Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khỏi mức cao kỷ lục nhiều năm do thông tin sản lượng công nghiệp Mỹ tháng 9 không như kỳ vọng.
Theo đó, giá dầu Brent giảm 53 US cent, hay 0,6%, xuống 84,33 USD/thùng, sau khi có lúc chạm 86,04 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) phiên này tăng 16 US cent, tương đương 1,19%, lên 82,44 USD/thùng vào cuối phiên, sau khi chạm mức 83,87 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014. Tuần trước, cả 2 loại dầu đều tăng ít nhất là 3%.
Sản lượng tại các nhà máy ở Mỹ trong tháng Chín giảm sâu nhất trong bảy tháng do tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu liên tục làm giảm sản lượng ô tô tại nước này – thêm một bằng chứng cho thấy tình trạng hạn chế về nguồn cung đang cản trở tăng trưởng kinh tế.
Ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới đầu tư Price Futures Group ở New York (Mỹ) cho biết thị trường khởi đầu tuần mới với nhiều lạc quan. Nhưng số liệu yếu kém về sản xuất công nghiệp của Mỹ khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào nhu cầu, và rồi Trung Quốc công bố những số liệu kinh tế làm gia tăng những lo lắng đó đã khiến giá dầu đảo chiều đi xuống.
Trong khi đó, dữ liệu mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, tắc nghẽn nguồn cung và bùng phát dịch COVID-19 lẻ tẻ trên toàn cầu.
Nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty môi giới đầu tư OANDA (Mỹ) cho biết, tình trạng của thị trường dầu có vẻ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ trầm trọng hơn do thời tiết ở Bắc Bán cầu đã bắt đầu lạnh hơn. Trong khi thiếu hụt than, điện và khí đốt tự nhiên dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với dầu thô, sản lượng từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất ngoài khối (nhóm OPEC+) hoặc Mỹ lại ít khả năng sẽ tăng.
Tỷ lệ chế biến dầu thô hàng ngày của Trung Quốc trong tháng Chín giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 do tình trạng thiếu nguyên liệu và các cuộc thanh tra môi trường làm tê liệt hoạt động tại các nhà máy lọc dầu. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu độc lập phải đối mặt với việc thắt chặt hạn ngạch nhập khẩu dầu thô.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay, sản lượng dầu ở lưu vực Permi ở Texas và New Mexico dự kiến sẽ tăng 62.000 thùng/ngày lên 4,8 triệu thùng/ngày vào tháng tới, đưa tổng sản lượng dầu từ bảy hệ thống đá phiến chính dự kiến sẽ tăng 76.000 thùng/ngày lên 8,29 triệu thùng/ngày.
Giá khí tự nhiên ở Mỹ giảm gần 8% xuống mức thấp nhất trong ba tuần do dự báo thời tiết ôn hòa và sản lượng tăng, bất chấp giá khí đốt ở Châu Âu tănAAuUSD/tấn0% sau khi tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga không đặt được nhiều công suất đường ống dẫn khí để chuyển thêm nhiên liệu này đến châu Âu.
Trên thị trường Mỹ, giá khí đốt giao tháng 11 giảm 42,1 cent, tương đương 7,8% xuống còn 4,989 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 23/9.
Thông tin của Reuters cho biết sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 92,0 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 10 đến nay, từ mức 91,1 bcfd vào tháng 9. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 95,4 bcfd vào tháng 11 năm 2019.
Reuters dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 86,6 bcfd trong tuần này lên 89,7 bcfd vào tuần tới khi thời tiết chuyển mùa mát mẻ hơn và nhiều nhà dân và doanh nghiệp bật máy sưởi ấm.
Với giá khí đốt gần 36 USD/mmBtu ở Châu Âu và 34 USD ở Châu Á, so với chỉ khoảng 5 USD ở Mỹ, các thương nhân cho biết người mua trên khắp thế giới sẽ tiếp tục mua tất cả LNG mà Mỹ có thể sản xuất.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng, dù tâm lý né tránh rủi ro trên các thị trường tài chính đã hạn chế đà giảm của vàng.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.765,14 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn giảm 0,2% và chốt phiên ở mức 1.765,70 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng khi giới đầu tư ngày càng tin vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu giảm mua tài sản sau số liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ vẫn tăng mạnh trong tháng trước. Trong khi đó, chỉ số Dollar index - đo sức mạnh của USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt vẫn ổn định.
Chuyên gia Craig Erlam của công ty môi giới OANDA (Mỹ) cho rằng nếu lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tiếp tục tăng lên, vàng sẽ vẫn gặp nhiều trở ngại lớn.
Vàng được xem là biện pháp phòng trừ rủi ro lạm phát, nhưng kim loại quý này vẫn bị cạnh tranh bởi đồng USD trong vai trò nơi trú ẩn an toàn. Việc Fed giảm chính sách kích thích kinh tế và triển vọng nâng lãi suất đang đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ đi lên, từ đó làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý không sinh lãi như vàng.
Tuy nhiên, tâm lý trên các thị trường tài chính nhìn chung vẫn yếu, khi đà tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc chậm lại, trong khi giá dầu tăng mạnh đã làm dấy lên những lo ngại về lạm phát gia tăng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,3% xuống 23,21 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 1,8% và được giao dịch ở mức 1.035,29 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng có lúc tăng lên mức cao kỷ lục, song quay đầu giảm ở cuối phiên sau dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và Mỹ, mặc dù nguồn cung giảm mạnh buộc các nhà giao dịch phải trả giá đồng giao ngay ở mức cộng cao chưa từng có trong lịch sử.
Kết thúc phiên này, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 10.213 USD/tấn, chênh lệch giá đồng giao ngay so với kỳ hạn 3 tháng tăng lên trên 1.000 USD/tấn, gần gấp đôi mức cao kỷ lục trước đó, được thiết lập vào năm 1987.
Lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ, từ mức hơn 150.000 tấn một tháng trước đây xuống còn 14.150 USD/tấn.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 0,5% lên 3.186,50 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức 3.229 USD, cao nhất kể từ năm 2008; kẽm giảm 2,4% xuống USD/tấn, cả hai đều được thúc đẩy bởi việc cắt giảm nguồn cung.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên vừa qua giảm. Theo đó, quặng kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Đại Liên giảm 2,3% xuống 711 CNY/tấn.
Giá thép phiên này cũng giảm. Trên sàn Thượng Hải, thép thanh vằn – dùng trong xây dựng - giảm 1,2% xuống 5.422 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng – dùng trong sản xuất, chế tạo - giảm 0,4% xuống 5.678 CNY/tấn, trong khi thép không gỉ tăng 0,8% lên 20.680 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ kỳ hạn tương lai tăng trong phiên vừa qua do lo ngại giá phân bón tăng cao sẽ khiến diện tích trồng ngô năm tới bị hạn chế, trong bối cảnh xuất khẩu ngô hàng tuần của Mỹ mạnh hơn dự kiến.
Giá đậu tương cũng tăng do giá dầu thực vật tăng mạnh trên toàn cầu. Giá lúa mì phiên này tương đối ổn định. Theo đó, trên sàn London, ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 7 cent lên 5,32-3/4 USD/bushel.
Giá đậu tương kỳ hạn cũng tăng nhờ sức mạnh của thị trường dầu su su và dầu thực vật toàn cầu. Hợp đồng lúa mì kỳ hạn theo xu hướng ổn định. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 6-1/4 cent lên 12,24 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 3/4 cent lên 7,34-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn New York giảm hơn 2% do các nhà máy giảm sự chú ý tới thị trường này trong bối cảnh Brazil đã có mưa trên diện rộng, cản trở đà tăng giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,45%, tương đương 2,3%, xuống 19,35 cent/lb; đường trắng giao tháng 12 phiên này giảm 12,70 USD, tương đương 2,4% xuống 507,30 USD/tấn.
Trên nhiều diện tích ở Brazil đã có mưa, làm giảm lo ngại về triển vọng sản lượng mía đường. Trong khi đó, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu hiện thấp.
Trung Quốc nhập khẩu 870.000 tấn đường trong tháng 9, tăng 61,1% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 phiên này giảm 1,8 cent, tương đương 0,9%, xuống 2,016 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 6 USD, tương đương 0,3%, xuống 2.115 USD/tấn. Thời tiết ở Brazil có mưa cũng giúp hạ nhiệt thị trường cà phê.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm trong phiên vừa qua sau khi dữ liệu chính thức cho thấy Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng quý chậm nhất trong khoảng một năm.
Cao su kỳ hạn tháng 3 trên sàn Osaka kết thúc phiên giảm 2,5 yên, tương đương 1,1%, xuống 224 yên/kg. Cao su kỳ hạn tháng 1 trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 14.690 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

82,49

+0,05

+0,06%

Dầu Brent

USD/thùng

84,33

-0,53

-0,62%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

52.330,00

-670,00

-1,26%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

4,98

-0,01

-0,16%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

248,25

-0,41

-0,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

253,85

-1,07

-0,42%

Dầu khí

USD/tấn

738,50

-8,25

-1,10%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.100,00

-590,00

-0,78%

Vàng New York

USD/ounce

1.764,30

-1,40

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.478,00

+14,00

+0,22%

Bạc New York

USD/ounce

23,24

-0,02

-0,10%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,00

-0,70

-0,82%

Bạch kim

USD/ounce

1.039,26

-0,02

0,00%

Palađi

USD/ounce

2.015,75

-2,25

-0,11%

Đồng New York

US cent/lb

471,25

-1,30

-0,28%

Đồng LME

USD/tấn

10.196,00

-85,00

-0,83%

Nhôm LME

USD/tấn

3.167,50

-4,00

-0,13%

Kẽm LME

USD/tấn

3.696,50

-98,00

-2,58%

Thiếc LME

USD/tấn

37.814,00

+614,00

+1,65%

Ngô

US cent/bushel

532,75

+7,00

+1,33%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

736,25

+2,25

+0,31%

Lúa mạch

US cent/bushel

662,00

+1,75

+0,27%

Gạo thô

USD/cwt

13,85

0,00

-0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

1.221,50

+3,75

+0,31%

Khô đậu tương

USD/tấn

317,90

+1,30

+0,41%

Dầu đậu tương

US cent/lb

62,02

+0,73

+1,19%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

915,30

+8,20

+0,90%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.610,00

+3,00

+0,12%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

201,60

-1,80

-0,88%

Đường thô

US cent/lb

19,35

-0,45

-2,27%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

120,20

-3,45

-2,79%

Bông

US cent/lb

107,04

-0,29

-0,27%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

749,00

-10,90

-1,43%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,80

-0,20

-0,11%

Ethanol CME

USD/gallon

2,21

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)