Với nền kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) đang ở gần quy mô trước đại dịch, áp lực đang gia tăng đối với ngân hàng trong việc theo dõi các ‘đồng nghiệp’ của mình trên toàn cầu trong việc tắt ‘vòi bơm tiền’ nhưng bất kỳ động thái đột ngột nào cũng có nguy cơ làm tiêu tan nỗ lực của ECB suốt nhiều năm liền trong việc khơi dậy lạm phát - đã từng rất èo uột.
Biến thể Omicron lây lan nhanh, các đợt phong tỏa mới và tắc nghẽn chuỗi cung ứng dai dẳng càng khiến triển vọng kinh tế khu vực trở nên thiếu chắc chắn, là lý do khiến ECB phải hạn chế việc đưa ra những cam kết chính sách.
Trong một cuộc họp báo ngày 16/12, Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, nhấn mạnh rằng đại dịch này đang tiếp tục làm suy giảm chi tiêở Khu vực đồng euro và đe dọa tăng trưởng. Bà nói: “Để đối phó với làn sóng đại dịch hiện nay, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ hơn trước ... Điều này có thể làm trì hoãn quá trình phục hồi ... Đại dịch đang đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Trong môi trường đó, "chúng tôi cần duy trì tính linh hoạt và tính tùy chọn" bằng cách rút dần các chương trình hỗ trợ "từng bước", nhưng không cam kết thoát hoàn toàn khỏi các chương trình hỗ trợ đã áp dụng từ khi bắt đầu đại dịch.
Trong tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp ngày 16/12, ECB thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện nay.
Tuy nhiên, ngân hàng này sẽ giảm dần tốc độ thu mua trái phiếu theo chương trình Khẩn cấp thu mua trái phiếu giai đoạn đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro (2.100 tỷ USD) trong quý 1/2022 và "sẽ ngừng mua tài sản ròng theo PEPP vào cuối tháng 3/2022." Trong khi đó, chương trình mua tài sản trước đại dịch sẽ vẫn được duy trì và quy mô sẽ tăng từ 20 tỷ euro/tháng hiện nay lên 40 tỷ euro trong quý 2/2022, sau đó sẽ giảm xuống còn 30 tỷ euro trong quý 3 nhằm giảm thiểu tác động và thúc đẩy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Các quyết định này được đại đa số thành viên của ECB ủng hộ, nhưng vẫn vấp phải sự phản đối của các thống đốc bảo thủ của Đức, Áo và Bỉ - những người thường xuyên phản đối chính sách tiền tệ quá nới lỏng của ECB.
ECB nhấn mạnh tầm quan trọng của "tính linh hoạt" trong chính sách tiền tệ, đồng thời để ngỏ khả năng nối lại việc thu mua theo chương trình PEPP "để chống lại những cú sốc tiêu cực liên quan đến đại dịch."
Bà Lagarde nói thêm rằng chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục rất khó khăn do nhu cầu tăng vọt trở lại sau giai đoạn “đóng băng” trong năm 2020 đã kìm hãm sự phục hồi trở lại và nguy cơ còn kéo dài đến năm 2022.
Mặc dù vậy, một số nhà hoạch định chính sách vẫn cho rằng ECB còn đánh giấ quá thấp rủi ro lạm phát khi đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
ECB đã nâng dự báo về lạm phát đồng thời giảm triển vọng về tăng trưởng trong năm 2022 do đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm chậm đà hồi phục kinh tế của khu vực.
Theo đó, lạm phát năm 2022 sẽ ở mức trung bình 3,2%, cao hơn mức 1,7% dự báo hồi tháng 9, và năm 2023 sẽ là 1,8%, cũng cao hơn mức 1,5% dự báo trước đây.

Dự báo về tăng trưởng GDP và lạm phát của ECB

 

2021

2022

2023

2024

Tăng trưởng GDP

5,1% (5,0%)

4,2% (4,6%)

2,9 (2,1%)

1,6%

Lạm phát

2,6% (2,2%)

3,2% (1,7%)

1,8 (1,5%)

1,8%

 

Nguồn: Vinanet / VITIC / Reuters