Sản lượng công nghiệp giảm 4,2% trong tháng 10/2019 so với tháng trước, dưới dự báo trung bình của thị trường giảm 2,1% và so với tăng 1,7% trong tháng trước, phù hợp với sự sụt giảm tương tự trong tháng 1 năm ngoái.
Các nhà sản xuất được khảo sát bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp dự kiến sản lượng sụt giảm 1,5% trong tháng 11/2019 và tăng 1,1% trong tháng 12/2019.
Sản xuất đã bị giảm xuống bởi sự sụt giảm trong sản lượng ô tô chở khách và động cơ xe hơi, cũng như máy móc sản xuất.
Sự sụt giảm trong sản xuất ô tô làm tăng lo ngại rằng thuế doanh thu của chính phủ tăng trong tháng trước sẽ có tác động đáng kể hơn tới nhu cầu ô tô và phụ tùng.
Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết “ngày càng có khả năng tăng trưởng âm (trong quý 4)”. Ông nói “nhu cầu trong nước là tồi tệ” bổ sung rằng dường như có cú hích mạnh từ thuế doanh thu tăng lên 10% từ 8%.
Số liệu yếu sau khi các số liệu khác ảm đạm phát hành trong tuần qua, điều đó có thể tiếp tục gây ra những lời kêu gọi chính phủ tung ra một loạt gói kích thích lớn để giữ cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia này ổn định.
Số liệu chính thức công bố ngày 28/11/2019 cho thấy doanh số bán lẻ tháng 10/2019 sụt giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2015 sau 2 lần hoãn tăng thuế, gây khó khăn cho nhu cầu trong nước.
Thiệt hại tới tiêu thụ từ việc tăng thuế cũng bị làm trầm trọng bởi một cơn bão mạnh quét ra miền đông và miền trung Nhật Bản trong tháng trước.
Một quan chức chính phủ cho biết sản lượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc đóng cửa sản xuất tạm thời do bão và sản xuất đang chậm lại của các mặt hàng sau khi tăng thuế.
Thiết bị và linh kiện điện tử trong tháng trước tăng 0,9%, cũng chứng kiến tồn kho tăng 8,8%, cho thấy các công ty có thể đang chuẩn bị cho sự đi lên trong chu kỳ công nghệ thông tin, mặc dù sản lượng tại lĩnh vực này có xu hướng biến động.
Minami tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết rằng còn quá sớm để biết liệu sự phục hồi trong sản xuất linh kiện điện tử sẽ lan sang nền kinh tế rộng lớn ngay cả khi xuất khẩu ở Châu Á của các bộ phận như vậy tăng lên.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và nền kinh tế này có thể vẫn bị áp lực do niềm tin của các nhà sản xuất yếu, tiêu thụ bán lẻ thấp và chậm trễ phục hồi trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu.
Quyết định thực hiện tăng thuế doanh thu của Nhật Bản được coi là rất quan trọng để điều chỉnh nợ công lớn nhất thế giới, lớn gấp 2 lần quy mô của nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD này.
Nhưng theo chính sách hỗ trợ tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhật Bản, các nhà lập pháp cũng có thể đẩy mạnh kêu gọi tăng chi tiêu tài khóa với chi phí tài chính cực thấp.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp và việc làm của Nhật Bản giữ ổn định trong tháng 10/2019, cho thấy tỷ lệ việc làm tích cực trong hàng thập kỷ được duy trì.
Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa giữ ổn định tại 2,4%, phù hợp với dự báo của các nhà phân tích, số liệu từ Bộ Nội vụ và Truyền thông.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet