Giá vàng trong nước tăng
Vào thời điểm lúc 11h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 48,40 triệu đồng/lượng - bán ra 48,77 triệu đồng/lượng (tăng 30.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 48,45 triệu đồng/lượng (tăng 130.000 đồng/lượng) - bán ra 48,70 triệu đồng/lượng (tăng 150.000 đồng/lượng).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 48,42 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng) - bán ra 48,60 triệu đồng/lượng (tăng 80.000 đồng/lượng).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 48,42 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng) - bán ra 48,60 triệu đồng/lượng (tăng 80.000 đồng/lượng).
Giá vàng thế giới 1.715 - 1.717 USD/ounce
Giá vàng thế giới từ sáng đến 11h30 giao dịch trong khoảng 1.715 - 1.717 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8/2020 trên sàn Comex New York ở mức 1.724 USD/ounce.
Đêm 9/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay trên ngưỡng 1.717 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8/2020 trên sàn Comex New York 1.723 USD/ounce. Giá vàng hôm nay cao hơn 33,8% (434 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới tăng vọt và qua đó phá vỡ xu hướng giảm mới hình thành vào cuối tuần trước. Sự điều chỉnh giảm của đa phần các thị trường chứng khoán thế giới là yếu tố tích cực đối với vàng.
Vàng tăng mạnh trở lại trong bối cảnh các TTCK thế giới biến động trái chiều, nhiều thị trường quay đầu giảm sau nhiều phiên tăng giá. Dòng tiền tạm thời rời xa kênh đầu tư rủi ro và trở lại với vàng và đồng USD.
Mặt hàng kim loại quý tăng còn do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covidi-19. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế thế giới sẽ giảm 5,2% vì dịch Covid-19 và các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Như vậy, đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Đồng đô la Mỹ sụt giảm trên thị trường ngoại hối cũng đang hỗ trợ cho giá vàng – với những thể hiện rất tốt trong tuần này. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 15,9 USD/ounce lên mức 1720,7 USD.
Hôm nay, chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ của NFIB đã tăng lên 94,4 trong tháng 5 từ 90,9 trong tháng 4. Chính phủ Mỹ công bố báo cáo nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào suy thoái vào tháng 2/2020, trong khi đó vào ngày 8/6/2020, Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp Mỹ.
Giá vàng bật tăng trở lại sau phiên lao dốc thảm hại vào cuối tuần. Cú sốc việc làm của nước Mỹ gây áp lực không nhỏ tới vàng nhưng vàng vẫn còn ở mức khá cao và triển vọng về dài hạn tươi sáng. Vàng tăng trở lại chủ yếu do nhiều người tìm mua vàng sau khi vàng giảm sâu. Ngoài ra, tình trạng thế giới bất ổn, căng thẳng Mỹ-Trung leo thang là yếu tố thuận lợi cho giá vàng.
Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính trong nước bị gián đoạn nghiêm trọng. Trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến sẽ giảm 2,5% trong năm nay.
Trên thế giới, dịch Covid-19 vẫn hoành hành. Số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng kỷ lục trong khi dịch chưa đạt đỉnh ở khu vực Trung Mỹ. Theo WHO, hơn 6 tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, đây không phải là lúc quốc gia nào từ bỏ nỗ lực ứng phó dịch. WHO cho rằng, thế giới còn phải đối phó lâu dài với Covid-19. Vàng tăng còn do các nhà đầu tư đổ xô tìm sự an toàn do căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc và Mỹ-Trung leo thang.
Hiện giới đầu tư đang chuyển sự chú ý tới cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tìm kiếm manh mối về các biện pháp kích thích hơn nữa.
Cuối tuần qua, Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã giảm 0,4%. Các nhà đầu tư cắt giảm đặt cược tăng giá của vàng tại Comex trong tuần đến hết ngày 2/6. Theo các nhà phân tích tại DailyFX, giá vàng vẫn còn một chặng đường dài trước khi xu hướng tăng hiện tại gặp rủi ro. Sự bất định của kinh tế toàn cầu đủ để hỗ trợ giá vàng trong suốt phần còn lại của năm.
Giá vàng có thể tiếp tục thể hiện xu hướng tăng trong suốt phần còn lại của quý 2 do đại dịch Covid-19 làm mất niềm tin của nhà đầu tư, và lo ngại về sự phục hồi kéo dài có thể làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, đặc biệt là khi các NHTWW lớn đẩy chính sách tiền tệ vào lãnh thổ chưa được khám phá.
Giá vàng tiếp tục bật tăng trở lại trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ có những diễn biến trái chiều với chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục chạm mức kỷ lục mới, trong khi chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones đảo chiều đi xuống.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Covid-19 và các biện pháp phong tỏa đang khiến kinh tế toàn cầu biến động mạnh. Kể cả khi các quốc gia đang mở cửa trở lại, WB vẫn dự báo GDP toàn cầu giảm 5,2% năm nay. Đây cũng là cuộc suy thoái sâu nhất kể từ Đại chiến Thế giới II. Dù vậy, đó chỉ là kịch bản cơ sở, dựa trên giả thiết việc giãn cách xã hội và đóng cửa hoạt động kinh doanh sẽ nới lỏng từ tháng 6. Còn với kịch bản kém hơn, nếu các lệnh phong tỏa kéo dài thêm 3 tháng nữa, GDP toàn cầu năm nay sẽ giảm 8%.
Cũng theo báo cáo của WB, GDP các nước mới nổi được dự báo giảm 2,5% năm nay - lần đầu tiên đi xuống kể từ năm 1960. Các nước này cũng dễ tổn thương hơn trước các biến động về chuỗi cung ứng, du lịch và thị trường tài chính - hàng hóa.
Hiện tại, giới đầu tư vẫn đang dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra trong hai ngày 9-10/6, chờ đợi những định hướng sắp tới khi nền kinh tế Mỹ đang dần cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
 

Nguồn: VITIC