Giá nikel được giao dịch trên Sàn Thượng Hải tăng lên mức cao kỷ lục 149.870 CNY (tương đương 23.200,77 USD)/tấn.
Các nhà phân tích cũng cho biết sáu nhà sản xuất thép không gỉ ở khu vực Quảng Tây đã được yêu cầu hạn chế sản xuất do chính quyền địa phương tìm cách kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng và khí thải.
Tuy nhiên, họ cho rằng, tác động từ việc kiểm soát sản lượng có thể bị hạn chế do nhu cầu theo mùa vẫn chưa tăng.
Giá thép không gỉ giao tháng 10/2021 được giao dịch trên sàn Thượng Hải tăng 4,1% lên 18.500 CNY (tương đương 2.859,97 USD)/tấn.
Một mỏ khai thác quặng sắt đang hoạt động
Trong phiên giao dịch gần nhất giá thép không gỉ tăng 3,9% lên 18.455 CNY/tấn. Giá thép cây giao tháng 1 tăng nhẹ 0,3% lên 5.308 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, giảm 0,2% xuống 5.564 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, giá quặng sắt kỳ hạn được giao dịch trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên ngày 31/3 giảm 5% xuống 808 CNY/tấn.
Giá than cốc kỳ hạn tại Đại Liên giảm 1,0% xuống 2.460 CNY/tấn, trong khi giá than luyện cốc tăng 0,7% lên 3.159 CNY/tấn. Giá quặng sắt có hàm lượng 62%sắt tăng 2,5 USD lên 158,5 USD/tấn.

Trung Quốc bóp sản lượng thép, giá quặng sắt đang dần mất đà - Ảnh 1.

Kể từ giữa tháng 7 năm nay, giá quặng sắt đã giảm khoảng 40% do lo ngại về nhu cầu của các nhà máy luyện thép tại Trung Quốc, đặc biệt là khi đất nước tỷ dân đang sản xuất hơn một nửa sản lượng thép của toàn thế giới.
Bước hụt hơi của quặng sắt đã giáng một đòn đau vào các nước khai thác quặng sắt lớn như Australia và Brazil, khi mà họ đang dốc sức để bảo vệ đà phục hồi của nền kinh tế trước sự bùng phát của biến chủng Delta.
Theo S&P Global Platts, trong phiên giao dịch ngày 19/8, giá quặng sắt chuẩn đã tụt xuống mức 130,2 USD/tấn. Hơn nữa, chỉ tính riêng trong ngày hôm đó, giá quặng đã bốc hơi 15%, cũng là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Sang phiên giao dịch ngày 20/8, giá quặng sắt đã hồi về mức 139,1 USD/tấn, nhưng vẫn còn cách xa so với mức đỉnh mọi thời đại là 233 USD/tấn xác lập vào tháng 5 vừa qua.
Các loại hàng hóa khác như dầu thô và đồng cũng giảm điểm do nhà đầu tư lo ngại rằng biến chủng Delta có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, song không tụt nhanh như quặng sắt.
Dù quặng sắt là mặt hàng được giao dịch nhiều thứ hai thế giới sau dầu thô, giá của loại khoáng sản này lại thường biến động nhiều hơn so với các hàng hóa lâu đời hơn như dầu mỏ và đồng.
Morgan Stanley nhấn mạnh, giá quặng sắt chưa bao giờ cắm đầu với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy kể từ thị trường thiết lập mô hình giá giao ngày cho mặt hàng này cách đây 13 năm.
"Chúng tôi đã lường trước sự điều chỉnh của giá quặng sắt, vì mức giá hiện tại quá cao nhưng không bền vững. Tuy nhiên, dù lịch sử giao dịch quặng sắt khá bấp bênh, chúng tôi vẫn hơi ngạc nhiên vì nó mất đà nhanh như vậy", Morgan Stanley cho hay.

Nguồn: VITIC/Reuters