Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Fed (ngày 31/1-1/2) cho thấy hầu như tất cả các quan chức của Fed đều ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Giới chức Fed lưu ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là một ‘yếu tố chính’ định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo việc ngân hàng trung ương này tiếp tục tăng lãi suất.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng xuống mức thấp nhất 2 tuần do nhà đầu tư lo ngại rằng các số liệu kinh tế gần đây sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn, gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 2,45 USD, tương đương 3%, xuống 80,6 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,41 USD, tương đương 3%, xuống 74,05 USD/thùng. Đây đều là những mức chốt phiên thấp nhất cho cả hai loại dầu tiêu chuẩn kể từ ngày 3/2 tới nay.
Giá xăng Mỹ kỳ hạn tương lai giảm gần 4% xuống mức thấp nhất 2 tuần.
Biên bản cuộc họp gần đây nhất cho thấy hầu như tất cả các quan chức của Fed đều ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong kỳ họp tiếp theo. Giới chức Fed lưu ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là một "yếu tố chính" định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo việc ngân hàng trung ương này tiếp tục tăng lãi suất.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho biết mặc dù các số liệu kinh tế tốt hơn đồng nghĩa nhu cầu về dầu mạnh lên, nhưng thị trường cũng lo ngại điều này sẽ buộc Fed phải tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 2 liên tiếp, khiến dầu vốn được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, các báo cáo kinh tế khác của Mỹ lại cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại đối với quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh số bán nhà hiện có của nước này đã giảm trong tháng 1/2023 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng hàng tuần trong khoảng hai tháng và ước tính tăng 2,1 triệu thùng nữa trong tuần qua.
Một yếu tố khác cũng tác động tới giá trong phiên này là nhu cầu đối với dầu thô theo mùa tại Mỹ giảm do các nhà máy lọc dầu đang trong mùa bảo dưỡng.
Theo công ty nghiên cứu năng lượng IIR, công suất lọc dầu của Mỹ dự kiến sẽ tạm thời giảm khoảng 1,44 triệu thùng mỗi ngày do ngưng hoạt động trong tuần kết thúc vào ngày 3/3.
Theo FlightAware.com, một trận bão tuyết lớn ở vùng đồng bằng phía Bắc và Midwest nước Mỹ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu. Khoảng 3.500 chuyến bay đã bị hoãn hoặc hủy trên toàn quốc cho đến nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD tăng sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách ủng hộ tăng lãi suất nhiều hơn để chế ngự lạm phát.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.825,6 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2023 trên giảm 0,1% xuống 1.841,5 USD/ounce.
Giá bạc phiên này giảm 1,6% xuống 21,48 USD/ounce, bạch kim tăng 0,4% lên 946,44 USD/ounce, trong khi palladium giảm 2,6% xuống 1.486,72 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này tăng 0,3% lên mức cao nhất trong gần một tuần, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, ông James Bullard cho biết Ngân hàng trung ương Mỹ cần đưa lạm phát về mục tiêu 2% trong năm nay để tránh tác động kéo dài. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết “biên bản cuộc họp mới nhất đã ủng hộ ý kiến cho rằng Fed có thể duy trì quan điểm thiên về thắt chặt hơn chính sách tiền tệ cho đến khi họ thực sự thấy lạm phát giảm xuống”.
"Sau khi biên bản được công bố, chúng tôi đã thấy đồng đô la kéo dài đà tăng và có lẽ chúng ta sẽ thấy áp lực tăng thêm đối với lợi suất, khiến vàng chịu áp lực”, ông Moya nói.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm, do lo ngại việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ có thể hạn chế hoạt động kinh tế và nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc – giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1% xuống 9.107 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 2/2/2023. Trong tháng 1/2023, giá đồng tăng 10%, song ít thay đổi trong tháng 2 này.
Giá nhôm phiên này cũng giảm 2,2% xuống 2.414 USD/tấn, niken giảm 2,4% xuống 26.460 USD, kẽm giảm 2,6% xuống 3.054,50 USD, thiếc giảm 2,4% xuống 26.860 USD và chì giảm 2,2% xuống 2.095 USD.
Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ bất ngờ tăng trở lại mức cao nhất trong 8 tháng vào tháng Hai, cho thấy Fed sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để giảm lạm phát. Fed phải kiểm soát lạm phát trong năm nay nếu không muốn nguy cơ lặp lại những năm 1970, một quan chức của Fed cho biết.
Nhu cầu kim loại yếu ở Trung Quốc cũng đang đè nặng lên thị trường.
"Mọi người cũng đang chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc. Hiện tại, việc mua bán chủ yếu dựa trên cơ sở truyền miệng", Amelia Xiao Fu, chiến lược gia phụ trách ngoại hối của Bank of China International cho biết.
"Sau khi lượng hàng dự trữ trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao hơn một chút so với dự kiến, cần có thời gian để giảm lượng hàng dự trữ."
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm, kết thúc chuỗi tăng nhiều ngày khi thị trường lạc quan về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc, sau khi Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của nước này điều chỉnh giới hạn giao dịch đối với một số hợp đồng nhất định.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 909,5 CNY (131,9 USD)/tấn, sau 5 phiên tăng liên tiếp; quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 130,35 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng do sự gia tăng cạnh tranh xuất khẩu ở khu vực Biển Đen. Giá đậu tương cũng giảm do hoạt động chốt lời và kỳ vọng gia tăng cạnh tranh xuất khẩu đậu tương từ Brazil, nơi các nhà sản xuất đang thu hoạch vụ đậu tương lớn kỷ lục. Giá ngô theo xu hướng giảm hơn.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 13-1/2 US cent xuống 7,37 USD/bushel sau khi giảm xuống 7,33 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 24/1/2023; đậu tương kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 10 US cent xuống 15,38-3/4 USD/bushel. Trong khi và giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 5-3/4 US cent xuống 6,74-3/4 USD/bushel.
Các thị trường ngũ cốc đang chuyển sự chú ý sang Diễn đàn triển vọng kéo dài hai ngày hàng năm của Bộ Nông nghiệp Mỹ bắt đầu vào thứ Năm, trong đó USDA dự kiến sẽ công bố dự báo sơ bộ về diện tích gieo trồng và sản xuất các loại cây trồng chính của Mỹ năm 2023.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,2% xuống 21,29 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London giảm 1,9 USD tương đương 0,3% xuống 567 USD/tấn. Giá đường gần đây tăng do dự đoán sản lượng ở Ấn Độ có thể giảm trong vài tháng tới do thời tiết bất lợi.
Giá cà phê arabica và robusta tăng lên mức cao nhiều tháng do dự đoán nguồn cung trong ngắn hạn thắt chặt và hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Theo đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn ICE tăng 5,05 US cent tương đương 2,6% lên 1.995 USD/lb, sau khi tăng lên mức cao nhất 4 tháng (1,9975 USD/lb); cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London tăng 72 USD tương đương 3,4% lên 2.205 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất 5 tháng (2.208 USD/tấn).
Tình trạng thắt chặt nguồn cung cũng đã dẫn đến việc tăng giá trên thị trường hàng thực ở Brazil, nơi nông dân không vội bán và Colombia. Dự trữ arabica được sàn ICE chứng nhận đã giảm 17.106 bao còn 814.966 bao vào thứ Tư xuống do không còn bao nào đang chờ phân loại để bổ sung và các thương nhân tiếp tục rút cà phê khỏi kho dự trữ.
Giá cao su tại Nhật Bản kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp và giảm theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải và thị trường chứng khoán nội địa trong bối cảnh hoạt động sản xuất trong nước dự kiến giảm.
Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn Osaka (OSE) giảm 0,6 JPY tương đương 0,3% xuống 225,7 JPY (1,67 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 70 CNY xuống 12.530 CNY (1.817 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Singapore cũng giảm 0,2% xuống 139,6 US cent/kg.
Một thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết: “Dự kiến giá trên sàn OSE sẽ giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây áp lực và đặc biệt là nếu hoạt động sản xuất của Nhật Bản tiếp tục thu hẹp”.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản vẫn ảm đạm trong tháng Hai và tâm lý của ngành dịch vụ trượt dốc trong tháng thứ hai liên tiếp, báo hiệu rằng suy thoái toàn cầu đang kìm hãm sự phục hồi của đất nước khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm do COVID gây ra.
Một cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động sản xuất của Nhật Bản tháng 2 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 30 tháng, một dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, vốn đang phải đối mặt với nhu cầu suy yếu và đấu tranh để chế ngự áp lực chi phí.
Giá hàng hóa thế giới:

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)