Báo cáo của Bộ Thương mại ngày 5/2/2020 cũng chỉ ra chương trình nghị sự “nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Trump đã làm giảm dòng hàng hóa vào năm ngoái, với xuất khẩu giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016. Tổng thống Donald Trump đã cam kết giảm thâm hụt bằng cách dừng các giao dịch nhập khẩu thương mại không công bằng và đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do.
Trump đã cho rằng việc cắt giảm thâm hụt thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm lên 3%. Tuy nhiên, nền kinh tế này đã không đạt được mốc đó, tăng 2,3% trong năm 2019, thấp nhất trong 3 năm sau khi tăng 2,9% trong năm 2018.
Với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài 19 tháng đang dịu đi, sự thu hẹp thâm hụt trong năm ngoái không có khả năng lặp lại.
Thâm hụt thương mại đã giảm 1,7% xuống 616,8 tỷ USD trong năm ngoái, giảm lần đầu tiên kể từ năm 2013. Tăng trưởng GDP là 2,9% giảm từ 3% trong năm 2018.
Nhập khẩu hàng hóa giảm 1,7% trong năm ngoái, cũng là lần giảm đầu tiên trong 3 năm. Mỹ đã nhập khẩu 2,4 tỷ thùng dầu thô, ít nhất kể từ năm 1992, do quốc gia này giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu thô từ nước ngoài trong bối sản lượng và thăm dò trong nước tăng lên.
Xuất khẩu giảm 1,3% được dẫn đầu bởi sự sụt giảm trong các lô hàng tư liệu sản xuất, vật tư và nguyên liệu sản xuất và các hàng hóa khác.
Ở đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc năm ngoái, Washington đã giảm thuế với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, gồm cả sản phẩm tiêu dùng, nhập khẩu đang tăng. Thâm hụt thương mại hàng hóa nhạy cảm về chính trị với Trung Quốc đã giảm 17,6% xuống còn 345,6 tỷ USD vào năm 2019.
Nhà Trắng cũng tranh chấp với các đối tác thương mại khác, gồm Liên minh Châu Âu, Brazil và Argentina, cáo buộc họ giảm giá tiền tệ. Nhưng những nỗ lực này không kiềm chế được nhiều trong thâm hụt thương mại với EU, đã đạt cao kỷ lục 177,9 tỷ USD. Thâm hụt với Mexico tăng lên cao kỷ lục 101,8 tỷ USD.
Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong tháng 1/2020. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn để thuế quan với 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 2/3 của tổng số trị giá hàng hóa).
Hàng hóa nhập khẩu đã giảm mạnh trong tháng 12/2019, khiến thâm hụt thương mại giảm 11,9% xuống 48,9 tỷ USD trong tháng trước.
Khi điều chỉnh theo lạm phát, thâm hụt thương mại hàng hóa tăng 4,3 tỷ USD lên 80,5 tỷ trong tháng 12/2019.
Thương mại đã bổ sung gần 1,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong quý 4/2019, vượt mức đóng góp 1,2 điểm phần trăm từ chi tiêu tiêu dùng (chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ). Nền kinh tế này tăng 2,1% trong quý 4/2019, phù hợp với tốc độ trong quý 3/2019.
Mặc dù thâm hụt thương mại dự kiến tăng, nền kinh tế này có thể tiếp tục tăng vừa phải, với các báo cáo khác cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục hồi và các công ty tư nhân tăng cường tuyển dụng trong tháng 1/2019.
Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số hoạt động phi sản xuất tăng lên 55,5 trong tháng trước từ 54,9 trong tháng 12/2019. Chỉ số này trên 50 đánh dấu phát triển trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, báo cáo việc làm quốc gia ADP chỉ ra số việc làm lĩnh vực tư nhân tăng 291.000 việc trong tháng 1/2020, mạnh nhất kể từ tháng 5/2015, sau khi tăng 199.000 việc trong tháng 12/2019.
Nhập khẩu tăng 3,2% lên mức cao nhất 7 tháng trong tháng 12/2019 sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp và nhập khẩu dầu tăng 1,7 tỷ USD. Nhập khẩu các hàng hóa khác cũng tăng 1,2 tỷ USD.
Các nhà kinh tế tin tưởng thuế 15% với hàng hóa trị giá 110 tỷ USD của Trung Quốc (có hiệu lực vào 1/9/2019) đã gây sức ép tới nhập khẩu trong giai đoạn những tháng này. Họ cũng dự đoán thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sẽ đẩy lùi thuế quan có thể khuyến khích các công ty duy trì nhập khẩu trong cuối năm 2019.
Xuất khẩu hàng hóa tăng 0,9% lên 137,7 tỷ USD trong tháng 12/2019, trong đó xuất khẩu dầu tăng 1,5 tỷ USD cũng như xuất khẩu các hàng hóa tăng 1 tỷ USD. Xuất khẩu xăng dầu tháng 12/2019 tăng kỷ lục lên 17,1 tỷ USD. Nhưng xuất khẩu ô tô và linh kiện giảm 1 tỷ USD xuống 12,4 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
 

Nguồn: VITIC/Reuters