Tuy nhiên, báo cáo lạc quan này từ Bộ Thương Mại sẽ không thay đổi dự đoán rằng Cục dự trữ liên bang Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần nữa trong tháng tới do các tin tức từ lĩnh vực sản xuất vẫn khó lay chuyển, nhấn mạnh triển vọng đang đen tối đối với nền kinh tế này trước bối cảnh căng thẳng thương mại và tăng trưởng ở nước ngoài chậm lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cổ vũ số liệu doanh số bán lẻ mạnh được công bố một ngày sau khi một phần quan trọng của đường cong lãi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đảo ngược lần đầu tiên kể từ tháng 6/2007 và khiến thị trường chứng khoán bị bán tháo. Đường cong lãi suất trái phiếu Kho bạc bị đảo ngược trong lịch sử là một dự đoán đáng tin cậy về suy thoái sắp diễn ra.
Chính sách “nước Mỹ trên hết” của Trump (mà đã đưa Mỹ vào một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc) đã bị đổ lỗi cho mối đe dọa làm chệch hướng đợt phát triển kinh tế dài nhất của Mỹ trong lịch sử và mở ra một cuộc suy thoái toàn cầu.
Các thị trường tài chính định giá ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách ngày 17 - 18/9/2019. Fed đã giảm lãi suất trong ngắn hạn 0,25 điểm phần trăm trong tháng trước, với lý do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc là tàn khốc và đang làm chậm lại các nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng số liệu này có thể đẩy các thị trường trở lại dự đoán cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng tới.
Doanh số bán lẻ tăng 0,7% trong tháng trước sau khi tăng 0,3% trong tháng 6/2019. Các nhà kinh tế Reuters thăm dò dự báo doanh số bán lẻ sẽ tăng 0,3% trong tháng 7/2019. So với tháng 7/2018 doanh số bán lẻ tăng 3,4%.
Ngoại trừ ô tô, xăng, nguyên vật liệu xây dựng và dịch vụ lương thực, doanh số bán lẻ tăng 1% trong tháng trước sau khi tăng 0,7% trong tháng 6/2019. Vì thế doanh số bản lẻ cốt lõi tương ứng nhất với thành phần chi tiêu tiêu dùng của tổng sản phẩm quốc nội.
Doanh số bán lẻ mạnh được củng cố bởi kết quả mạnh trong quý 2/2019 từ Walmart. Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới này đã công bố tăng trưởng 20 quý hay 5 năm không thể so sánh với bất cứ chuỗi bán lẻ nào khác và nâng dự báo lợi nhuận cả năm nay.
Doanh số bán lẻ cốt lõi tăng trong tháng 7/2019 cho thấy chi tiêu tiêu dùng mạnh trong đầu quý 3/2019, mặc dù tốc độ có thể chậm lại so với 4,3% trong quý 2/2019.
Chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Mỹ đang được củng cố bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.
Trong khi một báo cáo khác từ Bộ Lao động cho thấy số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng trong tuần trước, xu hướng tiếp tục chỉ ra thị trường lao động mạnh.
Chi tiêu tiêu dùng vững đang làm giảm bớt tác động sự suy thoái trong sản xuất được nhấn mạnh bởi đầu tư kinh doanh suy yếu tới nền kinh tế.
Những khó khăn của lĩnh vực này được nhấn mạnh bởi một báo cáo thứ 3 từ Fed cho thấy sản xuất của nhà máy đã giảm 0,4% trong tháng 7/2019. Sản lượng tại các nhà máy đã sụt giảm hơn 1,5% kể từ tháng 12/2018. Việc sản xuất (chiến khoảng 12% của nền kinh tế này) cũng bị áp lực giảm bởi tồn kho dư thừa đặc biệt trong lĩnh vực ô tô.
Những khó khăn tiếp tục trong quý 3/2019. Mặc dù một báo cáo từ Fed Philadelphia cho biết hoạt động sản xuất tại khu vực giữa Đại Tây Dương chậm lại trong tháng 8/2019 trong bối cảnh đơn hàng mới tăng, các nhà sản xuất đã báo cáo thuê nhân công ít hơn.
Một thước đo việc làm trong sản xuất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Sự suy yếu trong việc làm tại khu vực này bao gồm phía đông Pennsylvania, nam New Jersey và Delaware được phản chiếu bởi một khảo sát khác từ Fed ở New York. Hoạt động tại bang New York thay đổi ít trong tháng này, với các thước đo việc làm ngày càng xấu đi.
Nền kinh tế này tăng với tốc độ 2,1% trong quý 2/2019, giảm tốc từ 3,1% trong quý 1/2019. Tăng trưởng ước tính trong quý 3/2019 từ 1,5% tới 2,1%.
Trong tháng 7/2019, doanh số bán ô tô giảm 0,6% sau khi tăng 0,3% trong tháng 6/2019. Doanh số bán quần áo, đồ nội thất, nguyên vật liệu xây dựng tăng. Doanh số tại nhà hàng và quán bar tăng tốc 1,1%. Nhưng chi tiêu cho sở thích, nhạc cụ và sách giảm 1,1% trong tháng trước.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet