Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 3% sau các dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực và tiêu thụ nhiên liệu tại nước này tăng mạnh, làm giảm bớt lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại tại các nước khác - có thể khiến nhu cầu nhiên liệu suy giảm.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 2,94 USD, tương đương 3,1%, lên 96,59 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,39 USD, tương đương 2,7%, lên 90,5 USD/thùng.
Trong phiên liền trước, giá dầu đã tăng hơn 1%, mặc dù có lúc dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022 do các dấu hiệu suy thoái tại một số nước.
Edward Moya, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc công ty tư vấn OANDA (Mỹ), cho biết: “Giá dầu tăng sau một loạt dữ liệu kinh tế ấn tượng của Mỹ, qua đó thúc đẩy sự lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu thô được cải thiện”. Theo đó, số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần kết thúc ngày 12/8 và dữ liệu của giai đoạn trước đó được điều chỉnh giảm mạnh, cho thấy các điều kiện của thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định mặc dù động lực đã phần nào chậm lại do lãi suất tăng cao hơn.
Tổng Thư ký mới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Haitham Al Ghais, cho rằng các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và việc đầu tư vào lĩnh vực dầu khí không đủ là nguyên nhân dẫn đến giá năng lượng tăng cao, chứ không phải OPEC. Tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Chín tới, ông Al Ghais cho biết OPEC+, bao gồm các nước đồng minh của OPEC như Nga, có thể cắt giảm sản lượng nếu cần thiết.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 7,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 12/8/2022, mạnh hơn nhiều so với dự báo giảm 275.000 thùng, do sản lượng dầu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 5 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, các lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu dầu của Nga có thể làm khan hiếm đáng kể nguồn cung dầu và đẩy giá dầu tăng vọt trong những tháng tới. "Các lệnh cấm vận của EU sẽ buộc Nga phải đóng cửa sản lượng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm, tăng lên 2 triệu thùng/ngày vào năm 2023", công ty tư vấn BCA cho biết.
Tuy nhiên, Nga dự báo sản lượng và xuất khẩu dầu của nước này sẽ tăng cho đến cuối năm 2025, với doanh thu từ xuất khẩu năng lượng sẽ tăng 38% trong năm nay, một phần do xuất khẩu tăng.
Mặt khác, đà tăng của giá dầu trong phiên vừa qua diễn ra bất chấp khả năng gia tăng nguồn cung từ Iran và những lo ngại rằng nhu cầu có thể giảm nếu Trung Quốc áp đặt thêm các biện pháp phong toả để ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế chậm lại khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Thị trường đang chờ đợi những diễn biến từ các cuộc đàm phán khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015 với các cường quốc thế giới, điều này có thể dẫn đến xuất khẩu dầu của Iran tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD mạnh lên, song đà giảm được hạn chế bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, trong khi các nhà đầu tư tìm kiếm thêm các tín hiệu kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc tăng lãi suất.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.758,42 USD/ounce, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 3/8/2022, là 1.759,17 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York giảm 0,3% xuống 1.771,2 USD/ounce.
Phiên này, đồng USD đã chạm mức cao nhất trong ba tuần qua, từ đó khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Tuy nhiên, chiến lược gia về hàng hóa của công ty chứng khoán TD Securities (Mỹ), ông Daniel Ghali, cho biết giá vàng vẫn được nâng đỡ phần nào với sự suy giảm trong lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ.
Giới đầu tư tiếp tục xem xét biên bản cuộc họp tháng Bảy của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa được công bố. Biên bản này cho thấy sẽ có thêm nhiều đợt nâng lãi suất nữa, nhưng đồng thời cũng phát đi tín hiệu rằng các quan chức Fed đã bắt đầu thừa nhận rằng họ có nguy cơ đang đi quá xa và kìm hãm hoạt động kinh tế.
Nhưng theo ông Ghali, Fed có thể đẩy lùi quan điểm rằng chu kỳ tăng lãi suất có thể sắp kết thúc tại Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole sắp tới, vì “còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát”. Bà Mary Daly, Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco, cho biết mức tăng lãi suất 50 hoặc 74 điểm cơ bản vào tháng Chín tới sẽ là “hợp lý”.
Ông Carsten Menke, Người đứng đầu công ty nghiên cứu Next Generation Research (Mỹ) cho rằng giả sử Fed có thể chống lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái, nhu cầu với các loại tài sản trú ẩn an toàn như vàng sẽ giảm xuống hơn nữa, từ đó đẩy giá vàng giảm dần trong trung hạn đến dài hạn.
Về kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,7% xuống 19,513 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 1,2% xuống 912,88 USD/ounce; palladium tăng 0,4% lên 2.150,02 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng phiên đầu tiên trong tuần do kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh, làm lu mờ lo ngại về tốc độ tăng lãi suất và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm và đồng USD tăng mạnh, sau khi các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu cho biết áp lực lạm phát vẫn chưa giảm bớt và cho thấy lãi suất sẽ tiếp tục tăng.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,2% lên 8.015,5 USD/tấn. Giá đồng đã giảm từ mức cao kỷ lục 10.845 USD/tấn trong tháng 3/2022 và chạm mức thấp 6.955 USD/tấn trong tháng 7/2022.
Ngân hàng trung ương của Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, đang nới lỏng chính sách tiền tệ, tồn trữ đồng ở mức thấp và nhu cầu tăng, đã đẩy giá đồng tăng.
Các nhà phân tích tại ANZ cho biết chi tiêu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tăng lên và hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản sẽ giúp ích cho kim loại nhưng "đà tăng có vẻ hạn chế".
Một nhà máy luyện nhôm và kẽm ở châu Âu tuần này tuyên bố đóng cửa đã được công bố trong tuần này do giá năng lượng cao ngất ngưởng.
Đối với kẽm, các nhà phân tích tại Citi dự báo thâm hụt trên thị trường khoảng 14 triệu tấn/năm, là 197.000 tấn trong năm nay và 190.000 tấn vào năm 2023 và cho biết giá sẽ đạt 3.800 USD trong vòng ba tháng.
Giá kẽm trên sàn LME giảm giảm 1,2% xuống 3.470 USD/tấn. Giá nhôm phiên này giảm 0,3% xuống 2,404 USD/tấn.
Sản lượng nhôm của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục, giúp nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá nickel phiên này giảm 0,4% xuống 21.795 USD/tấn, chì giảm 2% xuống 2.074 USD và thiếc tăng 0,2% ở 24.700 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, trong khi giá quặng sắt trên sàn Singapore biến động mạnh, chịu áp lực bởi lo ngại nhu cầu thép giảm và nguồn cung tại Trung Quốc tăng.
Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 4,3% xuống 676,5 CNY (99,6 USD/tấn) – thấp nhất kể từ ngày 27/7/2022; quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Singapore tăng 1,4% lên 103,05 USD/tấn, sau khi giảm 0,4% trong đầu phiên giao dịch.
Giá quặng sắt 62% Fe nhập khẩu vào Trung Quốc, kỳ hạn giao ngay, ở mức 105 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 25/7/2022, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,6%, thép cuộn cán nóng giảm 1% và thép không gỉ giảm 3,4%.
Các nhà phân tích của Huatai cho biết lượng thép phế liệu tăng lên cũng làm giảm nhu cầu quặng sắt, trong khi tồn kho quặng sắt ở các cảng ở Trung Quốc ở mức cao nhất trong ba tháng đã tạo thêm áp lực lên giá.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ giảm phiên thứ 5 liên tiếp, chịu áp lực bởi xuất khẩu giảm, đồng USD tăng mạnh và Ukraine tiếp tục xuất khẩu.Trên sàn Chicago, giá lúa mì giảm 31-1/2 US cent xuống 7,49 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 3/2/2022.
Giá đậu tương vững sau khi doanh số xuất khẩu trong tuần qua tốt hơn dự kiến, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ khi vụ thu hoạch của Mỹ sắp đến. Giá đậu tương tăng 15-1/4 US cent lên 14,05-1/4 USD/bushel.
Giá ngô phiên này tăng nhẹ, thêm 3-3/4 US cent lên 6,15-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô trên sàn ICE giảm, chịu áp lực giảm bởi dự báo mưa có lợi cho cây trồng mía đường tại châu Âu và kinh tế Trung Quốc chậm lại. Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE giảm 0,47 US cent tương đương 2,6% xuống 17,77 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London giảm 13,1 USD tương đương 2,4% xuống 538,9 USD/tấn.
Trung Quốc nhập khẩu 280.000 tấn đường trong tháng 7, giảm 35,2% so với cùng tháng năm ngoái, theo số liệu được Tổng cục Hải quan nước này.
Giá đường đã giảm trong những phiên trước sau khi giá nhiên liệu giảm ở Brazil, điều này đã tạo thêm động lực cho các nhà máy tập trung vào sản xuất đường.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York giảm 1,55 US cent tương đương 1,2% xuống 2,1185 USD/lb, giảm phiên thứ 4 liên tiếp; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 giảm 6 USD tương đương 0,3% xuống 2.218 USD/tấn.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) được chào bán với giá ngang bằng tại London. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 46.800-48.500 VND (2-2,07 USD)/kg, tăng so với 45.000-47.300 VND/kg 1 tuần trước đó.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 140 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2022 và không thay đổi so với cách đây 1 tuần.
Giá cao su trên thị trường châu Á tăng. Trên thị trường Nhật Bản, giá cao su tăng bởi USD yếu đi, với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Osaka tăng 1,5 JPY tương đương 0,7% lên 230 JPY (1,7 USD)/kg. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi giá cao su tại Thượng Hải giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY xuống 12.855 CNY (1.892 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Singapore tăng 0,3% lên 149,5 US cent/kg, tăng 0,3%.
Đồng đô la tăng 0,6% so với đồng yên và đạt 135,25 JPY. Đồng yên yếu đi làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.
Về nguồn cung, sản lượng cao su từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới - Thái Lan - có thể bị ảnh hưởng do dự báo mưa lớn tiếp diễn và cảnh báo lũ lụt, mặc dù các tỉnh trồng cao su truyền thống phía Nam hầu như không bị ảnh hưởng.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
90,38
|
-0,12
|
-0,13%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
96,45
|
-0,14
|
-0,14%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
73.770,00
|
+1.720,00
|
+2,39%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
9,16
|
-0,03
|
-0,30%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
302,63
|
+0,02
|
+0,01%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
364,56
|
-0,41
|
-0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
1.072,00
|
-2,25
|
-0,21%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
83.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.769,00
|
-2,20
|
-0,12%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.656,00
|
+15,00
|
+0,20%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
19,43
|
-0,14
|
-0,71%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
83,30
|
-0,20
|
-0,24%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
913,29
|
-1,27
|
-0,14%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
913,29
|
-1,27
|
-0,14%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
363,45
|
-0,15
|
-0,04%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.031,50
|
+107,00
|
+1,35%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.403,00
|
-8,00
|
-0,33%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.472,50
|
-41,00
|
-1,17%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
24.595,00
|
-65,00
|
-0,26%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
617,25
|
+1,50
|
+0,24%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
759,25
|
+10,25
|
+1,37%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
384,50
|
+3,50
|
+0,92%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
16,60
|
+0,05
|
+0,27%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.402,00
|
-3,25
|
-0,23%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
406,60
|
-1,30
|
-0,32%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
64,31
|
+0,04
|
+0,06%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
810,50
|
-4,90
|
-0,60%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.422,00
|
+1,00
|
+2.15%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
211,85
|
-2,55
|
-0,88%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,77
|
-0,47
|
-0,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
165,20
|
-2,50
|
-2,88%
|
Bông
|
US cent/lb
|
112,70
|
0,00
|
+0,95%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
565,50
|
-32,90
|
+0,39%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
143,40
|
-2,00
|
+0,14%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|