Biểu đồ: T.Bình.
Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan hết tháng 10 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 303,35 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, riêng châu Á đạt 251,67 tỷ USD, tăng 14,5% và chiếm tới 83% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Các thị trường nhập khẩu lớn ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực ASEAN, thị trường Đài Loan (Trung Quốc)…
Với ưu thế này nên dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện ở nhóm đầu của các thị trường châu Á đối với các nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.
Điển hình như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 70,45 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị trường Trung Quốc là 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%; Hàn Quốc là 20 tỷ USD, tăng 23,2%; Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 37,83 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớnnhất với 20,5 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,6%; tiếp theo là Hàn Quốc với 5,27 tỷ USD, tăng 3,3%; Nhật Bản với 3,55 tỷ USD, giảm 2,3%...
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 23,83 tỷ USD, tăng 10,4%, so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu với 12,03 tỷ USD, tăng 8,2% và chiếm 53% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Tiếp theo là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 2,26 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc với 2,1 tỷ USD, tăng 2,6%; Hoa Kỳ với 1,67 tỷ USD, tăng 12,6%...