Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.215 VND/USD, giảm 5 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là trong khoảng 22.519 - 23.911 VND/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN sáng nay được điều chỉnh giảm 6 đồng trong giá bán, hiện mua - bán ở mức 22.175 - 23.861 VND/USD.
Tỷ giá USD cập nhật lúc 17:30 30/09/2020 có thể thấy có 1 ngân hàng tăng giá, 7 giảm giá mua vào. Chiểu tỷ giá bán ra có 1 ngân hàng tăng giá và 9 ngân hàng giảm giá.
Trong đó mua vào cao nhất là Ngân hàng Đông Á với giá là 23,120.00 VNĐ/USD ngân hàng bán ra rẻ nhất là Ngân hàng Đông Á 23,250.00 VNĐ/USD.
Tỷ giá USD các NHTM như sau:
BIDV và Eximbank cùng giảm 10 đồng; VietinBank, Techcombank và Sacombank lần lượt giảm thêm 8, 7 và 5 đồng ở cả hai chiều giá so với mức ghi nhận cùng giờ hôm qua.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng từ 23.046 – 23.090 VND/USD, trong khi khoảng bán ra ở vùng 23.260 – 23.294 VND/USD. Trong số ngân hàng được khảo sát, BIDV và Eximbank có giá mua USD cao nhất; Eximbank vẫn là nhà băng có giá bán USD thấp nhất.
Trên thị trường tự do, khảo sát lúc 9h sáng nay, đồng USD được giao dịch ở mức 23.200 - 23.250 VND/USD, giá mua giảm 30 đồng trong khi giá bán giảm 20 đồng so với mức ghi nhận cùng giờ sáng qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay. Trong bảng tỷ giá ngoại tệ cập nhật lúc 17:25 30/09/2020 có thể thấy có 6 ngoại tệ tăng giá, 9 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 13 ngoại tệ tăng giá và 11 ngoại tệ giảm giá. Tỷ giá ngoại tệ 30/9/2020
- ĐVT: đồng
Tỷ giá USD thế giới ít biến động
USD Index, giảm 0,40% xuống 93,922 điểm vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm đạt 1,1742. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,03% lên 1,2866. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% lên 105,69.
Theo Reuters, tỷ giá USD giảm nhẹ từ mức cao nhất trong hai tháng khi thị trường chờ đợi cuộc tranh luận đầu tiên giữa giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden.
Cuộc tranh luận trên truyền hình kéo dài 90 phút có thể sẽ được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ để đánh giá triển vọng của các ứng cử viên.
Tuy nhiên, Nhà phân tích You-Na Park-Heger của Commerzbank FX và EM cho rằng kết quả cuộc tranh luận chưa thể ảnh hưởng quá mạnh đến xu hướng của đồng bạc xanh.
Craig Erlam, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nhận định sự phục hồi của đồng USD có thể tiếp tục trong ngắn hạn và việc chững lại hiện tại có thể là do động thái chốt lời vào cuối tháng.
Trong khi đó, giới đầu tư cũng đang chờ đợi những diễn biến liên quan đến các cuộc đàm phán về viện trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại Mỹ.
Thứ Hai (28/9), Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tiết lộ các nhà lập pháp đảng Dân chủ đang chuẩn bị công bố dự luật mới về kích thích tài chính trị giá 2,2 nghìn tỉ USD. Theo bà Pelosi, dự luật mới này có thể sớm nhận được sự đồng tình từ chính phủ Mỹ.
Ở một diễn biến khác, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang ngày càng chia rẽ về cách điều hành nền kinh tế khu vực để vượt qua làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19. Cho đến nay, hơn 1 triệu người đã tử vong trên toàn cầu do đại dịch viêm phổi cấp.
Ngoài ra, thị trường đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Đức trong tháng 9 để có thể định hình được hướng đi của đồng euro. Dữ liệu được dự kiến sẽ ở mức -0,1%
Theo ING, nếu không chỉ số CPI của Đức không quá yếu, tỷ giá euro so với USD sẽ ở mức 1,17 vì tâm lí được cải thiện có thể lấy đi một số hỗ trợ đối với đồng bạc xanh.
Đồng bảng Anh đang mạnh lên nhờ được thúc đẩy bởi hi vọng về một thỏa thuận Brexit với Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, triển vọng mà Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra về việc giữu mức sàn lãi suất của ngân hàng trung ương ở 0,1% cũng là yếu tố tích cực đối với đồng bảng Anh.
Các tiền tệ rủi ro cũng chứng kiến xu hướng đi lên, cụ thể đồng đô la New Zealand tăng 0,5% lên 0,6583 USD và đô la Úc tăng 0,6% lên mức 0,71135 USD. Cả hai đồng tiền này đều phục hồi sau khi giảm mạnh vào tuần trước.