Năng lượng: Giá dầu năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2016, than và khí gas cũng tăng mạnh.

Giá dầu giảm trong phiên cuối cùng của năm 2021, song có năm tăng mạnh nhất kể từ ít nhất năm 2016, được thúc đẩy bởi nền kinh tế toàn cầu hồi phục từ sự sụt giảm của đại dịch Covid-19 và sự kiềm chế của các nhà sản xuất, ngay cả khi các trường hợp nhiễm virus corona trên thế giới đạt mức cao kỷ lục.
Kết thúc phiên 31/12, dầu thô Brent giảm 1,75 USD tương đương 2,2% xuống 77,78 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,78 USD tương đương 2,31% xuống 75,21 USD/thùng. Tính chung cả năm, dầu Brent tăng 50,5% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2016, dầu WTI tăng 55,5%, có lúc giá dầu WTI tăng hơn 70% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009.
Năm 2021, cả hai loại dầu đều đạt mức cao kỷ lục vào tháng 10/2021, với dầu Brent đạt 86,7 USD/thùng – cao nhất kể từ năm 2018 và dầu WTI đạt 85,41 USD/thùng – cao nhất kể từ năm 2014.
Dự kiến giá dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm tới do nhu cầu nhiên liệu bay tăng. Các nhà phân tích dự báo giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình 73,57 USD/thùng trong năm 2022, giảm 2% so với mức 75,33 USD/thùng trong tháng 11/2021. Khi giá dầu dao động gần 80 USD/thùng thì Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh được gọi là OPEC+, có thể sẽ bám sát kế hoạch bổ sung nguồn cung thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2/2022, khi cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 4/1/2022.
Tương tự dầu, giá khí tự nhiên tại Mỹ có năm tăng mạnh nhất 5 năm, chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ tăng mạnh. Theo đó, giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 16,9 US cent tương đương 5% lên 3,730 USD/mmBtu. Tính chung cả năm, giá khí tự nhiên tăng 47% - năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Giá khí tự nhiên tăng lên mức cao nhất hơn 1 thập kỷ, đạt khoảng 6,5 USD/mmBtu hồi đầu năm 2021. Tuy nhiên, trong quý 4/2021 giá khí tự nhiên chạm mức thấp nhất kể từ quý 3/2008, chịu áp lực bởi giá khí đốt tại châu Âu giảm và dự báo thời tiết mùa đông ôn hòa hơn so với dự kiến trước đó.
Đối với mặt hàng than, giá thép cây trên sàn Thượng Hải phiên 31/12 giảm 0,1% xuống 4.315 CNY/tấn. Tính chung cả năm, giá thép cây tăng 4,8%. Giá thép cuộn cán nóng đạt 4.411 CNY/tấn. Tính chung cả năm, giá thép cuộn cán nóng tăng 7%. Giá thép không gỉ tăng 0,4% lên 17.125 CNY/tấn. Tính chung cả năm, giá thép không gỉ tăng hơn 50%, được củng cố bởi giá nickel tăng mạnh.
Trung Quốc cam kết giữ sản lượng thép thô năm 2021 dưới mức cao kỷ lục 1,065 tỉ tấn đạt được trong năm 2020. Điều được cho là không thể, trong bối cảnh xây dựng bùng nổ và sản xuất trầm trọng. Đẩy giá thép trong 3 quý đầu năm 2021 tăng mạnh.

Kim loại quý: Giá vàng và palladium giảm mạnh nhất 6 năm, bạc giảm mạnh nhất 7 năm

Giá vàng có năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2015, chịu áp lực bởi đồng USD tăng, khi các nhà đầu tư chuẩn bị đón năm mới, trong đó nguồn cung tiền có thể bị thắt chặt ngay cả khi mối đe dọa từ biến thể virus corona Omicron vẫn hiện hữu.
Phiên 31/12, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.827,51 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.827,26 USD/ounce – mức cao nhất kể từ ngày 22/11/2021 và vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 0,8% lên 1.828,6 USD/ounce. Tính chung cả năm, giá vàng giảm 4% do nền kinh tế toàn cầu hồi phục, thúc đẩy các nhà đầu tư hướng tới tài sản rủi ro hơn, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Về các kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,2% lên 23,3 USD/ounce. Tính chung cả năm, giá bạc giảm hơn 11% - mức giảm mạnh nhất 7 năm.
Giá palladium giảm 3% xuống 1.906,27 USD/ounce – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2015.

Kim loại công nghiệp: Giá tăng mạnh nhất kể từ năm 2009

Giá các kim loại công nghiệp năm 2021 tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, được thúc đẩy bởi nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng, dẫn đầu là nhôm và thiếc.
Phiên cuối cùng của năm, trên sàn London, giá đồng tăng 0,3% lên 9.720,5 USD/tấn. ính chung cả năm, giá đồng tăng 25% sau khi tăng 20% năm 2020.
Giá nhôm phiên này giảm 0,4% xuống 2.807,5 USD/tấn. Tính chung cả năm, giá nhôm tăng 42% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009.
Giá kẽm không thay đổi ở mức 3.534 USD/tấn, song có năm tăng 28,5% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2017.
Giá nickel tăng 0,8% lên 20.757 USD/tấn. Tính chung cả năm, giá nickel tăng 25% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2019.
Giá chì tăng 0,3% lên 2.304 USD/tấn và tăng 15% năm 2021 – mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2017.
Giá thiếc giảm 0,9% xuống 38.860 USD/tấn. Tính chung cả năm, giá thiếc tăng hơn 90% - mức tăng mạnh nhất trong ít nhất 2 thập kỷ.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tại Trung Quốc có năm giảm đầu tiên trong 3 năm, với sự biến động mạnh đạt mức cao kỷ lục trước khi giảm gần 1/2, trong bối cảnh Bắc Kinh hạn chế sản lượng nghiêm ngặt nhằm đáp ứng mục tiêu biến đổi khí hậu.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 680 CNY (106,71 USD)/tấn.
Giá quặng sắt sau khi tăng gần gấp 4 lần vào năm 2019, tăng hơn 3 lần trong năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục 1.239 CNY/tấn hôm 12/5/2021, được thúc đẩy bởi nhu cầu sản xuất thép tăng mạnh. Tuy nhiên, tính chung cả năm giá quặng sắt giảm 12%.

Nông sản: Giá ngũ cốc, cà phê, đường đều tăng, trong đó cà phê tăng rất mạnh

Phiên cuối cùng của năm 2011, trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 3/4 US cent lên 13,39-1/4 USD/bushel. Tính chung cả năm, giá đậu tương tăng 2,2%, Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 2-3/4 US cent xuống 5,93-1/4 USD/bushel. Tính chung cả năm, giá ngô tăng 22,4% và tăng 4 năm liên tiếp. Giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 9 US cent xuống 7,7-3/4 USD/bushel. Tính chung cả năm, giá lúa mì tăng 20,3%, tăng năm thứ 5 liên tiếp và có năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2010 do nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung tại các khu vực sản xuất trọng điểm trên toàn cầu giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE phiên 31/12 cũng tăng 0,1 US cent tương đương 0,5% lên 18,88 US cent/lb. Tính chung cả năm, giá đường thô tăng 21,9%; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 2,4 USD tương đương 0,5% lên 497,1 USD/tấn. Tính chung cả năm, giá đường trắng tăng 18,1%.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 3 USD tương đương 0,1% xuống 2.370 USD/tấn, trong phiên trước đó, giá cà phê đạt 2.384 USD/tấn – cao nhất 10 năm. Tính chung cả năm, giá cà phê tăng 81%.
Trong khi đó, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 2,75 US cent tương đương 1,2% xuống 2,261 USD/lb. Tính chung cả năm, giá cà phê tăng 76%, do hạn hán và sương giá tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – hồi đầu năm nay.
Giá dầu cọ tại Malaysia kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Bursa (Malaysia) phiên 31/12 tăng 22 ringgit tương đương 0,47% lên 4.705 ringgit (1.129,92 USD)/tấn.
Tính chung cả năm 2021, giá dầu cọ tăng 30,7%, là năm tăng thứ 3 liên tiếp, với sản lượng giảm và nhu cầu tăng mạnh dự kiến sẽ đẩy giá tăng trong năm tới. Bên cạnh đó, đại dịch gây ra tình trạng thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến sản lượng tại nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, trong khi nhu cầu tăng sau khi các nước nới lỏng các hạn chế đóng cửa. Giá dầu cọ trung bình trong năm 2021 ở mức khoảng 4.149,57 ringgit (996,53 USD)/tấn.
Các nhà phân tích và thương nhân cho biết, nhu cầu hàng hóa toàn cầu được dự kiến sẽ vẫn tăng mạnh trong năm 2022 và tạo tiền đề thúc đẩy giá, khi nền kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục, mặc dù các đợt tăng giá tương tự khó có thể xảy ra.
Hội đồng Các nước Sản xuất Dầu cọ dự kiến giá dầu cọ sẽ tăng mạnh trong năm 2022, do sản lượng sẽ vẫn giảm bởi chi phí phân bón tăng và tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài.

Nguồn: Vinanet / VITIC / Reuters, Tradingeconomics