Trên thị trường năng lượng, giá dầu biến động nhẹ sau khi OPEC+ nhất trí duy trì chính sách tăng dần sản lượng dầu hiện tại.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm nhẹ 4 US cent xuống 71,59 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 9 US cent lên 68,59 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+ đã nhất trí duy trì chính sách từ tháng Bảy, theo đó hạ dần mức cắt giảm sản lượng bằng cách tăng sản lượng hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày. Tuy nhiên tổ chức này đã điều chỉnh lại triển vọng nhu cầu năm 2022 và đối mặt với áp lực của Mỹ để tăng sản lượng nhanh hơn.
OPEC+ cho biết dù những ảnh hưởng của dịch COVID-19 tiếp tục gây ra nhiều bất ổn, nhưng thị trường dầu đang phục hồi và lượng dầu dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang tiếp tục giảm xuống, giữa lúc đà phục hồi gia tăng.
Nhà đàm phán hàng đầu của Nga, Alexander Novak cho biết OPEC+ đã hoàn thành một mục tiêu loại bỏ lượng dầu dư thừa ra khỏi thị trường toàn cầu và điều quan trọng là giữ thị trường cân bằng.
Trong khi đó, giá dầu thô ở Mỹ được dự đoán sẽ vẫn chịu áp lực, khi hoạt động sản xuất dầu khí ở Vịnh Mexico dần phục hồi. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định việc phục hồi các nhà máy ở bang Louisiana bị đóng cửa do bão Ida có thể mất vài tháng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ xăng của Mỹ tăng 1,3 triệu thùng trong tuần trước, các nhà phân tích dự kiến giảm 1,6 triệu thùng. Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng có thể hạn chế nhu cầu tại Mỹ trong những tuần tới cùng với sụt sụt giảm theo mùa sau khi mùa hè kết thúc. Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 7,2 triệu thùng trong tuần trước xuống 425,4 triệu thùng, so với các nhà phân tích dự kiến giảm 3,1 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng biến động nhẹ trong bối cảnh các nhà đầu tư phần lớn tập trung chú ý vào báo cáo việc làm của Mỹ.
Vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.812,55 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,1% xuống 1.816 USD/ounce.
Vàng chủ yếu biến động theo di chuyển của USD, đồng tiền này đã giảm sau Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ cho thấy các nhà tuyển dụng thuê ít nhân công hơn so với dự kiến, nhưng sau đó được bù đắp một phần do số liệu cho thấy sự gia tăng trong lĩnh vực sản xuất.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán số việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 8 sẽ tăng 750.000 việc.
Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến kế hoạch thu hẹp các biện pháp hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Một phần đà giảm sau đó đã được hồi phục nhờ báo cáo cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ ghi nhận sự gia tăng.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại công ty môi giới RJO Futures (Mỹ) cho biết mặc dù vàng đã nhận được một chút lức đẩy từ sự thoái lui ban đầu của đồng USD, xu hướng cho thấy lực đẩy này đang dần cạn kiệt.
Ngoài ra, ông Haberkorn nói thêm rằng vàng đã tăng giá từ tuần trước sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng mặc dù việc thu hẹp kích thích có thể bắt đầu trong năm nay, nhưng ngân hàng trung ương sẽ thận trọng cân nhắc việc tăng lãi suất. Song đà tăng từ sự kiện này đang bắt đầu nhạt dần, do thị trường kỳ vọng báo cáo việc làm Mỹ công bố hôm 3/9 sẽ cho thấy mức tăng khá mạnh.
Cùng chung nhận định đó, ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty dịch vụ môi giới và tài chính OANDA (Mỹ) cho biết vàng sẽ tiếp tục củng cố cho đến khi báo cáo thị trường lao động Mỹ được công bố.
Trong khi đó, theo các nguồn thạo tin, đến thời điểm hiện nay phía Taliban chưa cho thấy nhiều thông tin về cách thức lực lượng này sẽ đảm bảo được nguồn vốn để duy trì hệ thống tài chính.
Hai đại diện ngân hàng cho biết ông Idris đã gặp các thành viên của Hiệp hội ngân hàng Afghanistan trong tuần này và khẳng định Taliban đánh giá lĩnh vực ngân hàng là “thiết yếu”. Hai người này dẫn lời ông Idris nói rằng Taliban hiện kiểm soát Afghanistan và đang nỗ lực tìm giải pháp cho khả năng thanh toán cũng như tình trạng lạm phát gia tăng.
Về các kim loại quý khác, giá bạc tăng 1% lên 24,13 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất trong ba tuần. Ngược lại, giá bạch kim giảm 1,2% xuống 1.000,01 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm mạnh sau khi số liệu cho thấy hoạt động sản xuất chậm lại trong tháng 8 ở khắp khu vực Châu Âu và Châu Á. Tại Trung Quốc hoạt động sản xuất giảm lần đầu tiên trong 1,5 năm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME giảm 1,9% xuống 9.339,5 USD/tấn. Tuy nhiên giá vẫn tăng 20% trong năm nay sau khi tăng 26% trong năm 2020, và các nhà phân tích lạc quan rằng nhu cầu kim loại này sử dụng trong lưới điện sẽ tăng khi thế giới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để điện khí hóa.
Đồng đã đạt mức cao kỷ lục 10.747,5 USD/tấn trong tháng 5 và xuống thấp nhất 4,5 tháng tại 8.740 USD hồi giữa tháng 8. Nhà phân tích của Citi cho biết các yếu tố cơ bản đã cải thiện trong những tuần gần đây, dự kiến giá đồng trung bình trong năm nay trên mức 9.000 USD một chút.
Hoạt động sản xuất mất đà tại hầu khắp Châu Á và Châu Âu trong tháng 8 nhưng tăng tốc tại Mỹ và Canada.
Chứng khoán toàn cầu lên mức cao mới do các nhà đầu tư dự đoán có thêm kích thích.
Cơ quan quản lý dự trữ nhà nước Trung Quốc cho biết họ đã tung ra thị trường 150.000 tấn đồng, nhôm và kẽm, hoàn thành đợt đấu giá kim loại thứ 3 để kiềm chế giá.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt Trung Quốc giảm hơn 8% bởi thị trường giao ngay chậm chạp trong khi những hạn chế về sản lượng thép tại nước này làm giảm triển vọng nhu cầu phục hồi.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 đóng cửa ở mức 880 CNY/tấn; quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm khoảng 8,6% xuống 759 CNY/tấn, mức giảm theo phần trăm lớn nhất kể từ ngày 30/7. Đóng cửa giá giảm 7,8% xuống 765 CNY/tấn. Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại Singapore giảm 6,0% xuống 143 USD/tấn.
Giá thép tại Thượng Hải cũng giảm bởi số liệu quặng sắt và kinh tế yếu; thép thanh giảm 1,7% xuống 5.242 CNY/tấn và thép cuộn cán nóng giảm 2,4% xuống 5.492 CNY/tấn. Thép không gỉ giảm 4% xuống 17.560 CNY/tấn.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng 8, giảm lần đầu tiên trong 1,5 năm do các biện pháp ngăn chặn Covid-19, tắc nghẽn nguồn cung và giá nguyên liệu thô cao.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ giảm phiên thứ 3 liên tiếp bởi thanh lý hợp đồng mua và lo lắng về xuất khẩu chậm trễ bởi thiệt hại do bão khi vụ thu hoạch đến gần.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 11-1/2 US cent xuống 5,22-3/4 USD/bushel sau khi giảm xuống 5,18-1/4, mức thấp nhất kể từ ngày 12/7.
Đậu tương giảm phiên thứ 5 liên tiếp, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 xuống thấp nhất 2 tháng. Hợp đồng Giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 14-3/4 US cent xuống 12,77-3/4 USD/bushel sau khi đạt 12,7 USD, thấp nhất kể từ ngày 28/6. Gía lúa mì đỏ mềm vụ đông giao tháng 12 đóng cửa giảm 8 US cent xuống 7,14-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,17 US cent hay 0,9% xuống 19,67 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 10 không đổi tại 483,3 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đường có nhiều khả năng được củng cố sau khi không vượt qua mức cao nhất trong 4,5 năm, với nhu cầu suy yếu nhưng sản lượng cũng sụt giảm từ Brazil sau khi thời thiết khô hạn và sương giá.
Brazil đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn đường trong tháng 8 so với 3,14 triệu tấn một năm trước.
Ukraine có khả năng tăng sản lượng đường trắng từ củ cải đường khoảng 1/3 lên 1,4 triệu tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 40 USD hay 2% lên 2.066 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2017 tại 2.070 USD/tấn trong phiên trước đó; cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 0,25 US cent hay 0,1% xuống 1,9565 USD/lb.
Nhu cầu thay thế mạnh mẽ đối với cà phê robusta hiện nay do giá arabica tăng vọt sau khi băng giá gây thiệt hại cho mùa vụ của Brazil.
Trong khi đó, các nguồn cung robusta đang khan hiếm trong bối cảnh vận chuyển tắc nghẽn và phong tỏa virus corona tại Việt Nam. Tỉnh Lampung, Indonesia, một khu vực sản xuất robusta quan trọng đã xuất khẩu 6.250,69 tấn trong tháng 8, giảm 70,5% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá cao su Nhật Bản tăng do các nhà đầu tư săn giá hời sau khi giá giảm trong tháng thứ 3, lấn át những dấu hiệu hoạt động sản xuất của Châu Á mất đà trong tháng 8.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,7 JPY hay 0,8% lên 208,6 JPY (1,9 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 5,7% trong tháng 8; cao su kỳ hạn tháng 1/2022 tại Thượng Hải cũng tăng 20 CNY lên 13.845 CNY (2.141 USD)/tấn.
Giá tăng bất chấp số liệu sản xuất suy yếu của Châu Á do sự bùng phát trở lại của các trường hợp nhiễm virus corona làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn khu vực này, làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động sản xuất chững lại có thể gây ra khủng hoảng kinh tế bởi tiêu thụ sụt giảm.