Năng lượng: Giá dầu tăng 4 tuần liên tiếp
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần, kéo dài chuỗi 4 tuần tăng tiếp sau khi cơ quan giám sát năng lượng của Phương Tây cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt cao kỷ lục trong năm nay do sự phục hồi tiêu thụ ở Trung Quốc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cảnh báo rằng việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác do Nga dẫn đầu - nhóm được gọi là OPEC+ cắt giảm sản lượng sâu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt nguồn cung dầu và gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Kết thúc phiên 14/4, giá dầu thô Brent tăng 22 US cent, hay 0,3%, lên 86,31 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 36 US cent, hay 0,4%, lên 82,52 USD/thùng. Cả hai loại dầu có tuần thứ 4 tăng giá liên tiếp trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng ngân hàng dịu đi và quyết định bất ngờ về cắt giảm thêm sản lượng của OPEC+. Theo đó, giá dầu Brent tăng 1,5% trong tuần, trong khi dầu WTI tăng 2,4% trong 4 tuần, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2022.
Trong báo cáo hàng tháng công bố hôm thứ Sáu, IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2023 lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày, chủ yếu do mức tiêu thụ mạnh hơn ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế chống COVID, và cho biết nhu cầu nhiên liệu máy bay phản lực chiếm 57% mức tăng năm 2023.
Nhưng OPEC hôm thứ Năm đã đánh dấu những rủi ro giảm đối với nhu cầu dầu trong mùa hè như một phần bối cảnh cho quyết định cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết quyết định của OPEC+ có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
"Người tiêu dùng vốn đã phải đối mặt với tình trạng tăng giá đối với các nhu yếu phẩm cơ bản giờ đây sẽ phải phân bổ ngân sách của họ thậm chí còn ít hơn", IEA cho biết. "Điều đó báo hiệu không tốt về sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế."
IEA dự kiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm 400.000 thùng/ngày vào cuối năm nay do sản lượng dự kiến tăng 1 triệu thùng/ngày từ các quốc gia ngoài OPEC+ bắt đầu từ tháng 3 so với sự sụt giảm 1,4 triệu thùng/ngày từ khối này.
John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC, cho biết: “Câu chuyện một lần nữa khẳng định nhu cầu gia tăng và nguồn cung tương đối khan hiếm, và đó là những gì đang giữ giá dầu tăng”.
Một yếu tố khác nữa cũng hỗ trợ giá dầu là số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số nguồn cung trong tương lai, giảm tuần thứ 3 liên tiếp, theo công ty Baker Hughes. Số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 2 giàn xuống 588 giàn trong tuần qua, thấp nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi số giàn khoan khí giảm 1 xuống 157 giàn.
Chỉ số đô la Mỹ được giao dịch ở mức thấp nhất trong gần một năm, sau khi dữ liệu giá sản xuất và tiêu dùng của Mỹ công bố làm tăng kỳ vọng rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Tuy nhiên, đồng bạc xanh tăng giá vào thứ Sáu, khiến dầu được định giá bằng đồng đô la trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác và hạn chế tăng trưởng giá dầu..
Kim loại quý: Giá vàng giảm nhẹ trong tuần
Giá vàng giảm mạnh trong phiên cuối tuần sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm vào phiên trước, do USD phục hồi và một quan chức Fed thông báo sự cần thiết phải tăng tiếp lãi suất.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1,8% xuống 2.003,6 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 1,9% xuống 2.015,8 USD/ounce.
Giá bạc phiên này giảm 1,8% xuống 25,34 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất trong một năm là 26,07 USD vào đầu phiên và được thiết lập để đạt mức tăng tuần thứ 5 liên tiếp; giá bạch kim giảm 0,6% xuống 1.040,42 USD, trong khi palladium giảm 0,4% xuống 1.493,61 USD, nhưng cả hai đều đang trên đà tăng hàng tuần.
Chỉ số đồng USD bật lên từ mức thấp nhất trong một năm và lợi tức trái phiếu kho bạc tăng sau khi một quan chức chủ chốt của Fed cảnh báo rằng ngân hàng trung ương cần tiếp tục tăng lãi suất để chế ngự lạm phát.
Vàng cạnh tranh với đồng đô la như một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế hoặc chính trị, trong khi đồng tiền Mỹ tăng giá cũng làm giảm nhu cầu mua vàng thỏi của những người mua ở nước ngoài.
Các nhà giao dịch dự đoán có 80,2% cơ hội Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 5 so với 70% cơ hội vào đầu tuần.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, cho biết thị trường kim loại có thể sẽ suy yếu khi chúng ta bước vào "thời kỳ mất điện" trước quyết định của Fed vào tháng 5 với dự kiến mức tăng 25 điểm cơ bản. "Giá sẽ ổn định ở đâu đó khoảng 2.000 đô la.", ông Pavilonis nói.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết triển vọng của vàng thỏi vẫn tích cực, sau đợt tăng giá ấn tượng trong vài phiên vừa qua trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng có thể khiến Fed cuối cùng phải chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất.
Phillip Streible, giám đốc chiến lược thị trường thuộc Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: “Tôi vẫn kỳ vọng giá sẽ đạt mức cao kỷ lục và mở rộng mức tăng lên 2.100 USD.
Về mặt vật chất, việc tăng giá khiến hoạt động mua vàng vật chất không hấp dẫn trên khắp các trung tâm lớn của châu Á trong tuần qua.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt tăng trong tuần
Giá đồng trên sàn London giảm từ mức cao nhất 7 tuần bất chấp lượng tồn trữ ở Lond giảm do USD phục hồi và các nhà đầu tư tận dụng cơ hội chốt lời.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,4% xuống 9.026 USD/tấn sau khi chạm mức 9.183 USD, cao nhất kể từ ngày 22/2.
Giá đồng được hỗ trợ bởi dự trữ của sàn giao dịch giảm và số liệu thương mại của Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới mạnh mẽ trong tháng 3.
Dự trữ đồng tại sàn giao dịch Thượng Hải giảm 4% trong tuần này. Dự trữ của sàn LME xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 trong ngày 15/4.
Đồng USD vọt lên từ mức thấp nhất một năm, khiến các kim loại trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác. Mặc dù giá đồng tăng 2,6% trong tuần qua, một số nhà phân tích cho rằng kim loại này sẽ không tìm đủ được hỗ trợ để tiếp tục tăng.
Một nhà chiến lược hàng hóa thuộc ANZ Research cho biết trong khi giá có thể vẫn giao dịch trên 9.000 USD trong tuần tới, các yếu tố cơ bản cho thấy đà tăng bị hạn chế.
Giá đồng đã đạt mức cao nhất 7 năm tại 9.550,5 USD/tấn trong tháng 1 do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ phục hồi sau khi quốc gia này xóa bỏ những hạn chế về Covid-19, nhưng giá đã giảm khi tiêu thụ không tăng nhanh.
Chile, nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới cho biết sản lượng của họ sẽ phục hồi trong những năm tới sau khi giảm trong năm trước đó.
Trong số các kim loại khác, giá chì trên sàn LME trong phiên cuối tuần đạt mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 1, là 2.179,5 USD, nickel chạm mức cao nhất kể từ ngày 3 tháng 3, là 24.785 USD. Giá nhôm phiên này tăng 0,6% lên 2.380 USD/tấn, kẽm tăng 0,6% lên 2.853 USD, niken tăng 2,1% lên 24.200 USD, thiếc tăng 1,9% lên 24.900 USD và chì tăng 0,8% lên 2.162,5 USD..
Giá quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, kết thú tuần thứ hai giảm giá liên tiếp trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu thành phần sản xuất thép tại Trung Quốc không như kỳ vọng.
Trung Quốc có kế hoạch hạn chế sản lượng thép trong nước ở mức năm 2022 làm tăng thêm lo ngại, kéo giá - vốn đã bị áp lực của nhu cầu thép trong nước mờ nhạt trong mùa cao điểm xây dựng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đảm -–giảm xuống.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên giảm 0,8% xuống 768,5 CNY (112,3 USD)/tấn và có tuần giảm giá gần 3%. Tại Singapore, quặng sắt giao tháng 5 giảm 0,4% xuống 115,9 USD/tấn, giảm hơn 1% trong tuần.
Đối với mặt hàng thép, tại Thượng Hải, giá thép thanh tăng 0,4%, thép cuộn cán nóng tăng 0,5% và thép không gỉ tăng 0,8%.
Các nhà chiến lược hàng hóa của ngân hàng ANZ cho biết quặng sắt tiếp tục giảm do Trung Quốc có kế hoạch hạn chế sản lượng thép năm 2023 cho phù hợp với nhu cầu chậm hơn và để hạn chế khí thải.
Bất chấp nhu cầu yếu, công suất sử dụng lò cao của 247 nhà máy thép Trung Quốc ở mức cao nhất 22 tháng là 91,8% trong tuần này, theo khảo sát hàng tuần của Mysteel.
Nông sản: Giá ngô, đậu tương và đường giảm trong tuần, cà phê tăng
Giá các mặt hàng nông sản trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đi ngược chiều nhau phiên 14/4, trong đó giá ngô và lúa mỳ tăng, trong khi giá đậu tương giảm nhẹ.
Giá ngô Mỹ đóng cửa tăng, ghi nhận tăng tuần thứ 4 liên tiếp, sau một tuần bán hàng gấp rút sang Trung Quốc và nhu cầu chế biến ethanol. Trong khi đó, giá đậu tương đóng cửa giảm, kết thúc chuỗi tăng kể từ cuối tháng 3, do vụ thu hoạch kỳ lục của Brazil làm giảm lo ngại về thiệt hại bởi hạn hán ở Argentina.
Kết thúc phiên này, giá ngô tăng 14 US cent lên 6,66-1/4 USD/bushel và giảm tuần thứ 4 liên tiếp; giá lúa mì đóng cửa tăng 15-1/2 US cent lên 6,82-1/2 USD/bushel và đậu tương giảm 1/2 US cent xuống 15,00-1/2 USD/bushel.
Nhu cầu của Trung Quốc đã thúc đẩy giá ngô, trong khi nhiệt độ lạnh và hạn hán đang diễn ra đã giúp giá lúa mỳ tăng giá. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago đang lạc quan về giá ngũ cốc sau các sự cố kỹ thuật. Trung Quốc đã đặt mua thêm 382.000 tấn ngô Mỹ. Kể từ ngày 13/4, Trung Quốc đã đặt mua 709.000 tấn ngô của Mỹ. Trung Quốc đã đặt mua 8,5 triệu tấn ngô Mỹ cho niên vụ 2022-2023.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên thứ Sáu tăng 0,06 US cent hay 0,2% lên 24,1 US cent/lb, củng cố ngay dưới mức cao nhất 11 năm tại 24,85 US cent thiết lập trong tuần này; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2 USD hay 0,3% lên 668,2 USD/tấn.
Giá tăng gần đây bởi dự đoán sản lượng niên vụ 2022/23 tại Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan thấp hơn dự kiến cũng như lo ngại về hiện tượng thời tiết El Nino có thể làm giảm sản lượng năm 2023/24 tại Châu Á, nơi thời tiết có thể khô hơn bình thường.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 38 USD hay 1,6% xuống 2344 USD/tấn, giảm trở lại từ mức cao nhất 11,5 năm tại 2.401 USD/tấn của phiên trước đó; cà phê arabica cùng kỳ hạn giảm 2,9 US cent hay 1,5% lên 1,915 USD/lb sau khi thiết lập mức cao nhất 6 tháng tại 1,981 USD trong phiên trước đó. Các đại lý cho biết nhu cầu cà phê robusta mạnh và nguồn cung cấp tại Việt Nam khan hiếm.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản đạt mức cao nhất trong hơn một tuần do nguồn cung giảm trong đợt nghỉ Tết của Thái Lan, nhưng nhu cầu của Trung Quốc yếu đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Osaka đóng cửa tăng 3,3 JPY hay 1,6% lên 209,8 JPY (1,58 USD)/kg. Tính chung cả tuần hợp đồng này tăng 2,5%. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 60 CNY xuống 11.640 CNY (1.701,06 USD)/tấn; hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 134,7 US cent/kg, tăng 0,4%.
Các nhà sản xuất Thái Lan đang trong kỳ nghỉ lễ Songkran, nhưng các nhà sản xuất lốp vẫn hoạt động tích cực trên thị trường để lấy hàng từ Indonesia.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

7/4

14/4

14/4 so với 13/4

14/4 so với 13/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

80,70

82,37

-0,15

-0,18%

Dầu Brent

USD/thùng

85,12

86,18

-0,13

-0,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

67.810,00

70.340,00

+520,00

+0,74%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,01

2,17

+0,06

+2,74%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

281,33

282,61

-0,98

-0,35%

Dầu đốt

US cent/gallon

266,05

264,23

+0,31

+0,12%

Dầu khí

USD/tấn

780,25

770,75

-1,25

-0,16%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

2.026,40

2.011,80

-4,00

-0,20%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.487,00

8.596,00

-86,00

-0,99%

Bạc New York

USD/ounce

25,09

25,37

-0,09

-0,37%

Bạc TOCOM

JPY/g

104,00

106,10

-2,20

-2,03%

Bạch kim

USD/ounce

1.011,80

1.042,46

-6,24

-0,60%

Palađi

USD/ounce

1.470,06

1.492,66

-14,86

-0,99%

Đồng New York

US cent/lb

401,55

410,00

-0,60

-0,15%

Đồng LME

USD/tấn

8.800,00

9.023,50

-35,00

-0,39%

Nhôm LME

USD/tấn

2.333,50

2.385,50

+18,50

+0,78%

Kẽm LME

USD/tấn

2.779,00

2.856,50

+19,50

+0,69%

Thiếc LME

USD/tấn

24.308,00

24.853,00

+411,00

+1,68%

Ngô

US cent/bushel

643,50

632,50

-3,25

-0,51%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

675,50

688,00

-4,50

-0,65%

Lúa mạch

US cent/bushel

340,25

339,25

+3,25

+0,97%

Gạo thô

USD/cwt

16,64

15,15

+0,12

+0,80%

Đậu tương

US cent/bushel

1.492,50

1.465,25

-2,00

-0,14%

Khô đậu tương

USD/tấn

454,30

454,90

-1,90

-0,42%

Dầu đậu tương

US cent/lb

54,73

53,49

-0,28

-0,52%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

748,00

731,90

-4,40

-0,60%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.870,00

2.897,00

-18,00

-0,62%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

183,60

191,50

-2,90

-1,49%

Đường thô

US cent/lb

23,61

23,46

+0,07

+0,30%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

275,50

274,85

-5,55

-1,98%

Bông

US cent/lb

83,20

82,91

-0,02

-0,02%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

384,90

419,30

+7,90

+1,92%

Cao su TOCOM

JPY/kg

133,40

136,70

+1,70

+1,26%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)