Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 2 USD do sự lạc quan về nhu cầu dầu cũng như về các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ lấn át những lo lắng về nguồn cung dồi dào.
Kết thúc phiên, dầu thô Brent tăng 2,05 USD, tương đương 2,7%, lên 76,96 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,97 USD, hay 2,8%, lên 72,83 USD.
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Asssociates ở Galena, Illinois, cho biết: "Giao dịch dầu mỏ mạnh mẽ ngày hôm nay là do kỳ vọng về một thỏa thuận trần nợ, có khả năng xảy ra vào cuối tuần này, điều này dường như sẽ dỡ bỏ gánh nặng tiêu cực đối với hầu hết các loại tài sản, bao gồm cả dầu mỏ".
Tổng thống Joe Biden và nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa Mỹ Kevin McCarthy hôm thứ Tư đã nhấn mạnh quyết tâm sớm đạt được thỏa thuận nhằm nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ liên bang và tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc về kinh tế.
Sau một cuộc đình trệ kéo dài nhiều tháng, tổng thống đảng Dân chủ và người phát ngôn của Hạ viện hôm thứ Ba đã đồng ý đàm phán trực tiếp. Một thỏa thuận cần phải đạt được và được cả hai viện của Quốc hội thông qua trước khi chính phủ liên bang hết tiền để thanh toán các hóa đơn của mình, ngay sau ngày 1 tháng Sáu.
Tuy nhiên, sự lạc quan bị kiềm chế bởi tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 12 tháng 5, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng, trái với dự đoán của các nhà phân tích trong cuộc khảo sát do Reuters thực hiện là giảm 900.000 thùng.
Tồn kho dầu thô tăng thêm làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng của Mỹ sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ tăng 0,4% trong tháng 4, thấp hơn so với ước tính tăng 0,8%.
Tuy nhiên, dự trữ xăng của Mỹ giảm 1,4 triệu thùng do sản phẩm xăng được cung cấp trong 4 tuần - đại diện cho nhu cầu - tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2021.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế hôm thứ Ba dự đoán nhu cầu sẽ vượt nguồn cung 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong nửa cuối năm nay, với Trung Quốc chiếm 60% tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2023.
Tại Trung Quốc, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 4 thấp hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế mất đà vào đầu quý hai.
Vandana Hari, người sáng lập công ty cung cấp phân tích thị trường dầu mỏ Vanda Insights, cho biết các thị trường đang ở "chế độ chờ và theo dõi" kết quả của các cuộc đàm phán trần nợ.
"Một loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc cho tháng 4 được công bố vào thứ Ba đã xác nhận sự phục hồi chậm chạp và chắp vá ở nước này và tiếp tục đè nặng lên tâm lý thị trường dầu mỏ."
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khi đồng USD tăng sau những bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ủng hộ việc tiếp tục thắt chặt chính sách, làm dấy lên nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.981,39 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 27 tháng 4. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 giảm 0,4% ở mức 1.984,90 USD.
Về những kim loại quý khác, giá bạc gần như không đổi ở mức 23,74 USD/ounce, bạch kim tăng 1,1% lên 1.068,74 USD trong khi palladium giảm 0,9% xuống 1.488,23 USD
Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp của Kitco Metals, cho biết đồng USD tăng vọt, một phần do các quan chức Fed nói chung " nói chung có khuynh hướng ủng hộ thắt chặt", đang đè nặng lên thị trường kim loại.
Ông cho biết việc Mỹ vỡ nợ có thể giúp vàng tăng giá, nhưng hầu hết thị trường dường như không đồng ý với điều này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy nhấn mạnh quyết tâm sớm đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công.
Chỉ số USD đạt mức cao nhất trong bảy tuần, làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng thỏi, một nơi được coi là trú ẩn an toàn.
Nhấn mạnh quyết tâm kiềm chế lạm phát của Fed, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee hôm thứ Ba cho biết "còn quá sớm để nói về việc cắt giảm lãi suất", trong khi Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết lãi suất vẫn chưa ở mức có thể giữ ổn định.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters cho rằng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định trong năm nay. Lãi suất cao làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không có lợi suất.
Các nhà giao dịch định giá khoảng 67% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp tháng 6, với việc cắt giảm vẫn được dự kiến vào cuối nửa cuối năm nay.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Chúng tôi vẫn tìm kiếm mức giá cao hơn trong 12 tháng tới, với dự kiến vàng sẽ đạt 2.200 USD/oz, nhưng đợt tăng giá tiếp theo có thể xảy ra khi chính sách của Fed chuyển sang ôn hòa hơn”.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng chạm mức thấp nhất 5,5 tháng do chịu áp lực từ triển vọng nhu cầu yếu đi ở nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc, hàng tồn kho tăng cao tại các kho được Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) phê duyệt và đồng USD mạnh lên.
Các thương nhân cho biết việc chốt lãi trên các vị thế bán khống – đặt cược vào giá thấp hơn – sau đó đã giúp giá đồng phục hồi vào cuối phiên.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng 2,1% lên 8.291 USD/tấn vào cuối phiên. Giá của kim loại công nghiệp được sử dụng làm thước đo sức khỏe nền kinh tế này trước đó có thời điểm chạm 8.088,50 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 30/11.
Đối với những kim loại cơ bản khác, giá nhôm kỳ hạn 3 tháng tăng 1,7% lên 2.298 USD; kẽm tăng 1,4% lên 2.526 USD, chì tăng 0,4% lên 2.054 USD, thiếc tăng 1,2% lên 24.815 USD và niken tăng 1,1% lên 21.345 USD.
Robert Montefusco, một nhà môi giới của Sucden Financial, cho biết: “Có một số trường hợp bán khống đang diễn ra, nhưng bức tranh nhu cầu vẫn còn yếu”, đồng thời cho biết thêm rằng các kim loại cơ bản đang phản ứng với các yếu tố vĩ mô như lãi suất của Mỹ và đồng USD.
Dữ liệu mới nhất củng cố khả năng nhu cầu yếu kém đối với kim loại cơ bản là sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, tăng 5,6% trong tháng 4 so với một năm trước đó, cao hơn mức tăng 3,9% của tháng 3 nhưng thấp hơn nhiều so với mức dự đoán là 10,9%.
Dự trữ đồng tại các kho của sàn LME, ở mức 86.625 tấn, đã tăng 70% trong bốn tuần qua lên mức cao nhất kể từ tháng Giêng.
Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ và nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn, và các nhà giao dịch cắt giảm đặt cược vào việc Fed sắp giảm lãi suất, đã thúc đẩy đồng USD mạnh lên, khiến các kim loại được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó sẽ làm giảm nhu cầu.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên thị trường châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tuần, kéo dài chuỗi tăng ngày thứ ba liên tiếp với hy vọng nhu cầu cải thiện sau khi một số nhà máy tiếp tục sản xuất.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên tăng 2,96% lên 747,5 nhân dân tệ (108,14 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 20/4. Quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 2,53% lên 107,7 USD/tấn, cũng là mức cao nhất kể từ ngày 20 tháng 4.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,45% lên 3.715 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 1,21% và thép dây tăng 1,66%. Giá thép không gỉ giảm 0,03%.
Một số nhà máy sẽ khởi động lại hoạt động khi tỷ suất lợi nhuận được cải thiện và họ sẽ bổ sung nguyên liệu thô, bao gồm quặng sắt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, một nhà phân tích thị trường kim loại màu có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết.
Dữ liệu mờ nhạt từ Trung Quốc làm dấy lên hy vọng rằng nước này sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn nữa, điều sẽ hỗ trợ thêm cho thị trường quặng sắt.
Các khoản đầu tư từ tháng 1 đến tháng 4 vào lĩnh vực bất động sản, khu vực tiêu thụ thép lớn nhất ở Trung Quốc, đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 5,8% trong ba tháng đầu năm 2023, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS).
Đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong bốn tháng đầu năm tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 8,8% trong ba tháng đầu năm.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng do thông tin Trung Quốc hủy mua ngô của Mỹ và do thời tiết đầu vụ thuận lợi đã củng cố dự báo cho vụ thu hoạch bội thu của Mỹ trong năm nay.
Giá lúa mì kỳ hạn tương lai giảm 3,4% sau khi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, được gia hạn thêm hai tháng. Giá đậu tương kỳ hạn cũng chạm mức thấp nhất trong nhiều tháng.
Trên sàn thương mại Chicago ngô (CBOT), giá ngô kỳ hạn tháng 7 giảm 19-3/4 cent xuống 5,61-1/2 USD/bushek sau khi giảm xuống 5,54-1/4 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021 đối với hợp đồng hoạt động mạnh. Giá ngô vụ mơií – kỳ hạn tháng 12, đại diện cho vụ thu hoạch năm 2023, kết thúc ở mức 4,99 US/bushel, giảm xuống dưới mức hỗ trợ tâm lý ở mức 5 USD.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7 giảm 22 US cent xuống còn 6,25-1/2 USD/bushel sau khi chạm mức 6,16 USD, thấp nhất kể từ ngày 3 tháng 5; và đậu tương giao tháng 7 giảm 27 US cent xuống 13,37 USD/bushel sau khi giảm xuống 13,32-3/4 USD, thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2022 đối với hợp đồng đậu tương kỳ hạn tham chiếu.
Giá ngô kỳ hạn giảm sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết các nhà xuất khẩu tư nhân hủy mua 272.000 tấn ngô vụ cũ của Mỹ dành cho Trung Quốc, đây là lần hủy mua thứ tư trong tháng trước. Trong khi đó, vụ ngô và đậu tương năm 2023 của Mỹ đang có một khởi đầu thuận lợi, với tốc độ gieo trồng nhanh hơn mức trung bình và thời tiết chủ yếu là tốt cho thấy nguồn cung tăng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,16 cent, tương đương 0,6%, xuống 25,91 cent/lb, giảm khỏi mức cao nhất 11 năm đạt tới vào tháng trước. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 3,30 USD, tương đương 0,5%, xuống 711,70 USD/tấn.
Các đại lý cho biết nguồn cung đường vẫn eo hẹp nhưng ngược lại, giá không có lý do gì để tăng cao hơn do các quỹ không muốn tăng vị thế mua ròng của họ.
Họ lưu ý rằng tác động của El Nino đối với gió mùa của Ấn Độ có thể bị hạn chế trong năm nay do hiện tượng thời tiết chỉ mới phát triển.
Ấn Độ, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, đã dự báo lượng mưa bình thường vào năm 2023. Trong khi đó tại Brazil, việc thay đổi giá nhiên liệu dự kiến sẽ làm tăng chênh lệch giá giữa ethanol và đường.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn trên sàn ICE đạt mức cao nhất 12 năm trong ngày thứ ba liên tiếp do người trồng cà phê ở Việt Nam, Brazil và Indonesia, ba nhà sản xuất lớn nhất thế giới, chần chừ bán hàng ra.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 71 USD, tương đương 2,8%, lên 2.582 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 6 năm 2011 là 2.588 USD. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 0,75 cent, tương đương 0,4%, xuống 1,8605 USD/lb.
Brazil's Cepea/Esalq, một trung tâm nghiên cứu của Đại học Sao Paulo, cho biết những khó khăn trong việc chốt giao dịch tại thị trường địa phương là do "hầu hết nông dân đã có tiền trong tay và do đó, đang giữ các lô hàng của họ."
Các nhà kinh doanh cà phê Robusta đang đặt hy vọng vào một vụ mùa bội thu và tăng xuất khẩu từ Brazil, mặc dù tiến độ thu hoạch hiện tại của nước này đang chậm lại.
Tại Việt Nam, nông dân hầu như không còn hàng để bán trong khi các thương nhân địa phương ở Indonesia dự kiến sản lượng trong vụ thu hoạch mới (từ tháng 5 đến tháng 7) sẽ giảm 20%-30%.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng vào thứ Tư, phục hồi trở lại sau khi giảm ở phiên trước đó, do đồng nội tệ yếu đi khiến các tài sản tính bằng đồng yên trở nên hợp lý hơn khi mua bằng các tiền tệ khác.
Hợp đồng cao su giao tháng 10 của Sở giao dịch Osaka kết thúc tăng 1,6 yên, tương đương 0,8%, lên 212,0 yên (1,57 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 25 CNY xuống còn 12.255 CNY (1.772,98 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange được giao dịch lần cuối ở mức 136,5 US cent/kg, giảm 0,3%.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản đóng cửa cao hơn 0,84%, lần đầu tiên đạt mức 30.000 kể từ năm 2021. Đồng yên Nhật suy yếu 0,32% so với đồng USD xuống 136,82 JPY.
Sự ổn định tương đối của Nhật Bản so với Mỹ đã giúp nâng giá cao su, mặc dù nhu cầu được dự báo vẫn yếu trong quý 2-3, một thương nhân ở Singapore cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều người đang tìm kiếm các chỉ báo tăng giá để mua cao su ở mức giá thấp.
Dữ liệu tuần này cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 4 của Trung Quốc thấp hơn dự báo, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý đầu tiên.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

72,70

-0,13

-0,18%

Dầu Brent

USD/thùng

76,96

+2,05

+2,74%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

62.220,00

-90,00

-0,14%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,36

-0,01

-0,25%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

256,97

+0,05

+0,02%

Dầu đốt

US cent/gallon

242,21

-0,05

-0,02%

Dầu khí

USD/tấn

694,00

+14,00

+2,06%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.986,00

+1,10

+0,06%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.754,00

+19,00

+0,22%

Bạc New York

USD/ounce

23,93

+0,03

+0,14%

Bạc TOCOM

JPY/g

105,00

+0,60

+0,57%

Bạch kim

USD/ounce

1.075,02

+1,03

+0,10%

Palađi

USD/ounce

1.488,54

+0,98

+0,07%

Đồng New York

US cent/lb

374,75

-0,70

-0,19%

Đồng LME

USD/tấn

8.302,00

+180,50

+2,22%

Nhôm LME

USD/tấn

2.296,50

+37,00

+1,64%

Kẽm LME

USD/tấn

2.524,00

+32,00

+1,28%

Thiếc LME

USD/tấn

24.802,00

+278,00

+1,13%

Ngô

US cent/bushel

561,50

-19,75

-3,40%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

625,50

-22,00

-3,40%

Lúa mạch

US cent/bushel

343,00

-2,00

-0,58%

Gạo thô

USD/cwt

15,33

+0,16

+1,02%

Đậu tương

US cent/bushel

1.337,00

-27,00

-1,98%

Khô đậu tương

USD/tấn

425,30

-1,60

-0,37%

Dầu đậu tương

US cent/lb

46,41

-1,04

-2,19%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

714,10

-15,10

-2,07%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.000,00

+5,00

+0,17%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

186,05

-0,75

-0,40%

Đường thô

US cent/lb

25,91

-0,16

-0,61%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

251,95

-3,15

-1,23%

Bông

US cent/lb

86,94

+3,56

+4,27%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

135,90

-0,10

-0,07%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)