Hội nghị thượng đỉnh EU thông qua thỏa thuận Brexit
Ngày 17/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thông báo Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thỏa thuận Brexit mà Anh và EU đã đạt được trước đó cùng ngày.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean - Clauder Juncker đã bày tỏ vui mừng và thanh thản khi EU và Anh đã đạt được một thỏa thuận, song luyến tiếc vì Brexit vẫn sẽ diễn ra.
Lãnh đạo 27 nước EU tán thành thỏa thuận mới, để ngỏ khả năng gia hạn Brexit
Lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chiều 17/10 đã nhất trí thông qua thỏa thuận Brexit mới với chính phủ Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ), Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk đã hoan nghênh thỏa thuận mới vì sẽ giúp "tránh những xáo trộn bất ổn định cho Anh và EU", đồng thời cho biết "thay đổi chính" trong thỏa thuận mà Thủ tướng Johnson đưa ra với EU là phía Anh đã chấp nhận những kiểm tra hải quan tại khu vực biển Ireland, nhằm tránh đường biên giới cứng và đảm bảo "sự toàn vẹn lãnh thổ của thị trường đơn lẻ".
Dự báo tăng trưởng kinh tế Đức giảm còn 1% năm 2020
Chính phủ Đức ngày 17/10 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2020 từ 1,5% xuống còn 1% do các tác động tiêu cực của tình trạng xung đột thương mại trên thế giới, Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, và những bất ổn bên ngoài khác.
Tuy vậy, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho rằng nền kinh tế Đức hiện không có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Trung Quốc hy vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại theo giai đoạn với Mỹ
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 17/10 cho biết, nước này hy vọng sớm đạt được một thỏa thuận thương mại theo giai đoạn với Mỹ và đạt tiến triển về việc hủy kế hoạch tăng thuế của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng hóa của nhau.
Chủ tịch EC tin tưởng thỏa thuận mới sẽ qua "ải" EU
Anh chuẩn bị rời EU vào ngày 31/10 tới và Hội nghị thượng đỉnh EU trong hai ngày 17-18/10 được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để hai bên thông qua thỏa thuận.
Ngày 17/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson hối thúc các nghị sĩ Anh thông qua thỏa thuận Brexit mới mà nước này vừa đạt được với Liên minh châu Âu (EU).
Anh và EU đạt được thỏa thuận Brexit
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 17/10 xác nhận nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một "thỏa thuận mới tuyệt vời" về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Mỹ và Trung Quốc xúc tiến soạn thảo văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các nhà đàm phán Mỹ, Trung Quốc đang xúc tiến soạn thảo trên văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 để lãnh đạo 2 nước ký văn kiện này trong tháng tới
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ, Bộ trưởng Mnuchin cho biết ông chuẩn bị tới Bắc Kinh để tiến hành thêm các cuộc họp nếu cần thiết, mặc dù không có lời mời nào từ phía Bắc Kinh về một cuộc họp cấp cao khác với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc về thỏa thuận hai bên đã phác thảo tuần trước.
Trung Quốc cấp phép thí điểm giao hàng bằng máy bay không người lái
Ngày 16/10, Cơ quan Quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã cấp giấy phép đầu tiên của nước này về thí điểm giao hàng bằng máy bay không người lái cho Antwork Technology - một công ty chuyển phát bằng máy bay không người lái có trụ sở ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), miền Đông Trung Quốc.
Indonesia có kế hoạch áp thuế bổ sung với hàng dệt may nhập khẩu
Chính phủ Indonesia có kế hoạch áp thuế bổ sung tạm thời đối với các mặt hàng dệt may nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Người đứng đầu bộ phận chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Suahasil Nazara, mới đây cho biết Chính phủ nước này đã xác định được 121 sản phẩm, trong đó có sợi và vải màn, sẽ bị áp thuế phòng vệ này.
Động thái này diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Indonesia áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn 3 năm đối với hàng xơ sợi polyester nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cũng như sợi DTY xuất xứ từ Trung Quốc sau cuộc điều tra của Ủy ban chống bán phá giá Indonesia.
WB: Thái Lan không đủ tiềm lực kiềm chế đồng nội tệ
Đồng baht đã trở thành đồng tiền an toàn của một số nhà đầu tư, được đảm bảo bởi thặng dư tài khoản vãng lai và 220 tỷ USD dự trữ nước ngoài.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) hiện không có đủ tiềm lực để đối phó với sự mạnh lên của đồng baht, nhưng mặt khác việc đồng nội tệ tăng giá cũng được coi là một dấu hiệu cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào các chỉ số kinh tế cơ bản của nước này.
Hong Kong (Trung Quốc) sẽ thêm biện pháp thúc đẩy kinh tế
Ngày 16/10, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền vùng này sẽ triển khai thêm nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế.
Nền kinh tế Hong Kong đang đối mặt với thách thức chưa từng có do tác động của làn sóng biểu tình, khiến số du khách tới khu vực này giảm mạnh, hoạt động bán lẻ và xuất khẩu đình trệ, trong khi triển vọng kinh tế cũng trở nên ảm đạm. Thị trường lao động đối mặt với áp lực ngày càng lớn khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất 3 thập niên
Theo kết quả khảo sát ý kiến của các nhà phân tích do hãng tin AFP (Pháp) vừa công bố, dự báo, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6% trong quý III/2019. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong gần 3 thập niên qua, do nhu cầu trong nước yếu và tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài.
Singapore và Trung Quốc ký 9 thỏa thuận hợp tác
Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính đã chứng kiến việc ký kết 9 thỏa thuận và biên bản ghi nhớ (MOU) trên các lĩnh vực như mở cửa hải quan, quản lý tài sản trí tuệ, giáo dục, thông tin truyền thông và đổi mới sáng tạo, phát triển thành phố thông minh.
Trung Quốc khẳng định tăng mua nông sản Mỹ
Trong cuộc họp báo ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định Trung Quốc đã bắt đầu mua nông sản Mỹ và sẽ đẩy nhanh sức mua. Theo người phát ngôn trên, tính từ đầu năm nay, các công ty Trung Quốc đã nhập từ Mỹ 700.000 tấn thịt lợn, 700.000 tấn lúa miến, 320.000 tấn bông, 230.000 tấn lúa mì và 20 triệu tấn đỗ tương.
Tầm quan trọng của nền tảng an ninh năng lượng đối với khu vực châu Á
Các cuộc tấn công đã khiến khu vực Đông Nam Á nhận thức sâu sắc hơn về tính dễ tổn thương của hoạt động sản xuất và nguồn cung dầu mỏ.
Các cuộc tấn công vào sáng ngày 14/9 đã lấy đi khoảng hơn 50% sản lượng dầu của Saudi Arabia. Điều này khiến giá dầu Dubai Crude ngay lập tức tăng lên mức 67 USD/thùng, trước khi rơi về ngưỡng được ghi nhận trước cuộc tấn công là khoảng 57 USD/thùng.
Ngày 3/10, khi Saudi Arabia tuyên bố họ đã hoàn toàn khôi phục sản lượng dầu thô như trước khi xảy ra vụ tấn công vào hai cơ sở lọc dầu chính của nước này, các quốc gia trên thế giới - đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á - đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Trung Quốc muốn có một đồng tiền số được quản lý tập trung
Trung Quốc cũng sẵn sàng phát hành một đồng tiền mới, cho phép chính phủ và ngân hàng trung ương giám sát hoạt động chi tiêu của người dân.
Các chuyên gia cho rằng, hệ thống tiền điện tử của Trung Quốc sẽ được quản lý chặt chẽ và do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC - ngân hàng trung ương) điều hành.
Trung Quốc khẳng định có cùng quan điểm với Mỹ về thỏa thuận thương mại
Sau cuộc hội đàm tại Washington với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào ngày 11/10, ông Trump nói rằng hai bên đã đạt được một thỏa thuận ban đầu.
Chính phủ Trung Quốc 15/10 cho biết quan điểm của nước này "không có sự khác biệt nào" với Mỹ trong việc đạt được một thỏa thuận thương mại, giữa lúc vẫn còn nhiều hoài nghi về những gì mà Tổng thống Donald Trump đã gọi là thỏa thuận "giai đoạn 1".
Nguồn: VITIC