Những người nghiện hút thuốc lá sẽ làm tổn hại gen, các nhà khoa học đã đo được tổn thương di truyền nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể do hút thuốc lá và nhận thấy việc gây đột biến không chỉ gây đột biến gen trong các tế bào phổi mà thuốc lá còn gây đột biến 97 gen trong thanh quản, 39 gen ở vòm miệng, 23 gen trong khoang miệng, 18 gen tại bàng quang và 6 gen ở gan… Nó gây ra bởi sự methyl hóa DNA, một quá trình di truyền ngoại gen khi mà một nhóm methyl bị chèn vào DNA, làm thay đổi chức năng của nó. Methyl hóa DNA diễn ra bất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Một nghiên cứu chỉ ra gan của một người bình thường chứa khoảng 240 tỷ tế bào. Hút mỗi ngày 1 bao thuốc gây ra đột biến trong mỗi tế bào gan, chỉ riêng cơ quan gan là 1.440 tỷ đột biến tất cả. Các nhà khoa học cũng chỉ ra cứ 49 điếu thuốc, bạn sẽ “châm lên” một đột biến mới ở phổi.. mỗi đột biến kéo gần hơn đến với căn bệnh ung thư. Nó kích hoạt một chuỗi các thiệt hại di truyền, biến đổi một tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.
Các nhà khoa học nghiên cứu tìm thấy có những đột biến trong ADN ở người hút thuốc. Những đột biến này đại diện cho một chuỗi các tổn thương di truyền có thể dẫn đến ung thư, mặc dù các đột biến này có thể khác nhau giữa các tế bào ở từng cá nhân khác. Không chỉ gây đột biến gien trong phổi, các bộ phận khác của cơ thể cũng chịu tác động của thuốc lá, bởi chất gây ung thư trong thuốc lá được tìm thấy hầu hết ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khói thuốc. Thuốc lá là một chất kích thích được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Đặc biệt, nam giới và những người có công việc căng thẳng, nhiều áp lực… là các đối tượng thường xuyên hút thuốc lá như một thói quen, một cách thể hiện bản thân hoặc giải toả cảm xúc.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học đã thu thập mẫu máu khoảng 16 nghìn người. Trong số đó có cả những người còn hút thuốc và những người đã cai thuốc trong thời gian dài. Phân tích quá trình methyl hóa DNA trên bộ gen của họ, các nhà khoa học nhận thấy có tới 7.000 gen sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc. Hầu hết chúng có thể biến mất sau khi một người đã cai thuốc khoảng 5 năm nhưng cũng có trường hợp methyl hóa DNA tồn tại trong gen của họ đến cả 30 năm. Mặc dù số lượng người hút thuốc lá đã giảm mỗi năm, nhưng đó vẫn là nguyên nhân gây ra số ca tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Một lý do quan trọng là ngay cả khi đã dừng hút thuốc vẫn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Ung thư, bệnh tim mạch và tắc nghẽn phổi mãn tính vẫn thường trực đe dọa những người tưởng mình đã nằm trong vùng an toàn khi cai được thuốc lá.
Vì những tác hại mà thuốc lá gây ra, tất cả những ai đã và đang hút thuốc hãy ngừng hút thuốc ngay để các tín hiệu methyl hóa DNA trở lại mức độ bình thường sau 5 năm, hãy phấn đấu chữa lành những tác động có hại của việc hút thuốc lá gây ra.