Trên thị trường năng lượng, giá dầu biến động nhẹ sau khi số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ chậm lại đáng kể, xoa dịu nỗi lo Fed tăng lãi suất.
Giá dầu Brent kỳ hạn tương lai lần đầu tiên kể từ tháng 5 vượt ngưỡng 80 USD/thùng, sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ thúc đẩy hy vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể giảm số lần tăng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dữ liệu của Mỹ cho thấy giá tiêu dùng tăng khiêm tốn trong tháng 6 và ghi nhận mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong hơn hai năm. Thị trường mong đợi một đợt tăng lãi suất nữa, nhưng các nhà kinh doanh dầu mỏ hy vọng sẽ chỉ có một lần tăng đó. Lãi suất cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
"Đây là con số (lạm phát) thấp nhất kể từ đại dịch... nhưng điều quan trọng cần lưu ý rằng đây vẫn chỉ là một tình huống nhất thời. Nhưng nhìn chung, các nhà giao dịch đang cổ vũ cho sự kiện này", Naeem Aslam, giám đốc đầu tư của Zaye Capital Markets, cho biết klhi mô tả các dữ liệu số lạm phát.
Giá dầu Brent kết thúc phiên tăng 71 cent, tương đương 0,9%, lên 80,11 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ tăng 92 cent, tương đương 1,2%, lên 75,75 USD/thùng.
Dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra rằng thị trường sẽ thắt chặt vào năm 2024.
IEA dự đoán thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nước đang phát triển kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu. Dự báo mới từ IEA dự kiến trong tuần này.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết: "Cán cân cung – cầu dầu trở nên chặt chẽ hơn khi nguồn cung giảm hoặc nhu cầu được điều chỉnh tăng. Nếu cả hai điều này xảy ra cùng lúc thì sự thay đổi có thể là một cơn địa chấn". "Rõ ràng, họ không lo lắng về suy thoái do lạm phát có khả năng làm giảm tiêu thụ dầu toàn cầu."
Nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Saudi Arabia, tuần trước đã cam kết gia hạn cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 8, trong khi Nga sẽ cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày.
Gây áp lực lên giá là báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ về dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 6 triệu thùng trong tuần vừa qua, lớn hơn nhiều so với dự kiến.
Phil Flynn, nhà phân tích thuộc Price Futures, cho biết tồn kho xăng hầu như không thay đổi ở mức 219,5 triệu thùng trong tuần nghỉ lễ thứ 4 của tháng 7, một tình huống "gần như chưa từng có". Các nhà phân tích đã kỳ vọng dự trữ xăng sẽ giảm mạnh khi các tài xế xuống đường để đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng hơn 1% sau khi các dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể giảm tốc độ của chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.957,32 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,3% lên 1.961,70 USD.
Trong 12 tháng tính đến tháng 6, giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 3,0%, so với ước tính của Reuters là 3,1%.
Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: “Vàng tăng thêm 10 USD do chỉ số CPI yếu hơn dự kiến với hy vọng rằng đợt tăng lãi suất tháng 7 có thể là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ”. “Nếu vàng có thể vượt qua đường trung bình động 50 ngày – là 1.960 USD - thì sẽ kích hoạt nhiều đặt cược tăng giá hơn nữa."
Đồng USD đã giảm 1% xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với các đồng tiền chính sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác. Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống 3,8770%.
Lạm phát đang chậm lại đủ nhanh để cho phép Fed ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Các thị trường nhận thấy 91% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối tháng này. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì những điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không mang lại lợi suất.
Đầu tuần này, một số quan chức ngân hàng trung ương Mỹ nói rằng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại của Fed sắp kết thúc.
Giá bạc giao ngay phiên này tăng 4,4% lên 24,11 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 19 tháng 6; bạch kim tăng 2,9% lên 950,98 USD và palladium tăng 2,4% lên 1.281,23 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đã tăng lên mức cao nhất 2 tuần rưỡi khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu lạm phát tháng 6 của Mỹ và dữ liệu tín dụng mạnh hơn từ nước tiêu dùng hàng đầu thế giới, Trung Quốc, nhưng nghi ngờ về triển vọng nhu cầu tăng đáng kể đã hạn chế đà tăng.
Kết thúc phiên này, đồng kỳ hạn 3 thàng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 2,2% lên 8.509 USD/tấn vào lúc đóng cửa, trước đó có thời điểm đạt 8.525 USD trước đó, mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 6.
Chỉ số Dollar index giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022 sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng Mỹ giảm trong tháng 6, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang có thể chỉ cần tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay. Đồng tiền của Mỹ giảm giá khiến các kim loại định giá bằng USD rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu. Mối quan hệ này được sử dụng bởi các quỹ tạo tín hiệu mua và bán bằng các mô hình số.
Một nhà kinh doanh kim loại cho biết: “Động lực đến sau khi thị trường New York mở cửa do những con số lạm phát thấp của Mỹ”. "Dữ liệu cho vay của Trung Quốc đã giúp hỗ trợ các kim loại cơ bản, nhưng có những nghi ngờ về nhu cầu của Trung Quốc."
Các khoản vay ngân hàng mới ở Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng nhiều hơn dự kiến. Cũng trong chương trình nghị sự tuần này là dữ liệu thương mại của Trung Quốc và thị trường nhà ở của nước này, lĩnh vực chiếm một lượng đáng kể nhu cầu kim loại công nghiệp.
Về các kim loại khác, giá nhôm tăng 3,3% lên 2.240 USD/tấn, kẽm tăng 3,1% lên 2.430 USD, chì tăng 1,8% lên 2.089 USD, thiếc tăng 3,9% lên 29.050 USD và niken tăng 5% lên 21.745 USD.
Giá quặng sắt tăng phiên thứ hai liên tiếp bởi hy vọng Trung Quốc sẽ bổ sung thêm các chương trình kích thích cho lĩnh vực bất động sản, mặc dù các nhà phân tích dự đoán giá sẽ giảm trong ngắn hạn.
Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất, kỳ hạn tháng 9, trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên tưang 2,6% lên 825,0 nhân dân tệ (114,69 USD)/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 8 tăng 3,1% ở mức 109,0 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,1%, thép cuộn cán nóng tăng 1%, thép dây tăng 1,5% và thép không gỉ tăng 0,1%.
Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết giá quặng sắt tăng khi các tờ báo tài chính của nhà nước Trung Quốc đưa tin về triển vọng sẽ có nhiều các chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, sau thông báo hôm thứ Hai về kế hoạch cứu trợ khoản vay cho các nhà phát triển trong lĩnh vực này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai đã gia hạn đến cuối năm 2024 một số chính sách trong gói giải cứu lẽ ra hết hạn vào tháng 11 để vực dậy lĩnh vực bất động sản, trong bối cảnh sự hỗ trợ hiện tại không đủ để kéo lĩnh vực này đi lên và thị trường mong đợi nhiều biện pháp kích thích sẽ sớm được tung ra. Tuy nhiên, doanh số bán nhà mới tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm, ngoại trừ Thượng Hải, ANZ Research cho biết.
Trung Quốc sẽ báo cáo lô dữ liệu thương mại tháng 6 đầu tiên vào thứ Năm, trong đó sẽ bao gồm nhập khẩu quặng sắt và xuất khẩu thép - được theo dõi chặt chẽ. MySteel cho biết mức tiêu thụ thép thô của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 27,8 triệu tấn, tương đương 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 459,8 triệu tấn trong nửa cuối năm nay.
Trên thị trường nông sản, giá ngô, đậu tương và lúa mì Mỹ kỳ hạn tương lai đều giảm, trong đó ngô thấp nhất kể từ đầu năm 2021 sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng của nước này lớn hơn dự kiến.
Trên Sàn giao dịch Chicago, hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 17 cent xuống 4,84-1/2 USD/bushel, sau khi có lúc giảm xuống còn 4,81-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021trên biểu đồ của hợp đồng ngô hoạt động mạnh nhất. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 33-1/4 cent xuống 13,27 USD/bushel, trong khi lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 27-1/2 cent xuống 6,33 USD/bushel.
Giá đường thô tăng lên mức cao nhất hai tuần, mặc dù thị trường vẫn bị mắc kẹt trong biên độ hẹp gần đây. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,38 cent, tương đương 1,6%, lên 23,91 cent/lb, trước đó đã đạt mức cao nhất kể từ ngày 26 tháng 6 ở mức 24,00/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 8, hết hạn vào thứ Sáu, tăng 8,40 USD, tương đương 1,2%, ở mức 687,10 USD/tấn.
Các đại lý cho biết sản lượng ở Brazil thấp hơn dự kiến đang giúp củng cố thị trường. Người ta cũng nói về các điều kiện thời tiết xấu đối với vụ mùa của Thái Lan.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 0,55 cent, tương đương 0,3%, xuống 1,57 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 36 USD, tương đương 1,4%, xuống 2.534 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vụ thu hoạch của Brazil, cũng như thời tiết thuận lợi cho việc phơi sấu và chuẩn bị hạt cà phê, tiếp tục gây áp lực lên giá. Citi cho biết trong một lưu ý rằng họ dự kiến doanh số bán cà phê hàng quý của công ty Mỹ Keurig sẽ giảm 4%.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản vững sau khi giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng trong phiên trước đó, do các nhà giao dịch cân nhắc tác động giữa kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn ở Trung Quốc so với đồng yên mạnh hơn.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 của sàn Osaka Exchange kết thúc không đổi ở mức 204,2 yên (1,46 USD)/kg; cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 60 CNY lên 12.380 CNY (1.721,6 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,4% xuống 131,3 US cent/kg.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai đã gia hạn đến cuối năm 2024 một số chính sách trong gói giải cứu để vực dậy lĩnh vực bất động sản cho, với sự hỗ trợ hiện tại cho lĩnh vực này không đạt được sức hút và thị trường mong đợi nhiều biện pháp kích thích sẽ sớm được tung ra.
Người tiêu dùng Nhật Bản cuối cùng cũng có thể rũ bỏ tư duy tiết kiệm hàng thập kỷ, chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng mà các nhà bán lẻ từng quá sợ tăng giá và mở đường cho ngân hàng trung ương chuẩn bị nới lỏng gói kích thích tiền tệ khổng lồ.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy lạm phát giá bán buôn của Nhật Bản trong tháng 6 đã chậm lại tháng thứ sáu liên tiếp do giá nhiên liệu và hàng hóa trượt dốc, một dấu hiệu cho thấy áp lực chi phí đẩy giá tiêu dùng tăng đang giảm dần.
Đồng yên Nhật tăng 0,71% lên 139,39 so với đồng USD, chạm mức cao nhất trong một tháng. Đồng yên mạnh lên khiến các tài sản bằng đồng tiền này trở nên khó mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

75,93

+0,18

+0,24%

Dầu Brent

USD/thùng

80,37

+0,26

+0,32%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

69.850,00

-150,00

-0,21%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,65

+0,02

+0,84%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

267,25

+0,55

+0,21%

Dầu đốt

US cent/gallon

260,92

+0,96

+0,37%

Dầu khí

USD/tấn

761,25

0,00

0,00%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.963,70

+2,00

+0,10%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.727,00

+38,00

+0,44%

Bạc New York

USD/ounce

24,42

+0,11

+0,45%

Bạc TOCOM

JPY/g

107,70

+2,30

+2,18%

Bạch kim

USD/ounce

957,70

+3,20

+0,34%

Palađi

USD/ounce

1.296,80

+10,79

+0,84%

Đồng New York

US cent/lb

385,30

0,00

0,00%

Đồng LME

USD/tấn

8.499,50

+177,00

+2,13%

Nhôm LME

USD/tấn

2.236,00

+67,50

+3,11%

Kẽm LME

USD/tấn

2.425,50

+69,50

+2,95%

Thiếc LME

USD/tấn

29.069,00

+1.113,00

+3,98%

Ngô

US cent/bushel

482,25

-1,50

-0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

626,00

-6,75

-1,07%

Lúa mạch

US cent/bushel

419,00

-0,25

-0,06%

Gạo thô

USD/cwt

14,89

+0,08

+0,54%

Đậu tương

US cent/bushel

1.337,00

+9,25

+0,70%

Khô đậu tương

USD/tấn

392,50

+2,10

+0,54%

Dầu đậu tương

US cent/lb

59,48

+0,12

+0,20%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

793,40

-4,10

-0,51%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.339,00

+7,00

+0,21%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

157,00

-0,55

-0,35%

Đường thô

US cent/lb

23,91

+0,38

+1,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

272,40

+5,05

+1,89%

Bông

US cent/lb

81,88

+0,23

+0,28%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

130,80

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)