Năng lượng: Giá dầu giảm khoảng 1,5% trong tuần
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1,5% trong tuần qua dù có phục hồi nhẹ vào phiên cuối tuần 19/8, khi đồng USD mạnh lên và giới đầu tư lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu thô.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu Brent tăng 13 US cent lên 96,72 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 27 US cent lên 90,77 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu WTI mất 1,4%, trong khi dầu Brent giảm 1,5%.
Đồng USD tăng lên mức cao nhất 5 tuần, cũng hạn chế đà tăng giá dầu, khiến dầu trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá dầu phiên cuối tuần diễn biến thất thường sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin, cho rằng động lực cho việc tăng lãi suất cũng cần được cân bằng với tác động của việc điều chỉnh lãi suất đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, giá kết thúc phiên vẫn tăng nhẹ do nhà đầu tư lo ngại về các đợt tăng lãi suất sắp tới.
Việc đồng USD đạt mức cao nhất trong 5 tuần cũng hạn chế mức tăng của dầu thô, vì đồng bạc xanh mạnh hơn cũng khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong một báo cáo gửi tới khách hàng, ông Jim Ritterbusch thuộc công ty tư vấn kinh doanh dầu mỏ Ritterbusch and Associates, cho biết mặc dù thị trường dầu mỏ có thể không thường xuyên bị tác động bởi đồng USD mạnh, nhưng xu hướng đồng USD mạnh lên trong thời gian dài sẽ cản trở đà tăng giá bền vững của dầu.
Bên cạnh đó, nguồn cung có thể thắt chặt trở lại khi các khách hàng châu Âu bắt đầu tìm kiếm nguồn cung thay thế cho dầu của Nga trước khi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 5/12.
Trong một lưu ý, công ty tư vấn FGE tính toán rằng EU sẽ cần thay thế 1,2 triệu thùng dầu thô nhập khẩu bằng đường biển từ Nga mỗi ngày bằng nguồn cung từ các khu vực khác.
Việc các quan chức Fed nói về sự cần thiết phải tăng lãi suất lên cao hơn, cùng việc giới đầu tư đánh giá biên bản cuộc họp tháng Bảy mới được công bố với thai độh “diều hâu” hơn trước đây cũng tạo thêm sức ép cho giá dầu. Theo giới quan sát, có vẻ như nhiều quan chức Fed đang chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất 50 – 75 điểm cơ bản tiếp theo vào tháng Chín.
Các nhà giao dịch dầu đã lo lắng về khả năng lãi suất cao tại Mỹ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và cắt giảm nhu cầu đối với loại hàng hóa này.
Trong khi đó, hỗ trợ cho một môi trường giá dầu biến động trái chiều, dữ liệu hôm thứ Tư từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy nhu cầu mạnh mẽ, trong khi Nga cũng cho thấy có đủ khả năng sẽ tìm được người mua mới cho dầu của họ.
Dữ liệu đầu tuần này cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh khi nhà sản xuất hàng đầu thế giới xuất khẩu kỷ lục 5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tuần trước, với các công ty dầu mỏ nhận thấy các quốc gia châu Âu đang tìm cách thay thế dầu thô của Nga.
Theo Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ báo ban đầu về nguồn cung tương lai, không thay đổi ở mức 601 trong tuần này, do các công ty năng lượng từ từ tăng sản lượng lên mức trước đại dịch với sản lượng dầu đá phiến dự kiến vào tháng 9 đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Kim loại quý: Giá vàng giảm chuỗi ngày dài nhất kể từ tháng 11/2021
Giá vàng giảm liên tiếp 5 phiên trong tuần qua, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất từ tháng 11/2021, giữa lúc đồng USD chạm mức cao nhất ba tuần làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.748,58 USD/ounce, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/7/2022; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York giảm 0,5% xuống 1.762,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 2,9% - tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 8/7/2022, sau khi tăng 4 tuần liên tiếp trước đó.
Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao tại Kitco Metals, nhận định: “Yếu tố chính gây áp lực đi xuống cho thị trường vàng là sự hồi sinh của đồng USD… Vàng và đồng USD cạnh tranh là những tài sản trú ẩn an toàn, lãi suất Mỹ cao hơn dẫn đến đồng USD mạnh hơn, điều này sẽ góp phần làm vàng giảm giá hơn nữa”.
Chỉ số đồng USD tăng mạnh khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Một loạt quan chức Fed ngày 18/8 cho hay, ngân hàng này cần tiếp tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát, , ngay cả khi họ tranh luận về việc nâng lãi suất nhanh và cao như thế nào.
Rupert Rowling, chuyên gia phân tích thị trường tại Kinesis Money, nhận định rằng mốc hỗ trợ quan trọng tiếp theo của giá vàng sẽ là 1.700 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay phiên cuối tuần giảm 2,2% xuống 19,09 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm 8,3%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2020; giá bạch kim giảm 1,9% xuống 893,3 USD/ounce, trong khi palladium giảm 1,6% xuống 2.121,23 USD, cả 2 đều giảm trong tuần qua. 
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm trong tuần
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuàn, song tính chung cả tuần giảm do nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,5% lên 8.067,5 USD/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đồng giảm 0,3%. Giá đồng tăng từ mức thấp (6.955 USD/tấn) trong tháng 7/2022, song tính từ đầu năm đến nay giá đồng giảm 17%.
Dữ liệu lạm phát ở Đức và Nhật Bản được công bố vào thứ Sáu và các tuyên bố từ các ngân hàng trung ương châu Âu và Mỹ trong tuần qua cho thấy việc tăng lãi suất nhanh chóng, gây thiệt hại về kinh tế sẽ còn tiếp diễn.
Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống và đồng đô la Mỹ tăng giá - gây áp lực lên các kim loại có giá bằng đô la bằng cách làm cho kim loại trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, được cho là sẽ hạ lãi suất cho vay tham chiếu vào thứ 2 tuần tới, và đã cam kết các biện pháp kích thích khác để hỗ trợ nền kinh tế của mình.
Lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm xuống 31.205 tấn, so với 41.811 tấn tuần trước đó. Nhiều nhà phân tích dự đoán nguồn cung đồng sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong năm tới và thị trường thặng dư.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm giảm 0,6% xuống 2.388 USD/tấn, kẽm tăng 1% lên 3.505,50 USD, nickel tăng 2% lên 22.210 USD, chì giảm 1,4% xuống 2.043 USD và thiếc tăng 0,5% ở 24.720 USD. Tất cả đều giảm từ 2% đến 7% trong tuần qua.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á phiên cuối tuần giảm, tính chung cả tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 7/2022, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc giảm, khi nền kinh tế nước này suy thoái.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 2% xuống 673,5 CNY (98,93 USD/tấn), trước đó có lúc xuống 672 CNY/tấn - thấp nhất kể từ ngày 27/7/2022; giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore giảm 0,3% xuống 101,4 USD/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc đạt 103,5 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 22/7/2022, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 2,5%, thép cuộn cán nóng giảm 2,4% và thép không gỉ giảm 0,5%.
Nắng nóng tại nước sản xuất thép hàng đầu thến giới – Trung Quốc – đã gây thiếu điện nghiêm trọng, buộc nước này phải áp dụng biện pháp phân phối điện, và một số nhà máy thép phải ngừng hoạt động, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu quặng sắt tại nước này. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc vẫn yếu do các hạn chế sản lượng thép bắt buộc, lĩnh vực bất động sản suy thoái và các hạn chế Covid-19.
Số liệu hoạt động mới nhất cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7/2022, do chính sách zero-Covid của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng bất động sản, trước cuộc khủng hoảng năng lượng làm lu mờ triển vọng tăng trưởng.
Nông sản: Giá hầu hết giảm
Giá các loại nông sản Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Trong khi giá ngô và lúa mỳ tăng thì giá đậu tương lại đi xuống.
Giá lúa mì tại Chicago tăng sau khi chạm mức thấp nhất 6 tháng trong phiên trước đó, song mức tăng bị hạn chế bởi xuất khẩu của Mỹ chậm lại và xuất khẩu tại khu vực Biển Đen tăng. Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 22 US cent tương đương 2,9% lên 7,71 USD/bushel.
Các nhà quản lý quỹ đang mua lúa mỳ mới, nhưng nhu cầu xuất khẩu mới đang thiếu. Trong bối cảnh sản lượng vụ đậu tương năm 2022 của Mỹ cao kỷ lục, nguyên nhân khiến giá đậu tương trên sàn CBOT cao hơn là do nhu cầu.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago dự kiến khối lượng giao dịch nông sản trên sàn CBOT sẽ giảm vào cuối mùa Hè, nhưng xu hướng tăng giá vẫn duy trì trong thời gian dài hơn.
Giá chào bán lúa mỳ/ngô FOB (giá tại cửa khẩu bên người bán) của Ukraine đã giảm mạnh do thị trường khuyến khích các nhà nhập khẩu mạo hiểm gửi tàu vào Biển Đen để bốc hàng.
Trong khi đó, giá ngô giao tháng 12/2022 kết thúc phiên cuối tuần tăng 7,5 US cent (1,22%) lên 6,23-1/4 USD/bushel; đậu tương giảm 1-1/4 cents, hay 0,09%, xuống 14,04 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE tăng 0,32 US cent tương đương 1,8% lên 18,09 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất (17,61 US cent/lb) 2 tuần trong đầu phiên giao dịch; đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 11,2 USD tương đương 2,1% lên 550,1 USD/tấn.
Giá cà phê trên cả 2 sàn đều tăng trong phiên cuối tuần còn do báo cáo tồn kho tại sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm và sau khi nhà tư vấn hàng đầu HedgePoint Global Market đưa ra dự báo ước tính niên vụ 2022/2023 tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng 1,9% và do đó, toàn cầu chỉ dư thừa 0,3 triệu bao, thay vì dư thừa gần 7 triệu bao theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), do sản lượng giảm ở Việt Nam, Colombia, Honduras.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE tăng 1,5 US cent tương đương 0,7% lên 2,1335 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm 4,5%; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/0222 trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,4% lên 2.226 USD/tấn.
Giá cà phê suy yếu trong cả tuần còn do chỉ số đồng USD tăng 1,84% khiến các tiền tệ mới nổi mất giá làm giảm sức mua và lo ngại rủi ro tăng cao. Tâm trạng tồi tệ này đã góp phần cùng với các yếu tố như lo ngại về lãi suất ở Mỹ, sự suy thoái kinh tế Trung Quốc, lạm phát ở châu Âu và giá cả hàng hóa sụt giảm.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải giảm, do lo ngại suy thoái kinh tế tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Osaka giảm 4 JPY tương đương 1,7% xuống 226 JPY (1,66 USD)/kg; tính chung cả tuần, giá giảm 1,2%. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 185 CNY xuống 12.700 CNY (1.865 USD)/tấn.
Sau số liệu kinh tế Trung Quốc thấp hơn so với dự kiến vào hồi đầu tuần, giá cao su có xu hướng giảm gây áp lực thị trường. Mối lo ngại về nhu cầu cao su tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại trong mấy tháng trước đó, do các hạn chế kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và tiêu thụ. Các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các biện pháp hiệu quả hơn, bao gồm thực hiện các chính sách tăng trưởng để hỗ trợ nỗ lực phục hồi nền kinh tế, có dấu hiệu suy yếu trong tuần này.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá 12/8

Giá 19/8

19/8 so với 18/8

19/8 so với 18/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

92,09

89,57

-1,20

-1,32%

Dầu Brent

USD/thùng

98,15

95,71

-1,01

-1,04%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

72.990,00

74.310,00

+810,00

+1,10%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

8,77

9,18

-0,15

-1,65%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

304,60

299,76

-1,99

-0,66%

Dầu đốt

US cent/gallon

351,78

367,91

-2,14

-0,58%

Dầu khí

USD/tấn

1.045,25

1.081,50

-5,75

-0,53%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

85.000,00

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.815,50

1.759,90

-3,00

-0,17%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.702,00

7.663,00

-2,00

-0,03%

Bạc New York

USD/ounce

20,85

19,01

-0,17

-0,89%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,40

82,30

-0,50

-0,60%

Bạch kim

USD/ounce

965,33

897,63

-1,58

-0,18%

Palađi

USD/ounce

2.224,95

2.125,32

-4,27

-0,20%

Đồng New York

US cent/lb

366,85

366,75

-0,35

-0,10%

Đồng LME

USD/tấn

8.091,50

8.078,50

+47,00

+0,59%

Nhôm LME

USD/tấn

2.434,50

2.386,00

-17,00

-0,71%

Kẽm LME

USD/tấn

3.589,00

3.487,50

+15,00

+0,43%

Thiếc LME

USD/tấn

25.177,00

24.795,00

+200,00

+0,81%

Ngô

US cent/bushel

642,25

623,25

+7,50

+1,22%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

822,50

771,00

+22,00

+2,94%

Lúa mạch

US cent/bushel

427,50

387,25

+6,25

+1,64%

Gạo thô

USD/cwt

17,16

17,09

+0,53

+3,20%

Đậu tương

US cent/bushel

1.454,25

1.404,00

-1,25

-0,09%

Khô đậu tương

USD/tấn

417,90

402,30

-5,60

-1,37%

Dầu đậu tương

US cent/lb

67,97

65,70

+1,43

+2,22%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

863,00

818,40

+3,00

+0,37%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.394,00

2.374,00

-48,00

-1,98%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

222,40

213,35

+1,50

+0,71%

Đường thô

US cent/lb

18,60

18,09

+0,32

+1,80%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

181,05

166,20

+1,00

+0,61%

Bông

US cent/lb

108,59

116,01

+3,31

+2,94%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

588,70

520,00

-45,50

-8,05%

Cao su TOCOM

JPY/kg

149,70

144,50

-2,40

-1,63%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)