Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng hơn 4% lên mức cao nhất 5 tuần bởi USD mạnh lên và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) công bố quyết định cắt giảm nguồn cung lớn nhất kể từ năm 2020, bất chấp lo ngại về khả năng suy thoái và lãi suất đang cao để phản ứng trước việc thị trường năng lượng. Tính chung cả tuần, giá dầu tăng mạnh 2 con số, dầu Brent kết thúc 4 tháng liên tiếp giảm và tăng lên gần 100 USD/thùng.
Giá dầu tăng 5 ngày liên tiếp ngay cả khi USD tăng sau khi số liệu cho thấy nền kinh tế của Mỹ tạo ra việc làm ở tốc độ mạnh mẽ khiến Cục dự trữ Liên bang có lý do tiếp tục tăng lãi suất mạnh. USD cao có thể gây áp lực cho nhu cầu dầu mỏ bởi khiến dầu đắt hơn cho người mua bằng ngoại tệ khác.
Kết thúc phiên 7/10, giá dầu thô Brent tăng 3,5 USD, hay 3,7%, lên 97,92 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 4,19 USD, hay 4,7%, lên 92,64 USD/thùng. Dầu Brent đã có mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 30/8 và WTI cao nhất kể từ ngày 29/8.
Cả hai loại dầu có tuần tăng giá thứ hai liên tiếp với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3, với dầu Brent tăng khoảng 11% và WTI tăng 17%. Giá dầu sưởi của Mỹ tăng 19% trong tuần qua, đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6. Quỹ UBS Global Wealth Management dự đoán dầu Brent sẽ vượt 100 USD/thùng trong những quý tới.
OPEC+, nhóm gồm 13 nước thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia đứng đầu với 10 nhà xuất khẩu dầu khác trong đó có Nga, hôm 5/8 đã công bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% sản lượng hàng ngày của toàn cầu, cho đến ngày 23/12/2023 và đây là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất của OPEC kể từ tháng 4/2020 đến nay. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức thiếu hụt 3,5 triệu thùng/ngày từ mức mục tiêu mà OPEC+ đã công bố trước đó.
Ngoài ra, tất cả các nước thành viên OPEC+ cũng nhất trí gia hạn hiệp định hợp tác vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 tới hết năm 2023. Họ cũng nhất trí rằng ủy ban giám sát của nhóm sẽ họp định kỳ hai tháng một lần còn các nước thành viên OPEC+ sẽ họp 6 tháng một lần.
OPEC+, nhóm gồm 13 nước thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia đứng đầu với 10 nhà xuất khẩu dầu khác trong đó có Nga, hôm 5/8 đã công bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% sản lượng hàng ngày của toàn cầu, cho đến ngày 23/12/2023 và đây là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất của OPEC kể từ tháng 4/2020 đến nay.
Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức thiếu hụt 3,5 triệu thùng/ngày từ mức mục tiêu mà OPEC+ đã công bố trước đó.
Ngoài ra, tất cả các nước thành viên OPEC+ cũng nhất trí gia hạn hiệp định hợp tác vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 tới hết năm 2023. Họ cũng nhất trí rằng ủy ban giám sát của nhóm sẽ họp định kỳ hai tháng một lần còn các nước thành viên OPEC+ sẽ họp 6 tháng một lần.
Ed Moya, chuyên gia phân tích tại sàn giao dịch trực tuyến OANDA, cho biết: "OPEC+ đã làm tất cả những gì họ có thể và hiện đang chờ đợi phản ứng từ các nhà lãnh đạo thế giới".
Phil Flynn, một nhà phân tích năng lượng tại hãng cung cấp các dịch vụ tài chính Chicago’s Price Futures Group cho biết bên cạnh quyết định của OPEC+, vẫn còn những lý do khác tác động đến sự phục hồi của giá dầu.
Theo chuyên gia này, "nguồn cung dầu thô hiện thấp hơn 3% so với mức trung bình 5 năm". Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 7/10.
Các nhà tuyển dụng Mỹ đã bổ sung thêm 263.000 việc làm trong tháng 9, cao hơn một chút so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống 3,5% từ mức 3,7% của tháng 8 giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang làm mọi cách để thúc đẩy cuộc chiến chống lạm phát.
Trong khi đó, đồng USD tiếp tục kéo dài chuỗi tăng giá trong ngày thứ ba liên tiếp hôm 7/10, khi thị trường kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ một lần nữa tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp vào tháng 11 tới dựa trên số liệu báo cáo việc làm hàng tháng mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.
Đồng đô la mạnh là chỉ báo tiêu cực đối với các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD, bao gồm cả dầu thô, vì sự mạnh lên của đồng tiền này sẽ làm tăng chi phí đối với các nhà giao dịch sử dụng đồng euro và các loại tiền tệ khác.
Với quyết tâm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ, Fed đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản trong năm nay từ mức chỉ 25 điểm cơ bản, đẩy giá trị đồng USD lên mức cao nhất của 20 năm.
Kim loại quý: Giá vàng tăng 2,4%
Giá vàng phiên cuối tuần giảm sau khi số liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự kiến củng cố dự đoán Cục dự trữ Liên bang sẽ thực hiện các đợt tăng mạnh lãi suất trong thời gian tới.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.700,03 USD/ounce, tuy nhiên tính chung cả tuần giá tăng 2,4%; vàng giao sau phiên này giảm 0,7% xuống 1.709,3 USD/tấn.
Tai Wong, một chuyên gia giao dịch cấp cao tại hãng tài chính Heraeus Precious Metals ở New York, cho biết: "Thị trường đang dồn sự chú ý vào báo cáo việc làm tích cực hơn dự kiến của Mỹ, được cho là sẽ tiếp động lực để Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11 tới".
Cũng theo chuyên gia này, "nếu không giữ được mức hỗ trợ 1.690 USD/ounce thì giá vàng có thể rơi về mức 1.660 USD/ounce. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát quan trọng dự kiến được công bố vào tuần tới và biên bản cuộc họp của Fed".
Dữ liệu cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã tuyển dụng nhiều hơn dự kiến trong tháng 9, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống còn 3,5%.
Vàng thường rất nhạy cảm với động thái tăng lãi suất của Mỹ, vì việc này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi thúc đẩy giá trị của đồng USD.
Nhà phân tích cấp cao Edward Moya thuộc công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) cho biết vàng cần chứng kiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh và giá vàng sẽ giao dịch ở mức thấp trước khi bật tăng.
Theo các số liệu thống kê, đồng USD vẫn duy trì đà tăng mạnh mẽ so với các đồng tiền khác, khiến vàng trở nên đắt hơn cho những người nắm giữ các loại tiền này. Song song với đó, lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng tăng.
Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của hãng giao dịch Kitco Metals, cho biết: "Giới đầu tư vàng một lần nữa quyết định tập trung nhiều hơn vào chính sách của Fed và ít tập trung hơn vào những căng thẳng địa chính trị có thể thúc đẩy tâm lý tìm nơi trú ẩn an toàn".
Trong khi đó, giá vàng vật chất đã giảm ở Ấn Độ trong tuần này do giá trị đồng rupee giảm làm giảm nhu cầu mua sắm trong dịp lễ hội, đồng thời giá bán tại các trung tâm châu Á khác cũng bị đẩy lên.
Các nguồn tin cho biết, các ngân hàng cung cấp vàng đã cắt giảm các chuyến hàng đến Ấn Độ và tập trung vào Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường khác, nơi có mức phí bảo hiểm chênh lệch giá kỳ hạn tốt hơn.
Cụ thể, các nhà cung cấp vàng hàng đầu cho Ấn Độ - bao gồm ICBC Standard Bank, JPMorgan và Standard Chartered - thường nhập khẩu nhiều vàng hơn trước mùa lễ hội và cất giữ chúng trong các hầm chứa. Tuy nhiên, các kho này hiện chỉ giữ lượng vàng chưa tới 10% lượng họ đã nắm giữ cách đây một năm.
Về các kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tuần giảm 2,3% xuống 20,21 USD/ounce trong phiên ngày 7/10, song tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 7/2022, với tỷ lệ tăng khoảng 6,3% tính đến thời điểm này. Trong khi đó, giá bạch kim cũng giảm 0,7% xuống 915,44 USD/ounce, nhưng tính chung cả tuần cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2021; platinum giảm 0,7% xuống 915,44, nhưng tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2021.
Kim loại công nghiệp: Giá biến động nhẹ
Phiên cuối tuần, giá hầu hết các kim loại cơ bản giảm, nhưng tính chung cả tuần, giá đồng, nhôm và kẽm tăng nhẹ, trong khi giá các kim loại cơ bản khác giảm nhẹ.
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần sau khi số liệu việc làm của Mỹ làm tăng dự đoán Cục dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,5% xuống 7.490,5 USD/tấn, tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp. Đồng Comex của Mỹ giảm 1,3% xuống 3,4 USD/lb.
Các phát ngôn viên của Cục dự trữ Liên bang nhắc lại rằng nhiều khả năng sẽ có đợt tăng lãi suất lớn hơn, điều mà các nhà đầu tư lo sợ có thể đẩy nền kinh tế này vào suy thoái. Lo lắng về nền kinh tế của nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng sẽ khiến kim loại bị áp lực giảm cho đến khi chính phủ nới lỏng những hạn chế về Covid-19.
Với những kim loại cơ bản khác, giá chì giảm 0,2% xuống 2.055 USD/tấn. Dữ liệu của LME cho thấy trong hai ngày qua, các kho dự trữ hàng đầu của LME đã giảm mạnh 61% xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ. Giá nhôm giảm 1,9% xuống 2.302 USD/tấn, kẽm giảm 4,5% xuống 2.980 USD, niken giảm 1,2% xuống 22.500 USD và thiếc giảm 3,7% xuống 19.410 USD.
Nông sản: Giá ngô, đậu tương và cà phê tăng, đường giảm
Phiên cuối tuần, giá đậu tương Mỹ tăng khi các nhà đầu tư mua giá hời sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 trong ngày trước đó. Ngô đóng cửa cũng tăng sau khi giảm mạnh trong phiên trước. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc có thể giảm xuống mức thấp nhất hơn hai năm trong tháng này.
Kết thúc phiên này, giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 9 US cent lên 13,67 USD/bushel; ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 7-3/4 US cent lên 6,83-1/4 USD/bushel và lúa mì mềm đỏ vụ đông cùng kỳ hạn tăng 1-1/4 US cent lên 8,80-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá ngô và đậu tương tăng, lúa mì giảm.
Lợi nhuận của các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học được cải thiện do chi phí năng lượng tăng cao đã hỗ trợ cho giá ngô và giá dầu đậu nành.
Thị trường tài chính bất ổn cùng với báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và rủi ro tiềm ẩn từ khu vực Biển Đen đang khiến các nhà giao dịch không theo đuổi đà tăng giá của các mặt hàng nông sản. Báo cáo của USDA cho hay, Mỹ tiếp tục "vật lộn" trong việc tìm kiếm nhu cầu ngũ cốc thế giới vì các đề xuất mua hàng hiện không có tính cạnh tranh.
Ước tính năng suất trung bình cho vụ ngô năm 2022 của Mỹ là 171,9 bushels/mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4 ha), còn năng suất đậu tương là 50,5 bushels/mẫu Anh. Năng suất ngô lại bushels/mẫu Anh.
Ước tính dự trữ ngô trung bình trong giai đoạn 2022-2023 của Mỹ là 1,127 triệu bushel, giảm 92 triệu bushel so với tháng Chín; dự trữ đậu tương ở mức 240 triệu bushel, tăng 40 triệu bushel; và dự trữ lúa mỳ của Mỹ ở mức 563 triệu bushel, giảm 47 triệu bushel.
Các vùng trồng trọt nông sản chủ chốt ở Trung Tây nước Mỹ và vùng đồng bằng đều đang chịu cảnh khô hạn. Băng giá được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối tuần và nhiệt độ sẽ ấm lên vào giữa tuần tới.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 0,22 US cent hay 1,2% lên 18,68 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 1,5 USD hay 0,3% lên 552,8 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường tăng.
Các đại lý cho biết giá dầu đang tăng có thể ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất ở các nhà máy mía đường Brazil, phân bổ thêm mía để sản xuất ethanol nếu giá xăng tăng cao.
Cũng có một số tin đồn mưa tại Brazil đang ảnh hưởng tới tốc độ thu hoạch và đe dọa cắt giảm sản lượng đường trong niên vụ này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 0,4 US cent hay 0,2% lên 2,181 USD/lb sau khi giảm 3,1% trong phiên liền trước xuống gần mức thấp nhất một tháng. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 15 USD hay 0,7% lên 2.155 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm.
Arabica cũng bị áp lực giảm do mưa tại Brazil đã cải thiện triển vọng cho vụ năm tới, mặc dù nguồn cung khan hiếm trong ngắn hạn đang củng cố giá.
Sản lượng cà phê của Colombia trong năm nay dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 8 năm đạt khoảng 12 triệu bao loại 60 kg/bao.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9 giảm 17,8% so với tháng trước đó, mặc dù trong 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ ba liên tiếp, ngay cả khi chứng khoán nước này giảm điểm gây áp lực lên tâm lý. Việc giao dịch vẫn yếu do kỳ nghỉ dài ngày tại Trung Quốc.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2,5 JPY hay 1,1% lên 234,5 JPY (1,62 USD)/kg. Tính chung cả tuần hợp đồng này tăng khoảng 2,7%; hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 tại Singapore ổn định tại 137,7 US cent/kg. 
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 0,71%. Sản lượng cao su tại nước xuất khẩu hàng đầu Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi các dự báo mưa rào tiếp tục và cảnh báo lũ lụt khắp nước này.
Giá hàng hóa thế giới

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)