Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 7/2025 JRUc6 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 6,3 JPY, tương đương 1,72% chốt ở 373 JPY (2,44 USD)/kg. Tính chung cả tuần, hợp đồng này giảm nhẹ 0,19%.
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 5/2025 SNRv1 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh 190 CNY, tương đương 1,07% chốt mức 17.935 CNY (2.461,47 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, hợp đồng này tăng 2,57%.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2025 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch ở mức 204,5 US cent/kg, tăng 3%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Hàng hóa (KPK) của Malaysia, quốc gia này liên tục nỗ lực tăng cường hợp tác với các nước sản xuất cao su lớn, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan nhằm đảm bảo giá cao su ổn định hơn.
Đại diện KPK cũng cho biết thêm, giống như các mặt hàng khác, giá cao su thiên nhiên phụ thuộc rất nhiều từ cung – cầu thế giới thay vì cho Chính phủ quyết định. Những nỗ lực hướng tới chuẩn hóa giá cao su được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Hội đồng Cao su Ba bên Quốc tế (ITRC) và cả Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC).
Đồng thời, thông qua những nỗ lực này, Malaysia cũng hy vọng có thể hợp tác với các nước sản xuất lớn để giải quyết thách thức về giá cả - phần lớn đang chịu ảnh hưởng từ các giao dịch Hợp đồng tương lai trên Sàn SICOM Singapore chi phối, để những người nông dân nhỏ có thể đón nhận mức giá cao su công bằng hơn.
Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch 14/2, hướng tới chấm dứt ba tuần giảm giá, được thúc đẩy bởi nhu cầu nhiên liệu tăng.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters