1. Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 6/2021 đạt 54,86 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 27,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với tháng trước và nhập khẩu đạt 27,66 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% .
Trong 2 quý/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 317,66 tỷ USD, tăng 32,5%, tương ứng tăng gần 78 tỷ USD với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 158,34 tỷ USD, tăng 29%, tương ứng tăng 35,57 tỷ USD và nhập khẩu đạt 159,33 tỷ USD, tăng 36,3%, tương ứng tăng 42,43 tỷ USD.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam trong 2 quý đầu năm, giai đoạn 2016-2021

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng/2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong tháng 6/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 455 triệu USD. Tính trong 2 quý/2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm hụt 993 triệu USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 6/2021 đạt 37,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 quý/2021 đạt 219,87 tỷ USD, tăng 36,6%, tương ứng tăng 58,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng đạt 19,34 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 2 quý/2021 lên 116,55 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2021 đạt 17,69 tỷ USD, giảm nhẹ 1,8% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 quý/2021 đạt 103,32 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2021 có mức thặng dư là 1,65 tỷ USD, đưa mức thặng dư trong 2 quý/2021 lên 13,23 tỷ USD.
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Trong 2 quý đầu năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 205,25 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,6%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 66,23 tỷ USD, tăng 39,2%; châu Âu: 35,58 tỷ USD, tăng 19,2%; châu Đại Dương: 6,62 tỷ USD, tăng 42,3% và châu Phi: 3,98 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bảng: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong 6 tháng/2021 và so với 6 tháng/2020

Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Trị giá

(Tỷ USD)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tỷ trọng (%)

Trị giá

(Tỷ USD)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tỷ trọng (%)

Châu Á

75.31

22.2

47.6

129.94

39.8

81.6

- ASEAN

13.90

28.2

8.8

21.20

50.5

13.3

- Trung Quốc

24.49

24.8

15.5

52.92

52.2

33.2

- Hàn Quốc

10.32

13.3

6.5

25.37

21.9

15.9

- Nhật Bản

10.06

8.2

6.4

10.68

13.2

6.7

Châu Mỹ

53.88

45.6

34.0

12.34

17.0

7.7

- Hoa Kỳ

45.58

44.7

28.8

7.63

9.0

4.8

Châu Âu

24.82

20.1

15.7

10.77

17.3

6.8

- EU(27)

19.38

18.2

12.2

8.25

18.6

5.2

Châu Đại Dương

2.59

27.7

1.6

4.04

53.5

2.5

Châu Phi

1.74

20.0

1.1

2.24

40.0

1.4

Tổng

158.34

29.0

100.0

159.33

36.3

100.0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

3. Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng đạt 27,2 tỷ USD, tăng 3,9% về số tương đối và tăng hơn 1 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng 5/2021. So với tháng trước, các mặt hàng tăng trong tháng là: hàng dệt may tăng `491 triệu USD, tương ứng tăng 19,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 265 triệu USD, tương ứng tăng 6,8%; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 144 triệu USD, tương ứng tăng 10,2%; cao su tăng 132 triệu USD, tương ứng tăng 92,1%...
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng giảm trong tháng như: điện thoại các loại & linh kiện giảm 291 triệu USD, tương ứng giảm 8,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 181 triệu USD, tương ứng giảm 7,1%...
Tính trong 2 quý đầu năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu đạt 158,34 tỷ USD, tăng 29%, tương ứng tăng 35,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 6,68 tỷ USD, tương ứng tăng 64,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,43 tỷ USD, tương ứng tăng 22,8%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,1 tỷ USD, tương ứng 14,1%...
Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 6 tháng/2021 so với 6 tháng/2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 6/2021 đạt trị giá 3,29 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước. Tính trong 2 quý/2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 25,05 tỷ USD, tăng 14,1%, tương ứng tăng 3,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu trong 6 tháng qua là: Trung Quốc: 5,53 tỷ USD, tăng 48,4%; sang Hoa Kỳ với 4,3 tỷ USD, tăng 8,4%; Liên minh châu Âu (EU 27 nước): 4,14 tỷ USD, giảm 15,7%...
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,14 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 quý/2021 lên 23,87 tỷ USD, tăng 22,8% (tương đương tăng 4,43 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong 2 quý/2021 là: Hoa Kỳ: 5,76 tỷ USD, tăng 31,5%; Trung Quốc: 5,22 tỷ USD, giảm 3,3%; thị trường EU (27): 3,31 tỷ USD, tăng 29,6%; Hồng Công với 2,83 tỷ USD, tăng mạnh 80,6%… so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Trong tháng 6/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,37 tỷ USD, giảm 7,1% so với tháng trước. Với kết quả này, trong 2 quý/2021, trị giá xuất khẩu của máy móc thiết bị điện tử và phụ tùng khác đạt 17,1 tỷ USD, tăng mạnh 64,1% so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng tăng 6,68 tỷ USD về số tuyệt đối.
Các đối tác nhập khẩu chính nhóm hàng này của Việt Nam trong 2 quý/2021 bao gồm: Hoa Kỳ đạt 7,73 tỷ USD, tăng 105,2%; EU (27) đạt 2,51 tỷ USD tăng 59,7%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 34,3%...
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 3,06 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng trước. Tính trong 2 quý/2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 15,31 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,06 tỷ USD.
Tính trong 2 quý/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,61 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường EU(27) đã tiêu thụ 1,82 tỷ USD, tăng 14%; thị trường Nhật Bản tiêu thụ 1,57 tỷ USD, giảm 4,5%; Hàn Quốc tiêu thụ 1,24 tỷ USD, tăng 2,8%.
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 6/2021 đạt 849 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng 5. Tính đến hết quý II/2021 xuất khẩu nhóm này đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 902 triệu USD, tăng mạnh 37,9%, sang Nhật Bản đạt 679 triệu USD, tăng 0,9%, sang EU đạt 634 triệu USD, tăng 16%.
Gạo: lượng xuất khẩu trong tháng 6/2021 đạt 436 nghìn tấn với trị giá là 242 triệu USD, giảm 30,4% về lượng và giảm 28,7% về trị giá so với tháng 5/2021. Tính trong 2 quý/2021, lượng xuất khẩu gạo đạt 3,03 triệu tấn, giảm 14% với trị giá là 1,65 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 quý đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo đi các thị trường: Philipin đạt 1,09 triệu tấn, giảm 20,6%; Trung Quốc đạt 581 triệu tấn, tăng 26,7%; Gha-na đạt 328 triệu tấn, tăng 32,1%...
4. Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6/2021 giảm nhẹ so với tháng trước.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng đạt 27,66 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% (tương ứng giảm 608 triệu USD) so với tháng trước.
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng giảm ở một số nhóm hàng như nhập khẩu đậu tương giảm 40,1 về lượng và giảm 36,6% về trị giá; hàng điện gia dụng & linh kiện giảm 25,1%; phân bón các loại giảm 19,1% về lượng và giảm 21,1% về trị giá; xăng dầu các loại giảm 22,3% về lượng và 19,5% về trị giá; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 1,8% về lượng và giảm 10,2% về trị giá so với tháng trước.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng lại tăng cao trong tháng 6/2021 như nhập khẩu lúa mì tăng 47,4% về lượng và tăng 53,1% về trị giá; dầu mỡ động thực vật tăng 27,1%; sắt thép các loại tăng 18,1% về lượng và tăng 25,7% về trị giá.
Lũy kế trong 2 quý đầu năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 159,33 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Với kết quả này, quy mô nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 quý/2021 đã tăng 42,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 quý/2021, nhập khẩu hàng hóa có tới 48/53 nhóm hàng chủ lực tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng hạt điều tăng 186% về lượng và tăng 227,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; cao su tăng 133,4% về lượng và tăng 141,5% về trị giá; phế liệu sắt thép tăng 32,1% về lượng và tăng 115,8% về trị giá; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 100,5% về lượng và tăng 100,3% về trị giá; điện thoại các loại & linh kiện tăng 51,2%; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày tăng 31,9%.
Ngược lại, trong 2 quý/2021 nhóm hàng than các loại giảm 34,9% về lượng và giảm 17,3% về trị giá; dầu thô giảm tới 26,2% về lượng và tăng nhẹ 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Biểu đồ 3: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 6 tháng2021 so với 6 tháng/2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
- Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 6/2021 đạt 5,74 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước. Tính chung, 2 quý đầu năm 2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt tới 33,56 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 21% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Như vậy, nhóm hàng này nhập khẩu trong 2 quý/2021 đã tăng 6,4 tỷ USD, đây là mức tăng lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam.
Trung Quốc vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam trong 6 tháng qua, đạt 9,5 tỷ USD, tăng tới 45% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc đạt 8,8 tỷ USD, tăng ở mức khá 12%.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 2 quý đầu năm 2021: nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 quý/2021 đạt 22,9 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước 2020. Với kết quả này, quy mô nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng về Việt Nam đã tăng tới 6,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 2 quý/2021 với trị giá đạt 11,9 tỷ USD, tăng 73% và chiếm 52% tổng trị giá máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 3,4 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản với 2,2 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020…
- Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giầy: Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) trong tháng 6/2021 đạt 2,48 tỷ USD, giảm 6,6% so với tháng trước.
Tính chung 2 quý/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 13,53 tỷ USD, tăng 31,9%, tương ứng tăng 3,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong 2 quý/2021, chiếm tỷ trọng 51%, với 6,94 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 1,3 tỷ USD, tăng 32,5%; Hàn Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 16,5%; Hoa Kỳ với 967 triệu USD, giảm 8,3%.
- Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng là hơn 15,3 nghìn chiếc, giảm 1,8% so với tháng trước. Tính đến hết quý II/2021 lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu là hơn 81,1 nghìn chiếc, tăng tới 100,5%, tương ứng tăng gần 40,65 nghìn chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là chủng loại “xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống”,“ô tô tải” và “ô tô loại khác (ô tô chuyên dụng” chiếm tỷ trọng tới 9,8%. Trong đó, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 54,04 nghìn chiếc, tăng 77%, tương ứng tăng hơn 23,5 nghìn chiếc; ô tô tải đạt gần 19,13 nghìn chiếc, tăng 148%, tương ứng tăng hơn 11,4 nghìn chiếc; ô tô loại khác (ô tô chuyên dụng) là 7,78 nghìn chiếc, tăng 257%, tương ứng tăng 5,6 nghìn chiếc so với cùng kỳ năm 2020. Riêng ô tô trên 9 chỗ ngồi, trong 2 quý/2021, Việt Nam chỉ nhập về 158 chiếc.
Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam trong 2 quý/2020 và 2 quý/2021

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong 2 quý/2021 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 78% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là hơn 40,48 nghìn chiếc, tăng 126% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Inđônêxia là 23,07 nghìn chiếc, tăng 41%.
Đặc biệt, trong 6 tháng/2021 xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt gần 11,46 nghìn chiếc, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe ô tô nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam chủ yếu là dòng xe ô tô chuyên dụng (với 6,44 nghìn chiếc) và xe ô tô tải (với 3,84 nghìn chiếc).

Nguồn: customs.gov.vn