Trên thị trường năng lượng, giá dầu biến động trái chiều, có thời điểm chạm mức thấp nhất trong hai tuần do dự trữ dầu của Mỹ tăng và dự đoán nguồn cung dầu thô từ Iran sẽ tăng sau các cuộc đàm phán hạt nhân với các cường quốc thế giới vào tháng 11 tới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng nhẹ 15 US cent, tương đương 0,2%, lên 82,81 USD/thùng, trước đó có thời điểm chạm mức thấp nhất 2 tuần là 80,58 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giảm 26 US ent (0,3%), xuống 84,32 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất hai tuần là 82,32 USD/thùng vào giữa phiên và “tụt” 2,1% trong phiên trước đó.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của nước này tăng 4,3 triệu thùng trong tuần trước, cao gấp đôi so với dự báo của các nhà phân tích là tăng 1,9 triệu thùng.
Các nhà phân tích hàng hóa của công ty nghiên cứu thị trường Citi Research (Mỹ) cho biết, lượng dự trữ dầu tăng mạnh do lượng nhập khẩu ròng dầu thô tăng vọt và quá trình xử lý của nhà máy lọc dầu vẫn còn chậm. Tuy nhiên, các kho dự trữ xăng của Mỹ đã giảm 2 triệu thùng, xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm.
Tại trung tâm lưu trữ dầu WTI ở Cushing, Oklahoma (Mỹ), dự trữ dầu thô hiện ở mức thấp nhất trong 3 năm, cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ vẫn đang ở mức thấp trong nhiều tháng. Nhà cung cấp thông tin năng lượng Genscape cho biết, tính đến ngày 26/10, các kho chứa dầu tại Cushing đã giảm 2.772 triệu thùng trong tuần trước.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc, dịch bệnh vẫn căng thẳng ở nga và với số ca nhiễm ngày càng tăng ở các nước phương Tây, cũng gây áp lực lên giá dầu trong phiên 28/10.
Giá than luyện cốc ở Trung Quốc giảm xuống gần mức thấp nhất 2 tháng, do Bắc Kinh tăng cường các biện pháp hạ nhiệt giá than đang tăng cao. Nguồn cung than luyện cốc vẫn thiếu hụt do nhập khẩu từ các nước như Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đại dịch. Giá than luyện cốc trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kỳ hạn giao tháng 1 giảm 12% xuống 2.503 CNY (391,24 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 1/9; than cốc cũng giảm 12%.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do do nhu cầu tăng lên đối với các “kênh đầu tư an toàn” trong bối cảnh đồng USD yếu đi và dữ liệu mới cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm nhất hơn một năm.
Cuối phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.801,43 USD/ounce, vàng giao sau tăng 0,2% lên 1.802,6 USD/ounce.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại thuộc High Ridge Futures, cho biết tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ đang hỗ trợ thị trường vàng, bởi kinh tế yếu có thể làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm giảm bớt quy mô chương trình mua trái phiếu và nâng lãi suất.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III/2021 đã tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, do sự gia tăng trở lại số ca nhiễm COVID-19 và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục kéo dài, dẫn đến việc thiếu hụt nhiều loại hàng hóa, qua đó kìm hãm đà chi tiêu của người tiêu dùng.
Đồng USD trong phiên này giảm 0,6% so với rổ các đồng tiền chủ chốt, xuống mức thấp nhất trong một tháng qua khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua đang nắm giữ loại tiền tệ khác.
Ông Meger cho biết, vàng được coi là một trong những “hàng rào” chống lại áp lực lạm phát và đây là nhân tố hỗ trợ cơ bản cho thị trường vàng trong tương lai. Ông dự đoán giá vàng và bạc sẽ tăng cao trong những tuần tới.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã kết thúc kỳ họp tháng 10 và quyết định giữ nguyên chính sách hiện hành, điều đã được dự báo rộng rãi trước đó.
Giới đầu tư hiện tập trung vào cuộc họp của Fed vào ngày 2-3/11 tới. Cuộc họp này mang ý nghĩa quan trọng hơn đối với vàng sau những bình luận gần đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell về việc giảm chương trình mua tài sản. Nhà phân tích Rhona O’Connell của StoneX cho rằng thị trường vàng chắc chắn sẽ có phản ứng ngắn hạn đối với tuyên bố của Fed sau cuộc họp này.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,1% lên 24,07 USD/ounce, bạch kim tăng 1%, lên 1.020,97 USD/ounce, trong khi giá palladium tăng 1,5% lên 1.992,81 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm phục hồi từ mức thấp 2 tháng khi các nhà đầu tư tập trung vào tác động mà tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc sẽ gây ra đối với các nhà máy luyện nhôm sử dụng nhiều năng lượng. Phiên liền trước, giá nhôm giảm sau khi cơ quan hoạch định chính sách nước này cho biết sẽ can thiệp để hạ nhiệt giá than đang tăng mạnh trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Năng lượng chiếm khoảng 40% trong chi phí của nhà máy luyện nhôm. Mặc dù giá than giảm khỏi từ mức cao kỷ lục gần đây, nguồn nhôm vẫn đang thiếu hụt.
Kết thúc phiên, giá nhôm trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,8% lên 2.732 USD/tấn sau khi có lúc chạm mức thấp nhất trong hai tháng tại 2.602 USD/tấn.
Các nhà phân tích thuộc Commerzbank cho biết nguồn cung nhôm toàn cầu sẽ vẫn thiếu hụt do áp lực lợi nhuận của các nhà máy luyện ở Trung Quốc và các nhà sản xuất lớn Norsk Hydro và Rusal cảnh báo tình trạng thiếu hụt sẽ còn tiếp diễn. Sản lượng nhôm trong tháng 9 tại Trung Quốc, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp.
Về những kim loại công nghiệp khác, giá đồng trên sàn LME tăng 1,1% lên 9.658 USD/tấn, kẽm tăng 0,6% lên 3.354 USD/tấn, chì tăng 1,6% lên 2.424 USD/tấn, thiếc tăng 0,5% lên 35.570 USD/tấn và nickel 0,9% tăng 19.590 USD/tấn.
Giá sắt thép phiên này giảm. Theo đó, giá quặng sắt kết thúc phiên giảm 2,4% xuống 684 CNY/tấn, trong phiên có lúc giá xuống 639 CNY/tấn. Giá quặng sắt hàm lượng 62% Fe giao ngay tăng 1 USD lên 122,5 USD/tấn trong ngày 17/10. Giá thép thanh tại Thượng Hải giảm 1,3% xuống 4.712 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,7% xuống 5.063 CNY/tấn; thép không gỉ giao tháng 12 giảm 3,2% xuống 19.295 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ tăng lên mức cao nhất nhiều năm, bởi lo ngại nguồn cung toàn cầu khan hiếm và nhu cầu xuất khẩu mạnh. Đáng chú ý, giá lúa mì vụ đông còn được hỗ trợ bởi tình trạng mùa vụ và mưa tại phía đông Midwest ngăn cản nông dân gieo trồng như kế hoạch.
Cụ thể, giá lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 lúc đóng cửa tăng 12-3/4 US cent lên 7,72-1/2 USD/bushel, mức cao nhất kể từ tháng 2/2013, trong khi lúa mì cứng đỏ vụ đông cao nhất kể từ tháng 5/2014.
Giá lúa mì tăng đã đẩy giá ngô tăng phiên thứ 3 liên tiếp, với ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 5-1/2 US cent lên 5,62-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 17/8. Đậu tương giảm bởi giá dầu suy yếu và xuất khẩu ngô chậm lại. Theo đó, đậu tương kỳ hạn tháng 1 giảm 3-3/4 US cent xuống 12,46 USD/bushel.
Giá đường thô lúc đóng cửa giảm 0,08 US cent hay 0,4% xuống 19,62 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 2,9 USD hay 0,6% xuống 515,6 USD/tấn. Giá năng lượng yếu ảnh hưởng tiêu cực đến giá đường. Tuy nhiên, thị trường này tiếp tục được hỗ trợ bởi triển vọng sản lượng ở khu vực Trung Nam Brazil giảm trong năm nay, mặc dù mưa gần đây đã cải thiện triển vọng sản lượng năm tới.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2022 kết thúc phiên giảm 20 USD hay 0,9% xuống 2.177 USD/tấn do thị trường này tiếp tục thoái lui từ mức đỉnh 4,5 năm thiết lập trong ngày 26/10. Mặc dù giảm song giá cà phê tiếp tục được hỗ trợ bởi chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu container trước vụ thu hoạch của Việt Nam - vào tháng tới. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 1,4 US cent hay 0,7% xuống 1,9995 USD/lb.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm do đồng yen mạnh so với USD thúc đẩy việc bán hàng hóa tính theo yn ra ra và giá dầu giảm đồng thời các thị trường chứng khoáng Tokyo đã làm xói mòn tâm lý thích rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng JPY mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này kém hấp dẫn hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 2,1 JPY hay 0,9% xuống 230,8 JPY (2 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 1/2022 tại Thượng Hải tăng 255 CNY lên 15.170 CNY (2.372 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
82,86
|
+0,05
|
+0,06%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
84,62
|
+0,30
|
+0,36%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
51.490,00
|
+600,00
|
+1,18%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
5,67
|
-0,11
|
-1,87%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
243,25
|
-0,25
|
-0,10%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
250,15
|
-1,50
|
-0,60%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
720,50
|
+6,25
|
+0,88%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
73.260,00
|
-1.750,00
|
-2,33%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.797,50
|
-5,10
|
-0,28%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.550,00
|
-14,00
|
-0,21%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
24,00
|
-0,12
|
-0,52%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
87,50
|
-0,20
|
-0,23%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.021,59
|
+0,20
|
+0,02%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.996,67
|
+5,37
|
+0,27%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
443,20
|
-0,65
|
-0,15%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.666,50
|
+118,50
|
+1,24%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.746,50
|
+60,50
|
+2,25%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.372,00
|
+37,00
|
+1,11%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
35.858,00
|
+468,00
|
+1,32%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
564,50
|
+1,75
|
+0,31%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
778,00
|
+5,50
|
+0,71%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
716,00
|
+5,50
|
+0,77%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,57
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.250,25
|
+4,25
|
+0,34%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
333,10
|
+2,20
|
+0,66%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
61,10
|
+0,23
|
+0,38%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
953,10
|
-2,20
|
-0,23%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.611,00
|
-23,00
|
-0,87%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
199,95
|
-1,40
|
-0,70%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,62
|
-0,08
|
-0,41%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
123,55
|
-1,60
|
-1,28%
|
Bông
|
US cent/lb
|
112,72
|
-1,01
|
-0,89%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
678,00
|
-22,00
|
-3,14%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
178,00
|
-0,40
|
-0,22%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,21
|
0,00
|
0,00%
|