Số liệu phát hành của Văn phòng Thống kê Liên bang cũng chỉ ra thặng dư tài khoản vãng lai giảm mạnh trong tháng cho thấy nhu cầu sôi động trong nước giúp dần cân bằng lại nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức.
Nhà kinh tế Ulrike Kastens tại ngân hàng Sal. Oppenheim cho biết “nhu cầu trong nước của Đức sẽ vẫn mạnh trong năm nay và chúng tôi dự kiến nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong năm 2017”. Bà bổ sung thêm rằng các công ty Đức sẽ phải đầu tư thêm vào nhập khẩu nhiên liệu và giảm đáng kể thặng dư thương mại. “Nhưng nhiều công ty vẫn trì hoãn đầu tư do một loạt những rủi ro chính trị và tình trạng không rõ ràng”, chỉ ra mối đe dọa của chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ và kết quả không rõ của một số cuộc bầu chính ở châu Âu.
Nhập khẩu đã được điều chỉnh theo mùa tăng 3% trong tháng này, trong khi xuất khẩu tăng 2,7%. Cả hai số liệu này đầu mạnh hơn đã dự đoán.
Một phân tích về số liệu thương mại chưa điều chỉnh cho thấy xuất khẩu sang các nước ngoài Liên minh châu Âu EU tăng mạnh nhất, trong khi nhập khẩu đặc biệt mạnh từ các nước EU ở ngoài khu vực eurozone.
Nhà kinh tế Volker Treier tại DIHK cho biết “sau diễn biến mờ nhạt trong năm trước, xuất khẩu đang phục hồi trong năm 2017”, bổ sung nhu cầu từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ đang tăng.
Mặc dù tăng vọt trong nhập khẩu, thặng dư thương mại đã điều chỉnh theo mùa đứng ở mức 18,5 tỷ euro (19,6 tỷ USD), tăng nhẹ từ 18,3 tỷ euro trong tháng 12. Giới phân tích đưa ra sự khác biệt chủ yếu do các yếu tố xảy ra một lần vào cuối năm.
Thặng dư tài khoản vãng lai giảm gần một nửa xuống 12,8 tỷ euro sau số liệu đã điều chỉnh 24,8 tỷ euro trong tháng 12. Trong năm nay tài khoản này đã giảm 1,8 tỷ euro.
Trong năm 2016, xuất khẩu của Đức tăng 1,2% lên mức kỷ lục 1,2 nghìn tỷ euro trong khi nhập khẩu tăng 0,6% lên mức cao nhất tại 955 tỷ euro, thặng dư thương mại đẩy lên 252,9 tỷ euro cũng cao kỷ lục.
Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã nhiều lần kêu gọi Đức tận dụng chi phí vay mượn thấp kỷ lục và đầu tư tăng, như một biện pháp giảm thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn của nước này.
Cố vấn thương mại của Tổng thống Donald Trump đã mô tả thâm hụt thương mại của Mỹ với Đức như một trong số các vấn đề khó khăn nhất và kêu gọi thảo luận song phương. Những bình luận này tiếp sau nhưng phàn nàn rằng Đức đang tận dụng một đồng euro yếu để đạt được lợi thế thương mại.
Chỉ trích này bị phản đối mạnh mẽ bởi Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble, người cho biết thặng dư thương mại của Đức là kết quả của nhu cầu đối với các sản phẩm cao và điều này không liên quan tới bất kỳ việc thao túng tiền tệ nào.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet