Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 2% khi thị trường cân nhắc tác động trái chiều từ việc các nhà xuất khẩu hàng đầu, là Saudi Arabia và Nga, cắt giảm nguồn cung trong tháng 8 và triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém.
Saudi Arabia hôm thứ Hai cho biết họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) đến tháng 8, trong khi Nga và Algeria tình nguyện giảm mức sản lượng và xuất khẩu trong tháng 8 lần lượt là 500.000 thùng/ngày và 20.000 thùng/ngày.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết, nếu được thực hiện đầy đủ, điều đó sẽ mang lại mức giảm tổng cộng 5,36 triệu thùng/ngày từ tháng 8 năm 2022 - thậm chí có thể giảm nhiều hơn do một số quốc gia trong nhóm sản xuất OPEC+ không thể hoàn thành hạn ngạch sản lượng của họ.
Tổng mức cắt giảm hiện ở mức hơn 5 triệu thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng dầu toàn cầu.
Kết thúc phiên thứ Ba, giá dầu thô Brent tăng 1,60 USD lên 76,25 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng 1,44 USD ở mức 71,23 USD.
Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates có trụ sở tại Houston, cho biết: “Rõ ràng, Saudis đang thực hiện các bước chủ động và phủ đầu để ổn định giá dầu thô cũng như đạt được mức tăng lên tới 80 USD/thùng để duy trì ngân sách trong nước của họ”.
Mặc dù vậy, thị trường sẽ chờ đợi để xác minh việc cắt giảm đã công bố của Nga và tiếp tục lo ngại rằng lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu, ông Lipow nói.
Giá dầu trong phiên trước đó đã giảm khoảng 1% do triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm. Thị trường Mỹ đã đóng cửa vào thứ Ba nhân kỳ nghỉ lễ quốc khánh.
Craig Erlam, nhà phân tích của OANDA cho biết, có rất ít thay đổi về động lực dầu bất chấp các thông báo hôm thứ Hai. “Chỉ có một sự đột phá đáng kể ở mức trên 77 USD mới cho thấy điều gì đó đã thay đổi, nếu không, giao dịch giới hạn phạm vi có thể tiếp diễn.”
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy sự sụt giảm hoạt động của các nhà máy trêb toàn cầu do nhu cầu chậm chạp ở Trung Quốc và Châu Âu, đồng thời hoạt động sản xuất của Mỹ cũng giảm hơn nữa trong tháng 6 xuống mức tương đương trong đợt đại dịch COVID-19 đầu tiên.
Một số nhà phân tích cho biết sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế này có khả năng làm lu mờ những nỗ lực thắt chặt nguồn cung của OPEC+.
Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết ngay cả trước khi có thông báo cắt giảm mới nhất, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy thị trường dầu mỏ có thể bị thiếu hụt nguồn cung khoảng 2 triệu thùng/ngày trong quý 3 và quý 4.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng khi một số nhà giao dịch đặt cược rằng dữ liệu kinh tế yếu kém gần đây của Mỹ có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang suy nghĩ lại về quỹ đạo tăng lãi suất của mình, đồng thời dự đoán biên bản cuộc họp gần đây nhất của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cung cấp thêm các dấu hiệu bổ sung cho dự đoán trên.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,3% lên 1.927,89 USD/ounce, khối lượng giao dịch thấp do kỳ nghỉ lễ của Mỹ. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 tăng 0,3% lên 1.935,60 USD.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: "Dữ liệu kinh tế Mỹ công bố vào thứ Hai yếu hơn dự kiến, bao gồm cả chỉ số PMI, đã hỗ trợ vàng. Những người tham gia thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu thị trường việc làm sắp tới của Mỹ, xem liệu các đợt tăng lãi suất trước đây của Mỹ có làm nền kinh tế chậm lại hay không".
Theo công cụ Fedwatch của CME, các nhà đầu tư nhận thấy gần 90% khả năng lãi suất của Fed vào tháng 7 sẽ tăng 25 điểm cơ bản. Lãi suất cao không khuyến khích đầu tư vào vàng – tài sản có lãi suất bằng không.
Trọng tâm chú ý trong tuần này cũng sẽ là dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp, sau khi hoạt động sản xuất của Mỹ sụt giảm trong tháng 6.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 23,01 USD/ounce và palladium tăng 1,7% lên 1.249,85 USD. Giá bạch kim tăng 1,8% lên 922,60 USD, là phiên thắng thứ ba liên tiếp.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do dữ liệu sản xuất của các nhà máy trên toàn cầu yếu cho thấy triển vọng nhu cầu kém, bao gồm cả nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc, mặc dù hàng tồn kho đồng giảm cho thấy thị trường thắt chặt hơn.
Trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng giảm 0,5% xuống 8.356,5 USD/tấn. Tuần trước, giá đồng chạm mức thấp nhất trong 4 tuần, là 8.141 USD/tấn.
Khảo sát của các nhà quản lý mua hàng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mất đà trong quý II khi nhu cầu suy yếu.
Tại khu vực đồng euro và Mỹ, hoạt động sản xuất đã sụt giảm trong tháng 6 xuống mức gần đây nhất khi nền kinh tế toàn cầu quay cuồng với làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19 và các đợt phong tỏa.
Một nhà kinh doanh kim loại cho biết: “Những cơn gió ngược liên quan đến kinh tế vĩ mô trên khắp thế giới và sự tăng trưởng chậm chạp ở Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên giá đồng”. "Thật khó để nói ở giai đoạn này động cơ mua hoặc bán sẽ đến từ đâu."
Dự trữ đồng trong các kho do LME đăng ký đã giảm 33% kể từ ngày 6 tháng 6 xuống còn 66.775 tấn, trong khi các lệnh bảo đảm bị hủy - kim loại được dành để giao hàng - chiếm 46% tổng số, cho thấy nhiều kim loại sắp rời khỏi hệ thống LME. Dự trữ đồng trong các kho được theo dõi bởi sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm 73% kể từ cuối tháng 2 xuống còn 68.313 tấn.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 0,4% lên 2.166 USD/tấn, kẽm tăng 1,5% lên 2.401 USD, chì tăng 0,1% lên 2.093,5 USD, thiếc giảm 0,5% xuống 27.250 USD và niken giảm 0,4% xuống 20.490 USD.
Giá thép tiếp tục tăng bởi trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc – thành phố Đường Sơn tiếp tục hạn chế sản xuất.
Trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE), giá thép thanh vằn tăng 0,78%, thép cuộn cán nóng tăng 0,89% và thép cuộn tăng 0,45%, trong khi thép không gỉ ít thay đổi trong giao dịch ban ngày kết thúc lúc 07:00 GMT.
Chính quyền thành phố Đường Sơn – miền bắc Trung Quốc - đã yêu cầu 11 nhà máy thép hạng A chủ động cắt giảm sản lượng, trong khi các nhà máy được xếp hạng B trở xuống cần tạm dừng 50% thiết bị thiêu kết từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 7, các nhà phân tích tại công ty tư vấn Mysteel cho biết trong một ghi chú vào thứ Hai.
Các nhà máy địa phương đã cắt giảm sản lượng thiêu kết từ 30% đến 50% và trữ lượng quặng thiêu kết hiện tại có thể duy trì sản xuất bình thường trong khoảng 8-20 ngày, các nhà phân tích của Mysteel cho biết hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động của các lò cao hiện tại không bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ thị trường thép là dự đoán nguồn cung giảm sau khi một số nhà sản xuất thép Trung Quốc công bố kế hoạch bảo trì lò cao vào tháng Bảy.
Khuấy động tâm lý thị trường cũng là các cuộc đàm phán thị trường đang diễn ra về chính sách giảm sản lượng thép thô của Trung Quốc vào năm 2023, sẽ sớm được đưa ra.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore tăng 0,5% lên 108,95 USD/tấn; quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên ít thay đổi, ở mức 821 nhân dân tệ (113,86 USD) một tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì trên thị trường châu Âu tăng do đồn đoán mới rằng hành lang ngũ cốc Biển Đen sẽ không được mở rộng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch không nhiều do việc các thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Độc lập.
Lúa mì xay xát kỳ hạn tháng 9 trên sàn Euronext ở Paris kết thúc phiên ở mức 228,00 euro/tấn, tăng 1,75 euro so với phiên trước.
Một thương nhân người Đức cho biết: "Các thị trường vẫn còn bị sốc về dự báo của USDA hôm thứ Sáu về việc diện tích trồng ngô gia tăng.
Lúa mì Nga và Rumani chào bán có giá rẻ làm giảm triển vọng xuất khẩu đối với lúa mì Tây EU, ngay cả khi không chắc chắn về doanh số bán hàng của Ukraine.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm nhẹ do dữ liệu sản lượng của nhà máy yếu tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, mặc dù giá dầu thô tăng và đồng yên yếu đã giúp hạn chế xu hướng giá cao su giảm.,
Hợp đồng cao su giao tháng 12 của Sở giao dịch Osaka kết thúc giảm 0,7 yên, tương đương 0,3%, xuống 205,3 yên (1,42 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 35 CNY xuống còn 12.065 CNY (1.672,65 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 131,5 US cent/kg
"Thị trường cao su vẫn đi ngang mặc dù giá dầu tăng nhẹ, với dữ liệu kinh tế tiếp tục yếu từ Trung Quốc càng làm tăng thêm tình trạng thiếu định hướng," một thương nhân ở Singapore cho biết.
Tăng trưởng hoạt động nhà máy của Trung Quốc chậm lại trong tháng 6, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy hôm thứ Hai, kéo theo có hoạt động sản xuất của đối tác thương mại lớn - Nhật Bản – bị thu hẹp.
Tuy nhiên, tâm lý kinh doanh của Nhật Bản đã được cải thiện trong quý hai khi chi phí nguyên liệu thô đạt đỉnh và việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đại dịch đã nâng cao mức tiêu thụ, một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy.
Đồng yên yếu khiến tài sản bằng đồng tiền này trở nên hợp lý hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,95

+1,16

+1,66%

Dầu Brent

USD/thùng

76,25

+1,60

+2,14%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

68.300,00

-100,00

-0,15%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,75

+0,04

+1,48%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

250,48

+4,24

+1,72%

Dầu đốt

US cent/gallon

243,15

+5,42

+2,28%

Dầu khí

USD/tấn

717,75

+11,25

+1,59%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.933,40

+3,90

+0,20%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.931,00

-3,00

-0,03%

Bạc New York

USD/ounce

23,17

+0,06

+0,25%

Bạc TOCOM

JPY/g

108,00

+1,00

+0,93%

Bạch kim

USD/ounce

922,50

+2,76

+0,30%

Palađi

USD/ounce

1.248,86

+3,08

+0,25%

Đồng New York

US cent/lb

378,45

-0,95

-0,25%

Đồng LME

USD/tấn

8.359,50

-38,50

-0,46%

Nhôm LME

USD/tấn

2.167,50

+10,00

+0,46%

Kẽm LME

USD/tấn

2.411,00

+46,00

+1,95%

Thiếc LME

USD/tấn

27.320,00

-57,00

-0,21%

Ngô

US cent/bushel

493,50

-1,25

-0,25%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

641,75

-9,25

-1,42%

Lúa mạch

US cent/bushel

405,75

-2,25

-0,55%

Gạo thô

USD/cwt

14,98

-0,01

-0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

1.353,75

+10,50

+0,78%

Khô đậu tương

USD/tấn

396,00

-1,30

-0,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,19

+1,22

+2,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

739,40

+3,00

+0,41%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.399,00

+46,00

+1,37%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

160,50

+1,50

+0,94%

Đường thô

US cent/lb

23,32

+0,53

+2,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

252,50

-2,25

-0,88%

Bông

US cent/lb

81,41

+1,04

+1,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

130,40

-0,50

-0,38%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)