trong, Tim Snyder, nhà kinh tế tại Matador Economics, cho biết.
Lãnh đạo lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Năm cho biết nhóm này sẽ đưa ra những “bất ngờ” về quân sự trong khu vực.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung số giàn khoan dầu và khí tự nhiên tuần thứ hai liên tiếp. Số giàn khoan dầu, một dấu hiệu sớm cho sản lượng tương lai, đã tăng 3 giàn lên 506 giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 9.
Về phía nhu cầu, một cuộc khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp.
Lạm phát khu vực đồng Euro trong tháng 2 cũng giảm, theo Eurostat, nhưng cả con số chung và lạm phát cơ bản, loại bỏ giá thực phẩm và nhiên liệu biến động, đều không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích.
Một yếu tố nữa cũng hỗ trợ giá cả là chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ cho thấy lạm phát tháng 1 phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế vào thứ Năm, củng cố thị trường đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Hàng hóa Tương lai của Mỹ (CFTC) cho biết các nhà quản lý tiền tệ đã tăng vị thế mua ròng hợp đồng tương lai và quyền chọn dầu thô Mỹ trong tuần tính đến ngày 27 tháng 2.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 2 liên tiếp
Giá vàng phiên thứ 6 tăng lên mức cao nhất 2 tháng sau số liệu kinh tế ảm đạm của Mỹ củng cố kỳ vọng lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm vào tháng 6/2024.
Vàng giao ngay kết thúc phiên này tăng 2,1% lên 2.086,21 USD/ounce – cao nhất kể từ cuối tháng 12/2023; vàng kỳ hạn tháng 4/2024 trên sàn New York tăng 2% lên 2.095,7 USD/ounce.
Tính chung cả tuần giá tăng và là tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Dữ liệu công bố thứ Sáu cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 2 và các cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy tiêu dùng cũng sa sút. Trước đó, dữ liệu hôm thứ Năm cũng chỉ ra rằng lạm phát của Mỹ trong tháng 1/2024 thấp nhất trong vòng gần 3 năm, khiến thị trường lại dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Bart Melek, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho biết vàng đang có xu hướng tăng do thị trường tin rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào giữa năm nay, làm giảm chi phí cơ hội của vàng thỏi.
Ông nói: “Trong vòng ba, bốn tháng, giá sẽ đạt kỷ lục nếu chúng ta thấy dữ liệu kinh tế kém và thị trường tin rằng Fed đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất,” ông nói và cho biết thêm rằng lực mua mạnh mẽ của ngân hàng trung ương cũng đang hỗ trợ thị trường. Lãi suất thấp hơn có xu hướng thúc đẩy nhu cầu đối với vàng không sinh lãi.
Tai Wong, một nhà phân tích kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: “Hôm nay lực mua liên tục xuất hiện do dữ liệu yếu hơn mong đợi và bình luận có phần thân củng cố niềm tin của nhà đầu tư”.
Đối với những kim loại quý khác, trong phiên thứ Sáu, giá bạc giao ngay tăng 2,6% lên 23,26 USD; bạch kim giao ngay tăng 1,2% lên 886,15 USD, trong khi palladium tăng 1,4% lên 955,50 USD. Cả bạch kim và palladium đều giảm nhẹ hàng tuần.
Giám đốc điều hành của Northam Platinum cho biết các công ty khai thác bạch kim ở Nam Phi đang vướng vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong ba thập kỷ khi giá cả giảm mạnh.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và sắt thép giảm trong tuần, các kim loại khác tăng
Phiên thứ Sáu, giá đồng trên sàn London (LME) tăng sau khi đồng USD giảm do hoạt động nhà máy tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – giảm tháng thứ 5 liên tiếp, làm gia tăng sự không chắc chắn về triển vọng nhu cầu đối với kim loại công nghiệp.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,3% lên 8.521 USD/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá đồng giảm.
Số liệu cho thấy sản xuất của Mỹ suy yếu làm gia tăng triển vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất, gây áp lực đối với tiền tệ của Mỹ, khiến kim loại định giá bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc trong tháng 2/2024 giảm xuống 49,1, từ mức 49,2 trong tháng 1/2024, khi các nhà máy đóng cửa nhiều ngày để nghỉ Tết.
Tuy nhiên, tâm lý tiêu cực đã được xoa dịu nhờ cuộc khảo sát của Caixin/S&P Global, cho thấy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng đều đặn khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn.
Một nhà giao dịch kim loại cho biết: “Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn không quá lành mạnh”.
Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn, trong khi nước này là quốc gia tiêu thụ kim loại công nghiệp lớn, đã gây áp lực lên thị trường trong một thời gian.
Nhà phân tích Tom Price của Liberum cho biết: “Lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng vẫn là trụ cột truyền thống cho nhu cầu kim loại, hoạt động này sẽ tiếp tục giảm, nhu cầu nhập khẩu kim loại sẽ tiếp tục giảm”.
Sự chú ý bây giờ đổ dồn vào cuộc họp quan trọng của Trung Quốc vào tuần tới, nơi các mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu chính sách sẽ được công bố.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nicken - thành phần thép không gỉ - kỳ hạn ba tháng trên sàn LME phiên thứ Sáu giảm sau khi đạt mức cao nhất hai tháng trong phiên trước đó. Phiên này, giá giảm 1,2% xuống 17.675 USD. Việc Indonesia tăng sản xuất nicken và đưa vào các kho đăng ký với snà LME dự kiến sẽ gây áp lực lên giá.
Dữ liệu mới nhất cho thấy tồn kho niken ở LME đã tăng lên 1.158 tấn lên 72.630 tấn vào ngày 28 tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022. Con số này đã tăng hơn 13% kể từ cuối năm 2023.
Giá nhôm trong phiên thứ Sáu tăng 0,4% lên 2.237 USD, kẽm giảm 0,3% xuống 2.418 USD, chì giảm 1% xuống 2.049,5 USD trong khi thiếc giảm 0,6% xuống 26.400 USD.
Tính chung cả tuần, giá các kim loại đều tăng, ngoại trừ đồng.
Đối với nhóm kim loại đen, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm trong phiên thứ Sáu và có tuần giảm thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh số liệu nhà máy suy yếu và dấy lên mối hoài nghi về việc liệu các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc có công bố các chính sách táo bạo để hỗ trợ nền kinh tế hay không?
Kết thúc phiên này, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Đại Liên giảm 1,75% xuống 871,5 CNY (121,09 USD)/tấn; tính chung cả tuần giá giảm 3,6%.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2024 trên sàn Singapore giảm 1,55% xuống 113,3 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 24/10/2023. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt giảm 4,7%.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 2/2024, gây áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc xem xét các biện pháp kích thích tiếp theo.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,84%, thép cuộn cán nóng giảm 0,61%, thép cuộn giảm 0,35% và thép không gỉ giảm 1,1%.
Nông sản: Giá ngô tăng nhẹ, lúa mì giảm trong tuần
Giá đậu tương Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu do hoạt động mua kiếm lời sau khi giá chạm mức thấp nhất 3 năm trong phiên trước đó, song xuất khẩu giảm và nguồn cung toàn cầu dồi dào gây áp lực giá.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 10-1/2 US cent lên 11,51-1/4 USD/bushel; lúa mì kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 18-1/2 US cent xuống 5,57-3/4 USD/bushel; trong khi ngô giao cùng kỳ hạn giảm 4-3/4 US cent xuống 4,24-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô trên sàn ICE chạm mức thấp nhất gần 2 tháng, do lo ngại dư cung kéo dài. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn ICE giảm 0,6 US cent tương đương 2,8% xuống 21,09 US cent/lb – thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2024 (20,96 US cent/lb).
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn London giảm 2% xuống 602,6 USD/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn London phiên cuối tuần tăng 48 USD tương đương 1,6% lên 3.143 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê tăng 4%.
Xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng 16,2%.
Trong khi đó, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn ICE giảm 0,6% xuống 1,833
Giá cao su tại Nhật Bản tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp, được hỗ trợ bởi giá dầu tăng và đồng JPY suy yếu, song có uần giảm đầu tiên trong 3 tuần.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn Osaka (OSE) tăng 3,8 JPY tương đương 1,28% lên 300,8 JPY (2 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,22%, sau khi đạt mức cao nhất 7 năm trong tuần trước đó, trong bối cảnh chỉ số Nikkei đạt mức cao kỷ lục, nguồn cung tại nước sản xuất hàng đầu – Thái Lan – khan hiếm và nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe sau Tết Nguyên đán tăng.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Thượng Hải tăng 15 CNY lên 13.915 CNY (1.933,36 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn Singapore giảm 1,23% xuống 160,8 US cent/kg.
Các nền kinh tế sản xuất lớn ở châu Á đã phải vật lộn để thoát khỏi tình trạng suy giảm trong tháng 2, đặc biệt là Nhật Bản do nhu cầu giảm mạnh hơn.
Cuộc khảo sát của Caixin/S&P Global cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng đều đặn khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn, trái ngược với cuộc khảo sát chính thức được công bố trước đó cho thấy hoạt động sản xuất tháng 2 đã giảm lại.
 Diễn biến giá cả:

ĐVT

Giá 23/2

Giá 1/3

1/3 so với 29/2

1/3 so với 29/2 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,32

79,97

+1,71

+2,18%

Dầu Brent

USD/thùng

83,42

83,55

+1,64

+2,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

231,65

261,44

+3,34

+1,29%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,69

1,84

-0,03

-1,34%

Dầu đốt

US cent/gallon

274,36

270,42

+5,43

+2,05%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.035,90

2.095,70

+41,00

+2,00%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.025,46

2.082,92

+38,62

+1,89%

Bạc (Comex)

USD/ounce

23,04

23,36

+0,48

+2,09%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

902,98

888,26

+7,99

+0,91%

Đồng (Comex)

US cent/lb

391,35

386,15

+1,45

+0,38%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.584,50

8.503,50

+10,00

+0,12%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.198,00

2.245,00

+17,00

+0,76%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.386,50

2.417,00

-9,00

-0,37%

Thiếc (LME)

USD/tấn

26.170,00

26.489,00

-67,00

-0,25%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

420,00

424,75

-4,75

-1,11%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

580,75

557,75

-18,50

-3,21%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

367,25

371,75

+0,75

+0,20%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,93

18,61

+0,33

+1,78%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.156,00

1.151,25

+10,50

+0,92%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

332,10

332,30

+3,10

+0,94%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

44,97

45,16

-0,05

-0,11%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

583,30

590,80

-2,90

-0,49%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.860,00

6.327,00

+278,00

+4,60%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

183,15

183,30

-1,05

-0,57%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

22,17

21,09

-0,60

-2,77%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

371,75

358,40

+0,25

+0,07%

Bông (ICE)

US cent/lb

94,37

95,57

-4,00

-4,02%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

160,60

162,00

-0,80

-0,49%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)