Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 1,5 năm, palladium lập đỉnh cao nhất mọi thời đại khi khi thị trường chứng kiến sức hút mạnh mẽ của các tài sản an toàn, trong khi niclel tăng hơn 20% - mức tăng trong một ngày nhiều chư từng có - bởi lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến các lệnh trừng phạt Nga và cuộc giao tranh ở Ukraine vẫn còn tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, giá dầu mỏ và lúa mì tăng lên mức cao nhất 14 năm, khiến thị trường hàng hóa toàn cầu vốn đang chao đảo càng thêm rung lắc.
Nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley của OANDA, Jeffrey Halley, viết trong một báo cáo: "Có câu nói rằng cách chữa tốt nhất cho giá cao là để cho giá cao”, nhưng "Thật không may, trong một môi trường lạm phát đình trệ, điều đó không đúng. Tôi nghi ngờ các dự báo tăng trưởng cho năm 2022 trên toàn thế giới sẽ cần phải được điều chỉnh mạnh xuống thấp hơn, và sẽ rất thú vị khi xem các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ làm gì". Lạm phát đình trệ ở đây là đề cập đến các quốc gia đang trải qua đồng thời lạm phát gia tăng và sản lượng kinh tế bị đình trệ.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn khoảng 10% ngay những phút giao dịch đầu tiên của tuần mới khi Mỹ và các đồng minh Châu Âu cân nhắc cấm xuất khẩu dầu thô từ Nga, giữa bối cảnh khả năng dầu thô Iran sẽ chưa sớm có mặt trên thị trường, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Giá dầu Brent vọt lên 139,13 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đạt 130,5 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7/2008. Giá các nhiên liệu khác cũng đồng loạt vượt kỷ lục cao nhất kể từ 2008, với xăng ở Mỹ đạt 3,890 USD/gallon, trong khi dầu sưởi ở Mỹ đạt 4,237 USD/gallon.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent vẫn tăng 5,1 USD tương đương 4,3% lên 123,21 USD/thùng và dầu WTI tăng 3,72 USD tương đương 3,2% lên 119,4 USD/thùng.
Giá dầu toàn cầu đã tăng vọt hơn 60% kể từ đầu năm 2022, cùng với các mặt hàng khác, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế thế giới và lạm phát đình trệ. Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, đang đặt mục tiêu tăng trưởng chậm lại còn 5,5% trong năm nay.
“Một cuộc tranh giành các thùng dầu để lấp đầy khoảng trống 3-4 triệu thùng dầu xuất khẩu từ Nga chắc chắn sẽ đẩy thị trường dầu mỏ tăng chóng mặt trong tuần này”, nhà phân tích Helima Croft của RBC Capital cho biết. Theo bà: “Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Iraq chỉ có thể bổ sung thêm 2,0-2,5 triệu thùng/ngày trong khoảng 30 – 60 ngày tới. Ngoài ra, còn phải xem có bao nhiêu quốc gia sẽ tham gia lệnh cấm vận dầu mỏ chính thức của Nga”.
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này cùng các đồng minh phương Tây đang nghiên cứu việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Sang ngày 7/3, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra quyết định về một lệnh cấm như vậy.
Cũng trong ngày 7/3, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết giá dầu có thể lên hơn 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu từ nước này. Ông Novak
Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết, giá dầu có thể tăng lên hơn 300 USD/thùng nếu Mỹ và EU cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Ông Novak cho hay Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ hàng đầu thế giới, nước này xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% tổng nguồn cung toàn cầu.
Nhà phân tích hàng hóa của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) Giovanni Staunovo cho hay 125 USD/thùng – mức dự báo ngắn hạn đối với dầu Brent - là mức trần “mềm” cho giá dầu, mặc dù con số trên có thể tăng cao hơn nữa. Chuyên gia này nhận định tình hình căng thẳng gia tăng trong thời gian dài ở Ukraine có thể đẩy giá dầu Brent lên trên 150 USD/thùng.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Bank of America (Mỹ) cũng ước tính nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày hoặc cao hơn. Diễn biến đó có thể đẩy giá lên tới 200 USD/thùng.
Trong khi đó, triển vọng các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với các cường quốc trên thế giới rơi vào tình trạng không chắc chắn, sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt liên quan tới tình trạng căng thẳng tại Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nước này với quốc gia Vùng Vịnh. Các nguồn tin đồng thời cho biết phía Trung Quốc cũng đưa ra các yêu cầu mới.
Trong bối cảnh đó, các quan chức Mỹ và Venezuela đã thảo luận về khả năng nới lỏng các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ đối với quốc gia Mỹ Latinh này. Song các nguồn thạo tin cho hay hai bên đạt được rất ít tiến bộ hướng tới một thỏa thuận trong cuộc đàm phán song phương cấp cao đầu tiên trong nhiều năm.
Trong khi đó, giá xăng tại Mỹ đạt mức cao nhất trong lịch sử, vượt qua mức kỷ lục của năm 2008 là 4,103 USD/gallon.
Theo đó, giấ xăng AAA trung binihf tăng lên 4,009 USD/gallon, tăng 11% so với trung bình của tuần trước, và tăng 45% so với mức 2,760 USD cách đây một năm.
Giá xắng tại Mỹ vào cuối tuần qua đã chứng kiến lần đầu tiên kể từ năm 2008 mà mức trung bình vượt quá 4 USD/gallon.
Trong khi đó, dù mức tăng về giá xăng trong ngày thứ Sáu không bằng mức tăng kỷ lục trong một ngày là 18 xu, song cũng đã lập kỷ lục mới cho mức tăng lớn nhất trong khoảng thời gian bảy ngày. Kỷ lục trước đó về giá xăng tại Mỹ đã được thiết lập sau cơn bão Katrina năm 2005, với mức tăng được ghi nhận là 49 xu.
Theo chuyên gia Patrick De Haan, người đứng đầu phân tích dầu khí tại GasBuddy, cho biết trong một tuyên bố rằng người Mỹ chưa bao giờ thấy giá xăng cao như thế, cũng như chưa bao giờ thấy tốc độ tăng nhanh và dữ dội như vậy.
Sự kết hợp này làm cho tình hình này trở nên đáng chú ý và căng thẳng hơn, với các lệnh trừng phạt đối với Nga nhằm hạn chế dòng chảy dầu của quốc gia này, dẫn đến sự tăng vọt về giá của tất cả các loại nhiên liệu như xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay.
Chuyên gia này cũng nhận định rằng sẽ không sớm cải thiện được vấn đề này, khi tình trạng giá xăng cao có thể sẽ không kéo dài trong chỉ vài ngày hoặc vài tuần giống như năm 2008 mà có thể là vài tháng.
Giá xăng đã tăng trước khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine (U-crai-na) gia tăng, phần lớn là do nhu cầu tăng khi các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 được dỡ bỏ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế tuần trước thông báo rằng Mỹ và các nước thành viên khác sẽ giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình, trong đó bao gồm 30 triệu thùng từ Mỹ.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ kế thúc phiên vừa qua giảm hơn 3%, do dự báo thời tiết ít lạnh và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới thấp hơn so với dự báo trước đó. Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York giảm 18,3 US cent tương đương 3,6% xuống 4,833 USD/mmBTU, đóng cửa phiên trước đó giá khí tự nhiên đạt mức cao nhất kể từ ngày 2/2/2022.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng và palladium tăng vọt.
Giá vàng giao ngay lúc đầu phiên 7/3 tăng vọt lên 2.000,69 USD/ounce, cao nhất kể từ 19/8/2020, trước khi nhẹ nhẹ về 1.986,69 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 4 cũng đạt 2.000,20 USD.
Ông Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của chuyên trang về thị trường vàng Kitco Metals, có trụ sở tại Canada, dự đoán nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine không hạ nhiệt sớm, giá vàng có thể sẽ tăng lên các mức cao kỷ lục mới.
Ông cho biết thị trường chứng khoán hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn và sẽ tiếp tục chịu áp lưc bán tháo, điều này cũng sẽ hỗ trợ cho giá vàng.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đã giảm 1% trong phiên này, khi giá dầu thô tăng mạnh đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng lạm phát leo thang hơn nữa.
Vàng thường được xem là công cụ lưu giữ giá trị an toàn trong những thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính. Đây cũng được xem là biện pháp phòng trừ rủi ro khi lạm phát gia tăng.
Lượng vàng nắm giữ bởi Quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, tăng 0,4% lên 1.054,3 tấn vào thứ Sáu (4/3) - mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 năm 2021.
Kết thúc phiên, giá vàng vẫn tăng 1,3% lên 1.993,22 USD/ounce, vàng giao sau tăng 1,5% lên 1.995,9 USD/ounce.
Palladium tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, khi đạt 3.440,76 USD lúc mở cửa, trước khi hạ nhẹ về cuối phiên, kết thúc ở mức giảm 0,9% xuống 2.976,21 USD/ounce. Nga chiếm 40% sản lượng palladium toàn cầu - kim loại được các nhà sản xuất ô tô sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để hạn chế phát thải.
Giá palladium giảm từ mức cao kỷ lục sau khi các quan chức Nga và Ukraine tổ chức vòng đàm phán ngừng bắn thứ 3, khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra chốt lời. Trong khi vàng duy trì ở mức gần 2.000 USD/ounce do nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn.
Các quốc gia phương Tây đã gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, trong khi đó Nga chiếm 40% sản lượng palladium toàn cầu – kim loại được các nhà sản xuất ô tô sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để hạn chế khí thải.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,4% xuống 25,57 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,5% và được giao dịch ở mức 1.116,01 USD/ounce.
Trên thị tường kim loại công nghiệp, giá nickel tăng gần 80% lên mức cao kỷ lục và giá nhôm tăng cao kỷ lục lên hơn 4.000 USD/tấn, do lo ngại gián đoạn nguồn cung bởi lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga, thúc đẩy hoạt động mua vào.
Các chuỗi cung ứng toàn cầu cố gắng xác định thị trường sẽ ra sao trong trường hợp có thể không có nguồn cung từ Nga, nhà sản xuất nickel lớn thứ ba thế giới. Điều này khiến thị trường kim loại công nghiệp tăng sốc.
Giá nhôm trên sàn London kết thúc phiên giảm 3,1% xuống 3.729 USD/tấn, nhưng trong phiên có lúc tăng lên hơn 4.000 USD/tấn. Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn Thượng Hải cũng tăng vọt lên mức cao kỷ lục 4.000 USD/tấn. Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới, 7% lượng nickel và 3,5% nguồn cung cấp đồng trên toàn cầu.
Giá nickel kết thúc phiên tăng 76% lên 50.925 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch đạt mức cao kỷ lục (55.000 USD/tấn, tăng 90%). Giá nickel kỳ hạn tháng 4 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải sáng nay cũng tăng 12% lên mức cao kỷ lục 210.950 nhân dân tệ (33.391,37 USD)/tấn.
Nga cung cấp cho thế giới khoảng 10% nhu cầu nickel chủ yếu dùng cho sản xuất thép không gỉ và ắc quy xe điện, và chiếm khoảng 6% sản lượng nhôm toàn cầu, được sử dụng trong các ngành vận tải, xây dựng và đóng gói.
Kunal Sawhney, giám đốc điều hành tại công ty nghiên cứu Kalkine, cho biết: “Nguồn cung đã khan hiếm, và nếu một nhà cung cấp lớn bịđưa ra khỏi thị trường, điều đó sẽ có tác động không chỉ trong ngắn hạn mà cả trung hạn”.
Tồn trữ nickel tại London chạm 76.830 tấn, giảm 70% kể từ tháng 4/2021 xuống mức thấp nhất hơn 2 năm, trong khi nhu cầu ước tính đạt khoảng 3 triệu tấn.
Tồn trữ nhôm chạm 786.475 tấn – gần mức thấp nhất 15 năm (761.950 tấn) trong tháng 2/2022.
Giá đồng trên sàn London giảm 3,9% xuống 10.260 USD/tấn, trước đó trong phiên tăng lên mức cao kỷ lục 10.845 USD/tấn. Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng tăng hơn 10%. Nga chiếm khoảng 3,5% nguồn cung đồng toàn cầu.
Giá kẽm trên sàn London tăng 1,3% lên 4.065 USD/tấn, trước đó trong phiên đạt 4.248 USD/tấn – mức cao kỷ lục 15 năm, do chi phí năng lượng tại châu Âu tăng cao làm dấy lên lo ngại triển vọng cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, châu Âu chiếm khoảng 15% nguồn cung kẽm toàn cầu sử dụng trong mạ thép.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên này cũng tăng lên mức cao nhất 6 tháng, do giá dầu tăng và dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại làm gia tăng kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế nhằm vào cơ sở hạ tầng ở nền
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 7,1% lên 870 CNY (137,69 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 31/8/2021. Giá than luyện cốc tăng 8,7% lên 3.136 CNY/tấn, trước đó trong phiên tăng mạnh 12,9%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 5 USD lên 159 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 4,4% lên 5.094 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 2,8% lên 5.380 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 4/2022 tăng 10,1% lên 20.560 CNY/tấn, theo xu hướng giá nickel tăng và tăng mạnh nhất kể từ ngày 27/9/2019.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì tăng vọt lên mức cao kỷ lục do lo ngại nguồn cung toàn cầu sẽ bị gián đoạn đến khi xung đột Nga – Ukraine được giải quyết.
Giá lúa mì đỏ, mềm Mỹ kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 85 US cent lên 12,94 USD/bushel – cao nhất 14 năm, trong phiên có lúc đạt 13,94-1/2 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 27/2/2008 – khi khủng hoảng lương thực trên toàn cầu, do các nhà giao dịch tiếp tục đánh giá tác động đối với nguồn cung khi xuất khẩu từ Nga - nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới bị giới hạn, và sản lượng cũng như xuất khẩu từ Ukraine bị giảm sút. Hai quốc gia đang có xung đột này chiếm tổng cộng 29% lượng lúa mì xuất khẩu.
Với việc các cảng của Ukraine bị đóng cửa và các nhà khai thác không muốn giao dịch lúa mì Nga khi đối mặt với các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây, người mua đang cố gắng tìm các nhà nguồn cung cấp khác để thay thế. Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2022 phiên này kết thúc giảm 1 US cent xuống 16,59-1/2 USD/bushel và giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 3-1/2 US cent xuống 7,6-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô giảm nhẹ, song vẫn đạt mức cao nhất 3 tháng trong đầu phiên giao dịch, khi giá dầu và giá lúa mì đạt mức cao nhất 14 năm do lo ngại gián đoạn nguồn cung bởi xung đột Nga – Ukraine. Cụ thể, giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE giảm 0,4% xuống 19,27 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2021 (19,89 US cent/lb). Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng 0,6% lên 533,3 USD/tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng hơn 5%, do giá dầu thô tăng và tồn trữ tính đến cuối tháng 2/2022 giảm. Theo đó, dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 5,19% lên 6.602 ringgit (1.581,32 USD)/tấn, sau khi tăng 6,2% trong phiên.
Sản lượng dầu cọ tại những nước sản xuất hàng đầu thế giới – Indonesia và Malaysia – có thể sẽ tăng khoảng 3% trong năm nay, song sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu dầu thực vật toàn cầu.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE ở mức 2,2425 USD/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 3,5 tháng trong tuần trước đó, do lo ngại xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, dẫn đến nhu cầu cà phê giảm. Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London giảm 0,14% xuống 2.035 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cao su tại Nhật Bản chạm mức thấp nhất hơn 2 tuần, do thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, cùng với đó là xung đột giữa Nga – Ukraine ngày càng trầm trọng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Osaka giảm 2,2 JPY tương đương 0,9% xuống 253 JPY (2,2 USD)/kg, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/2/2022 (251,1 JPY/kg) trong đầu phiên giao dịch. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 25 CNY lên 13.785 CNY (2.181,79 USD)/tấn.