Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau thông tin nguồn cung dầu tới Hungary qua đường ống Druzhba bị tạm thời dừng hoạt động do áp suất giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 0,72 USD lên 93,86 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,05 USD lên 86,92 USD/thùng.
Hãng thông tấn RIA (Nga) gày 15/11 cho biết Transneft, công ty vận hành đường ống dẫn dầu quốc doanh của Nga đã được Ukraine thông báo về sự cố gián đoạn đường ống.
Bên cạnh đó, giá dầu còn nhận được hỗ trợ khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lưu ý lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga từ ngày 5/12, đồng nghĩa với việc EU cần tìm cung thay thế cho 1,1 triệu thùng mỗi ngày.
IEA dự báo triển vọng kinh tế u ám sẽ khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm gần 1/4 triệu thùng trong quý 4/2022 so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng nhu cầu giảm xuống 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023 từ mức 2,1 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Phil Flynn, nhà phân tích của công ty môi giới đầu tư Price Futures Group ở Chicago (Mỹ), nhận định lưu ý của IEA là thông tin khả quan đối với giá dầu. Ngoài ra, số liệu cho thấy giá sản xuất tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong tháng Mười, cũng là nhân tố tích cực đối với thị trường dầu mỏ. Theo các chuyên gia, tín hiệu lạm phát bắt đầu giảm bớt này có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm chậm tốc độ tăng lãi suất.
Kết quả một thăm dò của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 300.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 11/11.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2022 lần thứ 5 kể từ tháng Tư, do những thách thức kinh tế gia tăng bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay tăng lên gần mức cao nhất trong 3 tháng vào đầu phiên vừa qua. Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay vẫn tăng 0,3% lên 1.776,64 USD/ounce; vàng giao sau giảm nhẹ 0,1 USD xuống 1.776,8 USD/ounce.
Một nhà phân tích cao cấp của OANDA cho biết số liệu lạm phát hạ nhiệt là tin tức tốt cho vàng, nhưng có vẻ chúng ta có một rào cản giá mạnh ở mức 1.800 USD.
Theo các chuyên gia, giá vàng trong phiên 15/11 vẫn chịu sức ép khi chỉ số đồng USD tăng cao hơn so với mức thấp nhất trong ba tháng.
Chủ tịch Fed tại Atlanta, Raphael Bostic cho biết ông thấy có rất ít bằng chứng cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ tích cực đang làm chậm lạm phát, dự đoán sẽ cần tăng lãi suất nhiều lần nữa để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% của Fed.
Số liệu trước đó cho thấy giá sản xuất tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong tháng Mười là tín hiệu lạm phát đang bắt đầu giảm bớt.
Edward Moya, nhà phân tích cao cấp của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), cho rằng số liệu trên là tin tốt cho vàng, song giá kim loại này vẫn khó vượt mốc 1.800 USD/ounce. 
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,8% xuống 21,56 USD/ounce, bạch kim giảm 0,4% xuống 1.013,25 USD và palladium tăng 2,9% lên 2.085,52 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do số ca nhiễm Covid-19 tăng và hoạt động sản xuất yếu tại Trung Quốc.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,2% xuống 8.356,5 USD/tấn sau khi đạt 8.600 USD trong phiên liền trước. Giá kim loại này đã tăng hơn 10% giá trị trong hai tuần đầu tháng 11 do dự đoán nới lỏng việc kiểm soát Covid của Trung Quốc và lãi suất của Mỹ tăng chậm lại dấy lên hy vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại sẽ cải thiện.
Nhưng trong khi số liệu giá sản xuất của Mỹ bổ sung thêm bằng chứng rằng lạm phát có thể đang hạ nhiệt, làm giảm sự cần thiết phải tăng lãi suất thì Trung Quốc nước tiêu thụ kim loại lớn nhất vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. JPMorgan cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống 2,9%.
Mặc dù phục hồi trong những tháng gần đây, giá đồng đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh 10.845 USD/tấn hồi tháng 3.
Một dấu hiệu nguồn cung được cải thiện, giá đồng giao ngay trên sàn LME chuyển thành thấp hơn hợp đồng giao sau 3 tháng 27,5 USD từ cao hơn 100 USD trong tháng 9 và tháng 10.
Cũng hỗ trợ giá kim loại là các thị trường chứng khoán tăng và USD tiếp tục sụt giảm.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME giảm 0,7% xuống 2.435 USD/tấn, kẽm giảm 0,9% xuống 3.102,50 USD, niken tăng 4,3% lên 30.065 USD, chì tăng 0,7% lên 2.205,50 USD và thiếc tăng 6% lên 23.355 USD.
Các kim loại đen trên sàn giao dịch Thượng Hải và các nguyên liệu sản xuất thép khác trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng tăng, ngay cả sau khi số liệu cho thấy đầu tư bất động sản tại Trung Quốc tháng 10 giảm với tốc độ nhanh nhất trong 32 tháng. Một số chỉ số khác cũng chỉ ra nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang vật lộn hạn chế Covid-19 và lĩnh vực bất động sản suy giảm. Nhưng trong khi xu hướng giảm tiếp tục, thị trường bất động sản của Trung Quốc đã cho thấy một số thay đổi tích cực, theo phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia.
Giá quặng sắt tăng do động thái nới lỏng một số hạn chế về Covid-19 và việc hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã dấy lên hy vọng phục hồi nhu cầu. Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 đóng cửa tăng 0,1% lên 719 CNY (102,08 USD)/tấn. Trước đó trong phiên này giá đã tăng lên 727 CNY, không xa mức đỉnh 5 tuần tại 735,5 CNY đã chạm tới trong phiên liền trước.
Tại Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 12 tăng 1,5% lên 94,9 USD/tấn.
Sau đợt sụt giảm trong tháng 10 trong bối cảnh lo lắng về triển vọng nhu cầu, quặng sắt Đại Liên đã phục hồi 17% trong tháng này, nhưng đã mất 18% từ mức đỉnh của năm đạt tới trong tháng 6.
Giá thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,9%, thép cuộn cán nóng tăng 1%, và thép không gỉ tăng 0,3%.
Sản lượng thép của Trung Quốc trong tháng 10 giảm 8,3% so với tháng liền trước do những hạn chế về Covid và sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản ảnh hưởng tới nhu cầu.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc của Mỹ tăng do các báo cáo rằng tên lửa của Nga đã bay vào Ba Lan làm gia tăng mối lo ngại về căng thẳng chính trị leo thang.
Giá lúa mì Mỹ giao dịch trên sàn giao dịch Chicago (CBOT) kết thúc phiên tăng 9-3/4 US cent lên 8,28-1/4 USD/bushel; ngô tăng 9-1/2 US cent lên 6,66-3/4 USD/bushel; đậu tương cũng tăng với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 tăng 16-3/4 US cent lên 14,57-1/4 USD/bushel.
Các nhà kinh doanh ngũ cốc cho biết họ đang chờ Nga đưa ra tuyên bố về báo cáo tên lửa bắn vào Ba Lan, một quốc gia thuộc NATO, điều đó có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa tăng 0,46 US cent hay 2,3% lên 20,29 US cent/lb sau khi đạt 20,32 US cent, giá cao nhất kể từ giữa tháng 4; đường trắng kỳ hạn tháng 12, đáo hạn trong phiên này tăng 10,7 USD hay 1,9% lên 579,2 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường đang mua vào quá nhiều về mặt kỹ thuật do đó việc điều chỉnh nhẹ đã xảy ra. Các nhà máy đường Ấn Độ đang đàm phán lại và phá vỡ các hợp đồng cung cấp 400.000 tấn đường cho khách hàng nước ngoài khi giá tăng vọt sau khi chính phủ cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu của năm nay.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa giảm 4,4% xuống 1,5950 USD/lb, giá đã xuống mức thấp nhất trong hơn 15 tháng tại 1,5755 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 1,2% xuống 1.802 USD/tấn.
Dự trữ cà phê được chứng nhận bởi sàn ICE tăng lên 468.291 bao tính tới ngày 14/11, tăng tiếp từ mức thấp nhất 23 năm tại 382.695 bao thiết lập trong ngày 3/11. Có 541.030 bao tại Antwerp đang chờ phân loại, vượt quá tổng số tồn kho được chứng nhận.
Dự kiến cà phê mới của Brazil sẽ tới sàn giao dịch vào cuối tháng này, có thể tiếp tục gây áp lực lên giá, mặc dù các nhà rang xay muốn mua ở mức giá này.
Giá cao su Nhật Bản tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được hỗ trợ bởi thị trường Thượng Hải đi lên và chứng khoán trong nước tăng khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về Covid-19.
Hợp đồng cao su giao tháng 4/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2,6 JPY hay 1,2% lên 220,1 JPY (1,57 USD)/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2023 tăng 40 CNY lên 12.650 CNY (1.796 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Singapore tăng 0,5% lên 130,7 US cent/kg.
Sản xuất của nhà máy Trung Quốc tăng chậm hơn dự kiến và doanh số bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 10, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà khi phải vật lộn với việc hạn chế Covid-19 kéo dài và suy thoái bất động sản.
Kinh tế Nhật Bản quý 3 bất ngờ giảm lần đầu tiên trong một năm do nguy cơ suy thoái toàn cầu, một đồng JPY yếu và chi phí nhập khẩu tăng mạnh.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

86,72

-0,20

-0,23%

Dầu Brent

USD/thùng

93,64

-0,22

-0,23%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

72.050,00

+940,00

+1,32%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

6,13

+0,09

+1,56%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

251,34

-0,27

-0,11%

Dầu đốt

US cent/gallon

363,67

-0,46

-0,13%

Dầu khí

USD/tấn

995,75

+5,50

+0,56%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.778,00

+1,20

+0,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.961,00

-3,00

-0,04%

Bạc New York

USD/ounce

21,60

+0,08

+0,36%

Bạc TOCOM

JPY/g

94,80

-1,70

-1,76%

Bạch kim

USD/ounce

1.017,04

-1,36

-0,13%

Palađi

USD/ounce

2.102,10

-4,11

-0,20%

Đồng New York

US cent/lb

380,50

-1,45

-0,38%

Đồng LME

USD/tấn

8.376,50

+1,50

+0,02%

Nhôm LME

USD/tấn

2.435,00

-17,50

-0,71%

Kẽm LME

USD/tấn

3.111,50

-20,00

-0,64%

Thiếc LME

USD/tấn

23.386,00

+1.357,00

+6,16%

Ngô

US cent/bushel

664,75

-4,50

-0,67%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

839,75

-8,25

-0,97%

Lúa mạch

US cent/bushel

397,00

-1,00

-0,25%

Gạo thô

USD/cwt

17,78

-0,17

-0,97%

Đậu tương

US cent/bushel

1.448,00

-9,25

-0,63%

Khô đậu tương

USD/tấn

404,30

-2,70

-0,66%

Dầu đậu tương

US cent/lb

74,33

-0,34

-0,46%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

885,00

+0,40

+0,05%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.498,00

0,00

0,00%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

159,50

-7,40

-4,43%

Đường thô

US cent/lb

20,29

+0,46

+2,32%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

198,00

+3,05

+1,56%

Bông

US cent/lb

86,97

+3,35

+4,01%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

430,60

+15,40

+3,71%

Cao su TOCOM

JPY/kg

129,90

-1,50

-1,14%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)