Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 9 tháng năm 2023 như sau:
1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản trong tháng 9 ước đạt xấp xỉ 4,8 tỷ USD, tăng 22% so với tháng 9 năm 2022; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 38,48 tỷ USD, song do các tháng đầu năm xuất khẩu giảm sâu nên tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng vẫn giảm 5,1% so với cùng kỳ 9 tháng năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7%; giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,49 tỷ USD, giảm 20,2%; giá trị xuất khẩu muối đạt 4,1 triệu USD, tăng 7%.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 9 tháng năm 2023

 

Nhóm sản phẩm

Giá trị xuất khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nông sản

19,54

+ 16,7

Sản phẩm chăn nuôi

0,369

+ 26,4

Thủy sản

6,64

- 21,7

Lâm sản

10,44

- 20,6

Đầu tư vào sản xuất chính

1,49

- 20,2

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 9 tháng đầu năm 2023, châu Á (với thị phần 48,6%), châu Mỹ (thị phần 22,7%), và châu Âu (thị phần 10,8%), là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam; các khu vực còn lại có thị phần tương đối nhỏ, gồm châu Phi (2,1%) và châu Đại Dương (1,5%). Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tới khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Mỹ đạt 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu đạt 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Phi đạt 809 triệu USD, tăng 18,8%; và châu Đại Dương đạt 570 triệu USD, giảm 18,6%.
Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 9 tháng năm 2023

 

Châu lục

Giá trị xuất khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Châu Mỹ

8,7

- 22,5

Châu Âu

4,17

- 11,2

Châu Á

18,7

+ 4,9

Châu Phi

0,809

+ 18,8

Châu Đại Dương

0,570

- 18,6

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, giảm 22,6%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,6%, giảm 7,7%.
Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất

 

Thị trường

Giá trị xuất khẩu

(tỷ USD)

Thị phần (%)

Trung Quốc

8,492

22,1

Hoa Kỳ

7,953

20,7

Nhật Bản

2,915

7,6

Philippin

1,675

4,4

Hàn Quốc

1,573

4,1

Khác

15,871

41,2

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Cà phê:
Xuất khẩu cà phê tháng 9 năm 2023 ước đạt 65 nghìn tấn với giá trị đạt 205 triệu USD, đưa tổng trọng lượng và giá trị xuất khẩu cà phê trong 9 tháng năm 2023 đạt 1,27 triệu tấn và 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về khối lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Cao su:
Xuất khẩu cao su trong tháng 9 ước đạt 210 nghìn tấn với giá trị đạt 270 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,42 triệu tấn và 1,89 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Chè:
Khối lượng xuất khẩu chè trong tháng 9 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 9 tháng đầu năm 2023 đạt 83 nghìn tấn và 142 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 15,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Gạo:
Khối lượng gạo xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 800 nghìn tấn với giá trị 495 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,61 triệu tấn và 3,66 tỷ USD, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 40,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Rau quả:
Giá trị xuất khẩu rau quả trong tháng 9 ước đạt 650 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2023 đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt điều:
Khối lượng hạt điều xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 328 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2023 đạt 456 nghìn tấn và 2,61 tỷ USD, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt tiêu:
Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 19 nghìn tấn với giá trị 70 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 207 nghìn tấn và 685 triệu USD, tăng 18,7% về khối lượng nhưng giảm 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Sắn và các sản phẩm từ sắn:
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9 ước đạt 260 nghìn tấn với giá trị 124 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2,13 triệu tấn và 893 triệu USD, giảm 8,5% về khối lượng và giảm 12,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 9 ước đạt 45 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2023 đạt 369 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 101 triệu USD, tăng 23,6%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 106 triệu USD, tăng 35,9%.
- Thuỷ sản:
Giá trị xuất khẩu thủy sản trong trong tháng 9 ước đạt 850 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,64 tỷ USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2022.
- Gỗ và sản phẩm gỗ:
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ trong tháng 9 ước đạt 1,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2023 đạt 9,69 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 9 tháng năm 2023

 

Mặt hàng

Giá trị xuất khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Gỗ và sản phẩm gỗ

9,69

- 21,3

Rau quả

4,2

+ 71,8

Gạo

3,66

+ 40,4

Cà phê

3,16

+ 1,9

Hạt điều

2,61

+ 14,3

Tôm

2,52

- 25,9

Cao su

1,89

- 17,4

Cá tra

1,24

- 33,8

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 9 năm 2023 ước đạt 3,64 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng 9 năm 2022, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 30,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 18,68 tỷ USD, giảm 9,5%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 2,58 tỷ USD, giảm 8,4%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 1,97 tỷ USD, giảm 3,7%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,72 tỷ USD, giảm 29,2%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 5,47 tỷ USD, giảm 9%; giá trị nhập khẩu muối đạt 34,8 triệu USD, tăng 13,4%.
Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 9 tháng năm 2023

 

Nhóm sản phẩm

Giá trị nhập khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nông sản

18,68

- 9,5

Sản phẩm chăn nuôi

2,58

- 8,4

Thủy sản

1,97

- 3,7

Lâm sản

1,72

- 29,2

Đầu tư vào sản xuất chính

5,47

- 9

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28,4%) và châu Mỹ (thị phần 23,2%). Các khu vực còn lại có thị phần tương đối nhỏ, gồm châu Đại Dương (chiếm 7,1%); châu Phi (chiếm 4,9%) và châu Âu (chiếm 4,2%)5. Ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 từ khu vực châu Á đạt 8,64 tỷ USD, giảm 16,9%; châu Mỹ đạt 7,08 tỷ USD, giảm 16,9%; châu Đại Dương đạt 2,18 tỷ USD, giảm 4,9%; châu Phi đạt 1,48 tỷ USD, tăng 28,8%; châu Âu đạt 1,27 tỷ USD, giảm 10,2%.
Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 9 tháng năm 2023

 

Châu lục

Giá trị nhập khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Châu Mỹ

7,08

- 16,9

Châu Âu

1,27

- 10,2

Châu Á

8,64

- 16,9

Châu Phi

1,48

+ 28,8

Châu Đại Dương

2,18

- 4,9

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Braxin là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,5% (giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2022); Trung Quốc chiếm 7,8% (giảm 16%) và Braxin chiếm 7,4% (giảm 4%).
Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất

 

Thị trường

Giá trị nhập khẩu

(tỷ USD)

Thị phần (%)

Hoa Kỳ

2,594

8,5

Trung Quốc

2,372

7,8

Braxin

2,240

7,4

Áchentina

1,829

6,0

Ôxtrâylia

1,710

5,6

Khác

19,698

64,7

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Đậu tương:
Khối lượng nhập khẩu đậu tương trong tháng 9 ước đạt 150 nghìn tấn với giá trị ước đạt 91 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,53 triệu tấn và 968 triệu USD, tăng 9,1% về khối lượng nhưng giảm 0,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Lúa mì:
Ước nhập khẩu lúa mì tháng 9 năm 2023 đạt 220 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 68 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2023 đạt 3,37 triệu tấn và 1,18 tỷ USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 5,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Ngô:
Khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 9 ước đạt 1,05 triệu tấn với giá trị đạt 290 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,4 triệu tấn và 2 tỷ USD, giảm 4% về khối lượng và giảm 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt điều:
Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 9 ước đạt 300 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 299 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2,36 triệu tấn và 2,77 tỷ USD, tăng 44,3% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Cao su:
Khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 9 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị ước đạt 209 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,21 triệu tấn và 1,59 tỷ USD, giảm 26% về khối lượng và giảm 34,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Rau quả:
Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả trong tháng 9 đạt 195 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,48 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.
- Sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi trong tháng 9 ước đạt 298 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2,58 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 891 triệu USD, giảm 10,8%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,02 tỷ USD, giảm 3,6%.
Thủy sản:
Giá trị nhập khẩu hàng thủy sản trong tháng 9 ước đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,97 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2022.
- Gỗ và sản phẩm gỗ:
Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9 ước đạt 250 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,67 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022.
- Phân bón các loại:
Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 9 ước đạt 480 nghìn tấn và 153 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2,96 triệu tấn và 986 triệu USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 9 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 3,85 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu:
Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu trong tháng 9 ước đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 630 triệu USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 9 tháng năm 2023

 

Mặt hàng

Giá trị xuất khẩu

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

3,85

-6,2

Hạt điều

2,77

+17,7

Chế phẩm từ trồng trọt

2,68

+6,1

Bông các loại

2,18

-26,7

Ngô

2

-15,4

Gỗ và sản phẩm gỗ

1,67

-30

Cao su

1,59

-34,6

Rau quả

1,48

+1,2

 

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản
Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt thặng dư 8,04 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là các nhóm hàng có cán cân thương mại 9 tháng đầu năm 2023 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 8,72 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2022; nhóm thủy sản thặng dư 4,68 tỷ USD, giảm 27,4%; nhóm nông sản thặng dư 864 triệu USD, tăng 122,2%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm còn lại đều ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 3,98 tỷ USD, giảm 4%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,21 tỷ USD, giảm 12,4%; muối thâm hụt 31 triệu USD (tăng 14,3%).
Xét theo mặt hàng cụ thể, 6 mặt hàng có thặng dư thương mại ước tính 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 8,02 tỷ USD, giảm 19,2%); cà phê (thặng dư 3,04 tỷ USD, tăng 0,4%); gạo (thặng dư gần 3 tỷ USD, tăng 43,5%); hàng rau quả (thặng dư 2,72 tỷ USD, tăng 2,8 lần); tôm (thặng dư 2,11 tỷ USD, giảm 28,1%); cá tra (thặng dư 1,24 tỷ USD, giảm 33,6%).
Có 5 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại ước tính 9 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 2,94 tỷ USD, giảm 9,4%); bông các loại (thâm hụt 2,18 tỷ USD, giảm 26,4%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,12 tỷ USD, tăng 8,8%); ngô (thâm hụt gần 1,93 tỷ USD, giảm 16,9%); lúa mì (thâm hụt 1,16 tỷ USD, giảm 6,1%).
 

Nguồn: https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/tinh-hinh-xuat--nhap-khau-nong-lam-thuy-san-9-thang-nam-2023-5483.4056.html