Dầu cọ
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa giảm 2 ringgit, tương đương 0,05% chốt ở 4.040 ringgit (981,77 USD)/tấn, sau khi tăng 5% trong phiên trước đó.
Thị trường đang giảm giá một cách thận trọng. Hiệp hội Dầu cọ Malaysia (MPOA) ước tính sản lượng dầu cọ trong tuần này sẽ khiến giá có dấu hiệu tăng. Theo một cuộc khảo sát của Reuters, kho dự trữ dầu cọ của Malaysia trong tháng 4 sụt giảm bất chấp sản lượng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, bởi xuất khẩu tăng mạnh và nhập khẩu giảm mạnh.
Ngân hàng Trung ương Malaysia dự kiến sẽ hạ lãi suất ở mức thấp kỷ lục để hỗ trợ sự hồi phục nền kinh tế của nước này khi các ca nhiễm virus corona ngày càng gia tăng.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu cọ hàng đầu đã báo cáo có 382.315 ca nhiễm virus corona mới.
Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,3% trong khi sàn Đại Liên đóng cửa nghỉ lễ. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá của các loại dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Tinh trạng thiếu lao động do đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở Malaysia – quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới. Các nhà phân tích tại UOB KayHian đã ước tính vẫn thiếu khoảng 30% lực lượng lao động.
Đường
Kết thúc phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London tăng 11 USD, tương đương 2,4%, lên 460,8 USD/tấn. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE tăng 0,41 US cent, tương đương 2,4% lên 17,53 US cent/lb.
Ngân hàng Commerzbank cho biết họ không mong đợi giá sẽ tăng bền vững như hồi tháng 2/2021, nhưng họ đang nâng dự báo về giá đường thô trong quý 4/2021 lên 16 US cent/lb, bởi rủi ro về nguồn cung đã tăng lên và giá dầu cao có thể dẫn tới sự chuyển đổi tỷ lệ lớn sử dụng mía sang sản xuất ethanol.
Do thời tiết khô hạn kéo dài, dự báo sản lượng mía đường của Brazil đã bị điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, Công ty tư vấn về đường và ethanol, Datagro, cho rằng cán cân cung đường toàn cầu đang đổi chiều từ thiếu hụt trong niên vụ 2020/21 sang thặng dư trong niên vụ 2021/22, bất chấp sản lượng của Brazil sụt giảm bởi sản lượng hồi phục ở Thái Lan và bội thu ở Ấn Độ.
Cao su
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản tăng hơn 3% theo đà hồi phục của giá cao su trên sàn Thượng Hải và do kỳ vọng nhu cầu tăng sau khi nền kinh tế lớn thứ nhất thế giới này có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 05/5/2021

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

21- Jun

2,28

Thái Lan

STR20

21- Jun

1,71

Malaysia

SMR20

21- Jun

1,69

Indonesia

SIR20

21- Jun

1,73

Thái Lan

USS3

THB/kg

21- Jun

61,76

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

21- Jun

1.590

Thái Lan

Mủ 60% (drum)

21- Jun

1.690

 

 

Singapore

 

 

TSR20

 

 

 

US cent/kg

 

21- May

169,50

21- Jun

167,70

21- Jul

168,60

21- Aug

169,70

 

RSS3

 

US cent/kg

 

21- May

226,00

21- Jun

225,30

21- Jul

221,00

21- Aug

221,00

Theo Tổng cục Cao su Campuchia, các đồn điền cao su ở quốc gia này có tổng diện tích là 404.159 ha. Trong số đó, có 292.497 ha (72%) được khai thác để lấy mủ, còn 111.663 ha (28%) cao su còn lại đang trong quá trình trưởng thành.

Bộ Nông Lâm Thủy sản Campuchia cho biết, quốc gia này đã xuất khẩu hơn 350.000 tấn cao su trong năm ngoái, thu về hơn 482 triệu USD. Các điểm đến hàng đầu của cao su Campuchia là Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia.

Nguồn: VITIC/Reuters