Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 2% do đồng USD giảm, hy vọng về nhu cầu mạnh lên ở các nước đang phát triển và việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 1,71 USD, tương đương 2,2%, lên mức 79,40 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,84 USD, tương đương 2,5%, lên mức 74,83 USD. Đó là những mức giá cao nhất kể từ ngày 28 tháng 4 đối với dầu Brent và từ ngày 1 tháng 5 đối với dầu WTI.
Dầu Brent đã ở trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật 2 trong số 3 phiên vừa qua.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA cho biết: “Việc phá vỡ mức cao gần đây có thể được coi là một bước tăng giá có thể tạo đà cho (dầu Brent) bứt phá trở lại trên 80 USD”. “Xu hwóng tăng vẫn còn động lực ở giai đoạn này,” ông nói thêm.
Hợp đồng dầu diesel của Mỹ kỳ hạn tương lai cũng kết thúc phiên ở mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 4.
USD giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng so với rổ các loại tiền tệ khác, một ngày sau khi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang báo hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt. Đồng USD yếu hơn làm cho dầu thô rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng khi sự bi quan về triển vọng kinh tế giảm mạnh và kỳ vọng doanh số bán hàng được cải thiện, nhưng thị trường lao động tiếp tục thắt chặt vẫn là điều tiếp tục gây lo ngại về lạm phát.
Các thị trường đang chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, công bố vào thứ Tư, để tìm manh mối về triển vọng lãi suất. Lãi suất cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 202, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nước đang phát triển kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung được công bố gần đây, bao gồm cả các nhà xuất khẩu hàng đầu là Saudi Arabia và Nga.
Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu năng lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng 23% vào cuối năm 2045.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng từ 99,9 triệu thùng/ngày (bpd) năm 2022 lên 101,1 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và 102,6 triệu thùng/ngày vào năm 2024, trong khi nhu cầu thế giới sẽ tăng từ 99,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 101,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và 102,8 triệu thùng/ngày vào năm 2024.
Điều đó so sánh với mức sản lượng dầu toàn cầu đạt kỷ lục 100,5 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và mức tiêu thụ kỷ lục 100,8 triệu thùng/ngày của năm 2019.
EIA cũng dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng từ 11,9 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 12,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và 12,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024, trong khi mức tiêu thụ dầu của Mỹ sẽ tăng từ 20,3 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 20,4 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và 20,8 triệu thùng/ngày vào năm 2022.
Điều đó so sánh với mức sản lượng dầu thô kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày của Mỹ trong năm 2019 và mức tiêu thụ kỷ lục 20,8 triệu thùng/ngày trong năm 2005.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng khi đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố - có thể cung cấp thêm tín hiệu về lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,4% lên 1.931,83 USD/ounce, là phiên tăng thứ ba liên tiếp. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,3% lên 1.937,10 USD.
Làm cho vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, chỉ số USD giảm 0,3% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 5. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp thuộc OANDA cho biết: "Nếu dữ liệu lạm phát ở mức thấp, điều đó sẽ tích cực đối với vàng và giá có thể lên tới 1.950 USD. Tôi nghĩ vàng sẽ khó phá vỡ mức dưới 1.900 USD".
"Việc tăng lãi suất sẽ không phá vỡ sự hỗ trợ của vàng, nhưng nó có thể gây tổn hại đến nền kinh tế. Vì vậy, có một số hỗ trợ cho vàng vì lý do này."
Mọi con mắt đang đổ dồn vào dữ liệu giá tiêu dùng của Mỹ công bố vào thứ Tư, dữ liệu này dự kiến sẽ cho thấy giá cả trong tháng 6 hạ nhiệt so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, các thị trường đang dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối tháng này sau khi báo cáo việc làm tuần trước chỉ ra một nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi.
Vàng được sử dụng như một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn về chính trị và tài chính, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không mang lại lợi suất.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 23,09 USD/ounce, bạch kim giảm 0,1% xuống 925,76 USD, trong khi palladium tăng 0,8% lên 1.249,94 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm tăng do đồng USD yếu đi, doanh số bán ô tô mạnh hơn ở Trung Quốc và sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với thị trường bất động sản, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu cập nhật về lạm phát của Mỹ - có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang kết thúc chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Hợp đồng nhôm kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 1,0% lên 2.167,5 USD/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 28 tháng 6 là 2.191 USD.
Đồng USD đã giảm sau khi chạm mức thấp nhất trong hai tháng so với rổ tiền tệ. Các kim loại được định giá bằng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác khi đồng USD yếu. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư.
Tại Trung Quốc, các khoản vay ngân hàng mới trong tháng 6 đã tăng nhiều hơn dự kiến và tổng tài chính xã hội, thước đo chính về mức tiêu thụ kim loại công nghiệp, vượt quá mong đợi.
Nhôm được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực vận tải, xây dựng và đóng gói. Giá kim loại này đã giảm 19% kể từ giữa tháng 1 khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19. Mặc dù hy vọng thúc đẩy tiêu dùng vẫn chưa thành hiện thực, nhưng Bắc Kinh đã mở rộng các chính sách nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, yếu tố hỗ trợ cho kim loại cơ bản.
Dữ liệu hàng ngày cho thấy lượng nhôm tồn kho tại các kho đăng ký với LME đã giảm xuống còn 531.725 tấn sau khi 2.350 tấn được xuất khỏi kho, chủ yếu từ Gwangyang của Hàn Quốc.
Về những kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sàn LME phiên này giảm 0,7% xuống 8.318 USD/tấn. Đồng bị ép giữa đường trung bình động 200 ngày và 50 ngày, với đường trung bình động 21 ngày, ở mức 8.412 USD. Giá kẽm tăng 0,3% lên 2.360,5 USD/tấn, chì giảm 0,2% xuống 2.058 USD, trong khi thiếc không đổi ở mức 27.945 USD và niken giảm 1,6% ở mức 20.670 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc mở rộng gói giải cứu cho lĩnh vực bất động sản của nước này, trong khi giá trên sàn Đại Liên ít có phản ứng hơn do lo ngại về biến động ngắn hạn và điều kiện thời tiết ấm áp.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 – hợp đồng giao dịch nhiều nhất - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên tăng 0,1% lên 807,0 nhân dân tệ (112,12 USD)/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 8 tăng 1,8% lên 105,5 USD/tấn, bù lại một phần mức giảm trước đó.
Hợp đồng thép cây và hợp đồng thép cuộn cán nóng trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải không thay đổi trong phiên này, thép dây tăng 2,1% và thép không gỉ tăng 1,3%.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai đã công bố kéo dài thời hạn cho gói giải cứu từ tháng 11/2023 năm nay đến cuối năm 2024, trong bối cảnh những chương trình hỗ trợ hiện tại cho lĩnh vực này chưa đạt tác động như kỳ vọng và thị trường mong đợi nhiều biện pháp kích thích sẽ sớm được tung ra. Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã tăng vào thứ Ba sau khi các chính sách này được gia hạn.
Nhiệt độ được dự báo sẽ đạt trên 40 độ C ở một số khu vực trên khắp Trung Quốc, Westpac cho biết trong một lưu ý riêng vào thứ Hai. Thời tiết nóng ở các vùng của Trung Quốc có thể dẫn đến hoạt động xây dựng chậm hơn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Ba khi các thương nhân chờ đợi báo cáo thu hoạch hàng tháng của chính phủ Mỹ, công bố vào thứ Tư, dự kiến sẽ dự báo một vụ mùa nhỏ hơn và nguồn cung thắt chặt hơn.
Giá lúa mì kỳ hạn tăng do cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cảng Odesa của Ukraine gây lo ngại về rủi ro chiến tranh đối với nguồn cung cấp từ Biển Đen, trong khi đánh giá vụ lúa mì vụ xuân của Mỹ giảm bất ngờ cho thấy triển vọng thu hoạch trái chiều.
Giá ngô tăng theo giá lúa mì và đậu tương, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi điều kiện cây trồng của Mỹ được cải thiện đáng kể và dự báo về nguồn cung dồi dào.
Trên Sàn thương mại Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 14-3/4 cent lên 13,60-1/4 USD/bushel, lúa mì giao tháng 9 tăng 14-1/4 cent lên 6,60-1/2 USD/bushel, và ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 2 US cent lên 5,01-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn giao dịch ICE tăng sau dữ liệu sản xuất của Brazil thấp hơn dự kiến và lo ngại về sản lượng ở Ấn Độ.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,09 cent, tương đương 0,4%, lên 23,53 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tháng vào cuối tháng Sáu. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8, đáo hạn vào thứ Sáu, tăng 13,70 USD, tương đương 2,1%, lên 678,70 USD/tấn.
Sản lượng đường ở miền trung nam của Brazil đã tăng 7,6% trong nửa cuối tháng 6 so với một năm trước đó lên 2,7 triệu tấn, tập đoàn công nghiệp UNICA cho biết hôm thứ Ba. Số liệu thấp hơn kỳ vọng của thị trường về sản lượng 2,88 triệu tấn, với mía ép cũng ít hơn kỳ vọng.
Những người trồng mía ở các bang sản xuất hàng đầu của Ấn Độ đang lo ngại lượng mưa ít trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của cây trồng có thể làm giảm sản lượng và giảm sản lượng đường trong vụ sắp tới.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 2,3 cent, tương đương 1,4%, xuống 1,5755 USD/lb, sau khi chạm mức thấp nhất mới trong vòng gần 6 tháng trước đó, là 1,5550 USD/lb. Cà phê robusta giao tháng 9 giảm 6 USD, tương đương 0,2%, xuống 2.570 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vụ thu hoạch cà phê tại Brazil tiếp tục đạt tiến triển tốt, nhưng giá giảm gần đây đã khiến doanh số bán cà phê chậm lại. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, đạt một triệu tấn trong nửa đầu năm 2023, giảm 3,1% so với một năm trước.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24 tháng 3 do nhu cầu của Trung Quốc yếu và đồng yên tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 của Sở giao dịch Osaka đóng cửa giảm 0,9 yên, tương đương 0,4%, xuống 204,2 yên (1,45 USD)/kg; cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 85 CNY xuống còn 12.340 CNY (1.714,77 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore tăng 0,4% lên 131,6 US cent/kg.
"Trung Quốc dường như đang trong quá trình Nhật Bản hóa", một thương nhân ở Singapore cho biết, đề cập đến xu hướng tốc độ tăng trưởng yếu liên tục bất chấp một lượng lớn hỗ trợ chính sách mà Nhật Bản đã trải qua lần đầu tiên vào những năm 1990.
Doanh số bán xe chở khách của Trung Quốc đã giảm trong tháng 6, do sự phục hồi kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến người tiêu dùng thận trọng hơn về chi tiêu mua vé lớn, dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA) cho thấy.
Giá xuất xưởng của Trung Quốc vào tháng 6 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 7 năm rưỡi và không đạt kỳ vọng, trong khi giá tiêu dùng không đổi do sự phục hồi chững lại sau COVID ảnh hưởng đến nhu cầu.
Đồng yên tăng mạnh qua 141 JPY/USD lần đầu tiên sau gần một tháng và kết thúc phiên ở mức 140,70 JPY. Đồng yên mạnh hơn khiến tài sản bằng đồng tiền này trở nên khó mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

74,99

+0,16

+0,21%

Dầu Brent

USD/thùng

79,62

+0,22

+0,28%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

69.300,00

-1.000,00

-1,42%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,74

+0,01

+0,18%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

263,63

+1,36

+0,52%

Dầu đốt

US cent/gallon

258,60

+0,23

+0,09%

Dầu khí

USD/tấn

761,25

+6,25

+0,83%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.942,20

+5,10

+0,26%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.684,00

-54,00

-0,62%

Bạc New York

USD/ounce

23,41

+0,13

+0,55%

Bạc TOCOM

JPY/g

105,20

-1,40

-1,31%

Bạch kim

USD/ounce

931,85

+3,00

+0,32%

Palađi

USD/ounce

1.258,11

+2,98

+0,24%

Đồng New York

US cent/lb

377,90

+1,30

+0,35%

Đồng LME

USD/tấn

8.322,50

-50,00

-0,60%

Nhôm LME

USD/tấn

2.168,50

+21,50

+1,00%

Kẽm LME

USD/tấn

2.356,00

+3,00

+0,13%

Thiếc LME

USD/tấn

27.956,00

+6,00

+0,02%

Ngô

US cent/bushel

505,50

+4,00

+0,80%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

661,00

+0,50

+0,08%

Lúa mạch

US cent/bushel

442,00

+2,25

+0,51%

Gạo thô

USD/cwt

14,77

-0,01

-0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

1.374,00

+13,75

+1,01%

Khô đậu tương

USD/tấn

401,70

+2,60

+0,65%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,45

+0,52

+0,87%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

788,70

+1,60

+0,20%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.332,00

-3,00

-0,09%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

157,55

-2,30

-1,44%

Đường thô

US cent/lb

23,53

+0,09

+0,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

267,35

-5,05

-1,85%

Bông

US cent/lb

82,40

+0,28

+0,34%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

130,80

-0,30

-0,23%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)