Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD sau khi báo cáo của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã làm tăng lo ngại về nhu cầu dầu trong mùa Hè và các nhà giao dịch bán ra chốt lời sau khi mặt hàng này tăng lên mức cao của nhiều tháng trong phiên trước đó.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent giảm 1,24 USD hay 1,4% xuống 86,09 USD/thùng, là lần thứ hai trong tháng này giảm vào lúc đón cửa; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,1 USD hay 1,3% xuống 82,16 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu tham chiếu này đã tăng 2% trong phiên 12/4 lên mức cao nhất trong hơn một tháng do lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đã thúc đẩy hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng tăng lãi suất.
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 13/4, OPEC đã cảnh báo về những rủi ro nhu cầu dầu sụt giảm trong mùa Hè, đồng thời nhấn mạnh các kho dự trữ ngày càng tăng và những thách thức đối với tăng trưởng toàn cầu.
Báo cáo cũng nêu rõ những nguyên nhân việc OPEC bao gồm Nga và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ cắt giảm sản lượng bất ngờ vào đầu tháng này.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết dựa trên số liệu về dự trữ dầu tăng trong tuần này ở những quốc gia công bố số liệu dự trữ, có thể thấy thị trường đã không chuyển sang tình trạng thiếu hụt.
Mặc dù giảm trong ngày 13/4, quyết định của OPEC+ đã đẩy giá dầu Brent tăng gần 8% kể từ đầu tháng 4/2023 đến này và nó tiếp tục làm tăng kỳ vọng về khả năng thắt chặt thị trường dầu mỏ trong tương lai.
Đà giảm của giá dầu cũng được hạn chế do OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023. Các chỉ số kinh tế khác cũng hỗ trợ thêm thị trường.
Biến động của chỉ số đồng USD trong tháng 3/2023 đang thúc đẩy kỳ vọng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất. Đồng USD yếu hơn khiến dầu được giao dịch bằng đồng tiền này rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, qua đó làm tăng nhu cầu.
Nhà phân tích Robert Yawger của Mizuho cho biết nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3/2023 đã tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2020. Ông Yawger thêm rằng các dấu hiệu phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm hàng đầu, đã hỗ trợ thêm cho giá dầu.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng 22,5% so với một năm trước đó lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2020, dữ liệu cho thấy hôm thứ Năm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất của một năm trong phiên 13/4 trong bối cảnh nhiều số liệu kinh tế Mỹ yếu đã làm tăng khả năng về việc chu kỳ tăng lãi suất sẽ dừng lại, cùng với triển vọng suy thoái nhẹ cũng thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 2.042,50 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 3/2022 và chỉ thấp hơn 30 USD so với mức cao kỷ lục đạt được trong năm 2020; vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 1,5% lên 2055,3 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay trong phiên này cũng tăng 1,6% lên mức cao nhất của một năm là 25,88 USD/ounce; bạch kim tăng 3,7% lên 1.052,70 USD/ounce và palladium tăng 3,8% lên 1.515,95 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD đã giảm xuống sau số liệu cho thấy mức tăng giá sản xuất trong tháng 3/2023 đã giảm và số người xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên, cho thấy chương trình thắt chặt lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm qua đã gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Alexander Zumpfe, một nhà giao dịch kim loại quý thuộc Heraeus, cho biết những dữ liệu kinh tế này đã củng cố đánh giá của thị trường rằng chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, điều này khiến vàng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Thêm vào đó, giá tiêu dùng của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 3/2023 do chi phí xăng giảm, nhưng giá thuê cao liên tục khiến áp lực lạm phát cơ bản âm ỉ.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại của High Ridge Futures, cho biết việc Fed dừng chu kỳ tăng lãi suất là một điều tích cực đối với vàng, tuy nhiên lạm phát nhìn chung vẫn cao hơn mức Fed mong muốn.
Biên bản cuộc họp của Fed đưa ra ngày 12/4 chỉ ra rằng một số nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc việc tạm dừng tăng lãi suất và dự đoán rằng căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng gần đây sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Vàng, vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn, có xu hướng tăng trong thời kỳ kinh tế hoặc tài chính bất ổn, trong khi lãi suất thấp hơn cũng làm tăng sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời như vàng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 2 tuần bởi số liệu thương mại lạc quan từ Trung Quốc và đồng USD yếu sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ làm dấy lên hy vọng Fed sẽ dừng tăng lãi suất.
Chỉ số USD giảm xuống mức thấp nhất hai tháng sau khi số liệu kinh tế yếu của Mỹ được công bố. USD giảm khiến các hàng hóa tính theo USD trở nên rẻ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,5% lên 9.050 USD/tấn sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 30/3. Trong khi đó, giá nhôm tăng 2% lên 2.372 USD/tấn, kẽm tăng 2,1% lên 2.844,50 USD, niken tăng 0,5% lên 23.690 USD, thiếc tăng 1,3% lên 24.340 USD và chì tăng 0,8% lên 2.145,50 USD.
Các nhà đầu tư cũng hoan nghên dữ dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng vọt trong tháng 3, kết thúc chuỗi sụt giảm kéo dài 4 tháng và gây ngạc nhiên cho các nhà kinh tế - những người đã dự đoán sụt giảm 7%.
Dan Smith, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc Amalgamated Metal Trading, cho biết: “Dữ liệu của Trung Quốc bề ngoài có vẻ lạc quan theo nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn rất nhiều so với những gì mọi người nghĩ trước đây”. "Nhưng tôi nghĩ đợt phục hồi này sẽ diễn ra khá ngắn. Dữ liệu vĩ mô của Trung Quốc có vẻ tốt, nhưng lĩnh vực kim loại cơ bản thực tế chắc chắn có vẻ yếu."
Nhập khẩu đồng tháng 3 của Trung Quốc đã giảm 19% so với một năm trước đó, dữ liệu hải quan cho thấy hôm thứ Năm, do sản xuất trong nước tăng và giá toàn cầu cao hơn đã hạn chế lãi suất.
Giá quặng sắt giảm do thị trường kém lạc quan về nhu cầu thép tại Trung Quốc, ngay cả khi các nhà đầu tư đang theo dõi một cơn bão nhiệt đới mạnh có thể làm gián đoạn xuất khẩu từ nhà cung cấp Australia.
Giá thép tại Trung Quốc suy yếu cho thấy nhu cầu mờ nhạt mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng cao điểm. Nguy cơ suy thoái ngày càng tăng cũng làm mờ triển vọng xuất khẩu thép của Trung Quốc.
Kế hoạch chưa được xác nhận của Trung Quốc để hạn chế sản lượng thép thô hàng năm nhằm hạn chế đầu cơ giá cũng là một lực cản với thị trường này. Trung Quốc chuẩn bị công bố kế hoạch hạn chế sản lượng của các nhà sản xuất thép trong nước bằng với sản lượng năm 2022.
Kết thúc phiên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3,1% xuống 769 CNY (111,89 USD)/tấn; quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn Singapore giảm 2,3% xuống 115,55 USD/tấn. Tại Thượng Hải thép cây giảm khoảng 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/12/2022, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 1,9% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 3/2, thép không gỉ giảm 0,6%.
Cảng Hedland tại khu vực tây bắc Australia chuẩn bị ứng phó với cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trong một thập kỷ tại đây, khả năng làm gián đoạn nguồn cung và hỗ trợ giá quặng sắt.
Dự đoán nhu cầu thép trong nước mạnh hơn trong năm nay thúc đẩy Trung Quốc tăng cường nhập khẩu quặng sắt trong 3 tháng đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, lên mức cao kỷ lục trong quý 1.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc và đậu tương Mỹ quay đầu giảm do thời tiết được cải thiện và mặc dù Nga cho biết có khả năng sẽ không gia hạn thỏa thuận hành lang ngũ cốc thời chiến, các nhà phân tích cho biết.
Kết thúc phiên, giá ngô giảm một phần do nhu cầu xuất khẩu giảm mặc dù báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ về 327.000 tấn ngô được bán cho Trung Quốc.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương giảm 3-1/4 cent xuống 15,01 USD/bushel, sau khi có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 5 tháng 4, là 15,22-1/4 USD; giá ngô giảm 3-3/4 cent xuống 6,52-1/4 USD/giạ, sau khi chạm mức cao nhất trong một tuần trước đó. CBOT lúa mì Wv1 giảm 12-1/2 cent ở mức 6,67 USD/giạ.
USDA cho biết doanh số xuất khẩu lúa mì của Mỹ đạt 203.500 tấn, doanh số xuất khẩu ngô đạt 527.700 tấn và doanh số xuất khẩu đậu tương đạt 430.500 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 6/4.
Nông dân Brazil sẽ sản xuất kỷ lục 153,6 triệu tấn đậu tương trong mùa này, tăng 2,2 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 3 khi vụ thu hoạch sắp kết thúc tại quốc gia xuất khẩu hạt có dầu lớn nhất thế giới, theo báo cáo của cơ quan thống kê Conab.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 không đổi tại 24,04 US cent/lb. Hợp đồng này đạt cao nhất 11 năm tại 24,85 US cent trong phiên 12/4; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 3,7 USD hay 0,5% xuống 690,2 USD/tấn.
Giá tăng gần đây một phần do sản lượng niên vụ 2022/23 của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan thấp hơn dự kiến. Hiện tượng thời tiết El Nino có thể làm giảm sản lượng niên vụ 2023/24 tại Châu Á nơi thời tiết có thể khô hơn bình thường cũng như lo lắng về những cơn mưa tháng 4 ở Brazil có thể làm gián đoạn vụ thu hoạch.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên tăng 50 USD hay 2,1% lên 2.382 USD/tấn sau khi thiết lập mức cao nhất 11,5 năm tại 2.401 USD/tấn; cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 5,9 US cent hay 3,1% lên 1.944 USD/lb sau khi thiết lập mức cao nhất 6 tháng tại 1.981 USD/tấn.
Thị trường cà phê được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt tại nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Việt Nam, nơi người trồng gần như không còn gì để bán trong khi vẫn có nhu cầu.
Các đại lý cho biết cũng lo ngại rằng tình trạng khô hạn tại Việt Nam có thể làm giảm triển vọng niên vụ 2023/24.
Nông dân tại Tây Nguyên bán cà phê nhân xô ở mức 49.400 đồng tới 51.500 đồng/kg so với 48.800 đồng tới 51.000 đồng/kg một tuần trước. Cà phê robusta loại 2 xuất khẩu được chào bán ở mức cộng 40 – 50 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn , không đổi so với một tuần trước.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 ở mức 210.372 tấn tăng 5,2% so với tháng trước đó. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng này đạt 482 triệu tấn tăng 10,9% so với tháng 2.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản đảo chiều giảm sau khi tăng trong 2 phiên trước do lo ngại khả năng suy thoái của Mỹ.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka giảm 0,3 JPY, hay 0,2%, xuống 206,5 JPY (1,55 USD)/kg; cao su trên sàn Thượng Hải giảm 40 CNY xuống 11.680 CNY (1.699,4 USD)/tấn.
Biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy các quan chức dự báo rằng căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Bấp chấp những cảnh báo rộng rãi về rủi ro kinh tế, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ toàn cầu đang tập trung vào lạm phát và sự cần thiết tiếp tục nâng lãi suất để chế ngự lạm phát; cao su kỳ hạn tháng 5 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore tăng 0,1% lên 134,3 US cent/kg.
Hôm thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ nhẹ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2023 do lãi suất tăng làm giảm bớt hoạt động nhưng cảnh báo rằng khó khăn của lĩnh vực ngân hàng có thể làm giảm sản lượng xuống gần mức suy thoái.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

82,52

+0,36

+0,44%

Dầu Brent

USD/thùng

86,44

+0,35

+0,41%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

69.880,00

-580,00

-0,82%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,02

+0,01

+0,65%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

283,35

+0,18

+0,06%

Dầu đốt

US cent/gallon

267,66

+0,38

+0,14%

Dầu khí

USD/tấn

776,75

-5,50

-0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

2.059,40

+4,10

+0,20%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.685,00

+51,00

+0,59%

Bạc New York

USD/ounce

26,13

+0,21

+0,79%

Bạc TOCOM

JPY/g

107,80

+2,30

+2,18%

Bạch kim

USD/ounce

1.059,10

+6,84

+0,65%

Palađi

USD/ounce

1.515,43

+4,36

+0,29%

Đồng New York

US cent/lb

414,75

+2,35

+0,57%

Đồng LME

USD/tấn

9.058,50

+142,00

+1,59%

Nhôm LME

USD/tấn

2.367,00

+42,00

+1,81%

Kẽm LME

USD/tấn

2.837,00

+52,00

+1,87%

Thiếc LME

USD/tấn

24.442,00

+420,00

+1,75%

Ngô

US cent/bushel

625,50

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

675,00

-1,00

-0,15%

Lúa mạch

US cent/bushel

333,75

+1,50

+0,45%

Gạo thô

USD/cwt

17,49

-0,05

-0,31%

Đậu tương

US cent/bushel

1.475,75

+2,50

+0,17%

Khô đậu tương

USD/tấn

462,70

+1,80

+0,39%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,82

-0,01

-0,02%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

743,90

+2,60

+0,35%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.915,00

+49,00

+1,71%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

194,40

+5,90

+3,13%

Đường thô

US cent/lb

23,39

+0,05

+0,21%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

280,40

+2,30

+0,83%

Bông

US cent/lb

83,43

+0,24

+0,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

411,40

+23,90

+6,17%

Cao su TOCOM

JPY/kg

135,80

+1,20

+0,89%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)