Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm 1% do lo ngại về việc nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và khả năng Mỹ tăng lãi suất, mặc dù các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới -Saudi Arabia và Nga- công bố cắt giảm nguồn cung trong tháng 8.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô Brent giảm 1%, tương đương 76 cent, xuống 74,65 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,2%, tương đương 85 cent, xuống 69,79 USD.
Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia hôm thứ Hai cho biết quốc gia này sẽ gia hạn cắt giảm tự nguyện một triệu thùng mỗi ngày (bpd) thêm một tháng nữa, bao gồm cả tháng 8.
Tuy nhiên, giá đã giảm xuống sau khi các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động của các nhà máy toàn cầu sụt giảm trong tháng 6 do nhu cầu chậm chạp ở Trung Quốc và châu Âu che mờ triển vọng của các nhà xuất khẩu.
Thị trường gia tăng lo ngại rằng suy thoái kinh tế tiếp tục làm giảm nhu cầu nhiên liệu sau khi lạm phát của Mỹ tiếp tục vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, làm dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn của Mỹ có thể củng cố đồng USD, khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho biết: “Dầu đang đối mặt với những cơn gió ngược nghiêm trọng về kinh tế và thị trường đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của việc cắt giảm thêm dầu thô trong bối cảnh đó”.
Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga, quốc gia đang tìm cách cùng với Saudi Arabia thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu và tăng giá, sẽ giảm xuất khẩu dầu 500.000 thùng/ngày vào tháng 8. Việc cắt giảm lên tới 1,5% nguồn cung toàn cầu và nâng tổng số cam kết của các nhà sản xuất dầu OPEC+ lên 5,16 triệu thùng/ngày.
Riyadh và Moscow đã cố gắng đẩy giá lên. Dầu Brent đã giảm từ mức 113 USD/thùng một năm trước, do lo ngại về suy thoái kinh tế và nguồn cung dồi dào.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết: "Các nhà đầu tư đang trở nên lạc quan vào nửa cuối năm bắt đầu. Họ kỳ vọng cân bằng dầu chặt chẽ hơn và cổ phiếu tăng cũng cho thấy suy thoái kinh tế sẽ tránh được, mặc dù có thể xảy ra trong gang tấc".
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi các chỉ số kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang có thể tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của mình hay không.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,1% lên 1.920,49 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 8 vững ở mức 1.929,50 USD. Giá vàng đã mất 2,5% trong quý 2 vừa qua.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA, cho biết: “Vàng có thể đã tìm thấy ‘bến đỗ’ ở mức khoảng năm 1900 USD”. "Có một số định vị đang diễn ra ở đây... thị trường tuần trước dường như đang dần định giá Fed tăng lãi suất nhiều hơn, nhưng dữ liệu trong tương lai cho thấy điều đó có thể không xảy ra, chúng ta có thể thực sự nhận được thêm một đợt tăng lãi suất nữa."
Cũng hỗ trợ giá vàng như một nơi trú ẩn an toàn là chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 1981, phản ánh lo ngại rằng chu kỳ tăng lãi suất kéo dài của Fed sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái.
Thị trường hiện dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất đợt đầu tiên vào tháng 1/2024. Lãi suất thấp hơn có xu hướng nâng giá vàng vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi.
Vàng cũng nhận được sự hỗ trợ từ sự sụt giảm của đồng USD sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 6.
Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích của Kinesis Money, cho biết giá vàng có thể giao dịch trong phạm vi 1.900-1.930 USD trước khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 6 và ngày 13-14, có thể chứa thêm manh mối về chính sách.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 22,88 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 0,7% lên 907,54 USD. Giá palladium tăng 0,7% lên 1.235,48 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhìn cung được thúc đẩy trong phiên giao dịch buổi chiều khi đồng tiền của Mỹ giảm, sau khi dữ liệu sản xuất yếu kém của Mỹ, khiến hàng hóa định giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giá đồng và nhôm tăng vào thứ Hai do hy vọng nước tiêu dùng hàng đầu thế giới, Trung Quốc, gia tăng kích thích kinh tế sau khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp của nước này chậm lại, trong khi hàng tồn kho giảm cho thấy thị trường thắt chặt hơn.
Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,9% lên 8.391 USD/tấn. Giá kim loại được sử dụng trong ngành điện và xây dựng này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần là 8.141 USD vào tuần trước.
Khảo sát của các nhà quản lý mua hàng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mất đà trong quý II khi nhu cầu suy yếu.
"Hoạt động công nghiệp của Trung Quốc dường như đang bị đình trệ. Thị trường đang hy vọng chính phủ sẽ có nhiều biện pháp kích thích hơn", một nhà giao dịch kim loại cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng khối lượng giao dịch sẽ giảm do kỳ nghỉ lễ của Mỹ vào thứ Ba.
Hỗ trợ giá đồng là hàng tồn kho đồng tại các kho đăng ký của LME đã giảm 30% kể từ ngày 6 tháng 6 xuống còn 69.700 tấn.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này tăng 0,3% lên 2.158 USD/tấn, giá kẽm giảm 0,7% xuống 2.372 USD, thiếc tăng 2,4% lên 27.430 USD và niken tăng 0,5% lên 20.620 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á đồng loạt giảm vào thứ Hai do các thương nhân trở nên thận trọng với nhu cầu sụt giảm sau khi trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc - Đường Sơn - ra lệnh cho các nhà máy thép địa phương giảm sản lượng nhằm nỗ lực góp phần cải thiện chất lượng không khí.
Chính quyền thành phố Đường Sơn, thành phố nằm ở phía bắc Trung Quốc, đã yêu cầu 11 nhà máy thép hạng A chủ động cắt giảm sản lượng, trong khi các nhà máy được xếp hạng B hoặc thấp hơn cần tạm dừng 50% thiết bị thiêu kết từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 7, các nhà phân tích tại công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Không có tuyên bố nào trên các trang web và tài khoản wechat của các chính phủ có liên quan của Đường Sơn. Văn phòng sinh thái và môi trường thành phố đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Mysteel cho biết các nhà máy hạng A đã giảm 30% sản lượng trong khi số còn lại cắt giảm 50% sản lượng thiêu kết, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều nhà máy địa phương có lượng quặng thiêu kết tồn kho dồi dào để duy trì sản xuất trong khoảng 20 ngày.
Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã kết thúc phiên với mức giảm 1,68% xuống 819 nhân dân tệ (112,94 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 27 tháng 6. Quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 1,12% xuống 107,85 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26 tháng 6.
Suy đoán của thị trường về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường quặng sắt vào thứ Sáu tuần trước cũng ảnh hưởng đến tâm lý.
Giá có xu hướng giảm bất chấp một tai nạn tại mỏ quặng sắt ở miền bắc Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể ra lệnh kiểm tra an toàn rộng hơn đối với các mỏ, làm gián đoạn nguồn cung quặng sắt trong nước.
Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã hồi phục do thị trường thảo luận về chính sách giảm sản lượng thép thô vào năm 2023, có thể sẽ được công bố trong vài tuần tới. Giá thép cây phiên này tăng 0,56%, thép cuộn cán nóng tăng 0,42%, dây thép cuộn Stăng 0,33% và thép không gỉ ít thay đổi.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính diện tích gieo trồng của nước này thấp một cách đáng kinh ngạc.
Giá ngô hồi phục từ mức thấp nhất 2,5 năm do sự phục hồi mang tính kỹ thuật và giá thấp hơn gần đây dường như đang thu hút người mua. Tuy nhiên, giá ngô kỳ hạn vẫn chịu áp lực từ số liệu diện tích trồng ngô lớn hơn dự kiến của Mỹ và dự trữ ngô thấp hơn dự kiến.
Các thị trường Mỹ, bao gồm cả CBOT, sẽ đóng cửa vào thứ Ba trong kỳ nghỉ lễ 4 tháng 7.
Trên sàn CBOT, hợp đồng đậu tương giao dịch nhiều nhất tăng 21 cent lên 13,64-1/4 USD/bushel. Mức cao nhất trong phiên là cao nhất kể từ ngày 15 tháng 6 - là 13,91-3/4 USD/bushel.
Giá ngô cũng tăng 1/2 US cent lên 4,95-1/4 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi vào thứ Hai và thứ Sáu tuần trước. Trong khi đó, giá lúa mì tăng 1/4 US cent lên 6,51-1/4 USD/bushel.
USDA đã cắt giảm ước tính diện tích trồng đậu tương năm 2023 của Mỹ xuống còn 83,5 triệu acres, giảm 4 triệu acres so với dự báo ngày 31 tháng 3 và thấp hơn một loạt các ước tính thương mại.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 2,6% lên 23,40 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,7% lên 638,30 USD/tấn.
Thị trường đã phục hồi phần nào sau khi giảm mạnh vào tuần trước nhưng sản lượng của Brazil cao sẽ kìm hãm giá.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,2% lên 1,6090 USD/lb, tăng từ mức thấp nhất 5 tháng của tuần trước, là 1,5775 USD; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 2,05% lên 2.542 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vụ thu hoạch cà phê của Brazil tiếp tục đạt tiến triển tốt khiến thị trường tiếp tục ở thế phòng thủ.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản không có xu hướng rõ ràng vào lúc đóng cửa do thông tin hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc và Nhật Bản bị thu hẹp được bù đắp bằng đồng yên yếu hơn và hàng tồn kho thắt chặt hơn.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 của Sở giao dịch Osaka kết thúc không đổi ở mức 206,0 yên (1,43 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 70 CNY lên 12.905 CNY (1.780,29 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 131,0 US cent/kg, tăng 0,2%.
Tồn kho cao su tại các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải theo dõi đã giảm 1,6% so với lần thống kê gần nhất, vào ngày 16 tháng 6.
Một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy tâm lý kinh doanh của Nhật Bản được cải thiện trong quý 2 khi chi phí nguyên vật liệu đạt đỉnh và việc dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19 đã nâng cao mức tiêu thụ, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi ổn định.
Trong khi đó, đồng yên giảm 0,28% so với đồng USD xuống 144,74, khiến các tài sản tính bằng đồng yên trở nên hợp lý hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.
Nhật Bản sẽ thực hiện các bước thích hợp nếu đồng yên suy yếu quá mức, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết vào thứ Sáu tuần trước sau khi đồng tiền này chạm mức thấp nhất trong gần 8 tháng so với đồng USD.
Tuy nhiên, tăng trưởng hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 6, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy vào thứ Hai, tương tự như cuộc khảo sát chính thức, cho thấy hoạt động của nhà máy kéo dài sự sụt giảm sang tháng thứ ba liên tiếp.
Tương tự như vậy, hoạt động sản xuất của Nhật Bản đã thu hẹp vào tháng 6 sau khi mở rộng lần đầu tiên sau 7 tháng vào tháng 5, một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy vào thứ Hai, do các đơn đặt hàng yếu đối với hàng hóa theo chu kỳ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,14

+0,35

+0,50%

Dầu Brent

USD/thùng

74,65

-0,76

-1,01%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

68.550,00

+700,00

+1,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,70

-0,01

-0,48%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

247,97

+1,73

+0,70%

Dầu đốt

US cent/gallon

238,80

+1,07

+0,45%

Dầu khí

USD/tấn

706,50

-2,75

-0,39%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.929,10

-0,40

-0,02%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.923,00

+34,00

+0,38%

Bạc New York

USD/ounce

23,11

0,00

-0,01%

Bạc TOCOM

JPY/g

107,40

-0,20

-0,19%

Bạch kim

USD/ounce

914,70

+0,64

+0,07%

Palađi

USD/ounce

1.246,15

+0,37

+0,03%

Đồng New York

US cent/lb

379,30

-0,10

-0,03%

Đồng LME

USD/tấn

8.315,50

+138,00

+1,69%

Nhôm LME

USD/tấn

2.151,50

-8,50

-0,39%

Kẽm LME

USD/tấn

2.388,00

+46,50

+1,99%

Thiếc LME

USD/tấn

26.787,00

+689,00

+2,64%

Ngô

US cent/bushel

493,50

-1,25

-0,25%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

641,75

-9,25

-1,42%

Lúa mạch

US cent/bushel

405,75

-2,25

-0,55%

Gạo thô

USD/cwt

14,98

-0,01

-0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

1.353,75

+10,50

+0,78%

Khô đậu tương

USD/tấn

396,00

-1,30

-0,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,19

+1,22

+2,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

736,40

+25,40

+3,57%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.399,00

+46,00

+1,37%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

160,50

+1,50

+0,94%

Đường thô

US cent/lb

23,32

+0,53

+2,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

252,50

-2,25

-0,88%

Bông

US cent/lb

81,41

+1,04

+1,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

130,40

+0,60

+0,46%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)