Trong đó, riêng tháng 6/2025 đạt 321.798 tấn, tương đương 88,3 triệu USD, giá trung bình 274,4 USD/tấn, giảm 4,5% về lượng, giảm 3% kim ngạch nhưng tăng 1,6% về giá so với tháng 5/2025; so với tháng 6/2024 thì tăng 11,7% về lượng, tăng 8,4% về kim ngạch nhưng giảm 2,9% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025, chiếm 32,3% trong tổng lượng và chiếm 31,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 989.002 tấn, tương đương gần 254,41 triệu USD, giá trung bình 257,2 USD/tấn, giảm 14% về lượng, giảm 11,5% kim ngạch nhưng tăng 3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2024; riêng tháng 6/2025 tiếp tục không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.
Thị trường lớn thứ 2 là Australia, 6 tháng đầu năm 2025 đạt 749.978 tấn, tương đương 203,33 triệu USD, giá 271 USD/tấn, chiếm 24,5% trong tổng lượng và chiếm 24,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng 15,9% về lượng, tăng 1,2% về kim ngạch nhưng giá giảm 12,8% so với 6 tháng đầu năm 2024; riêng tháng 6/2025 đạt 99.143 tấn, tương đương 25,93 triệu USD, giá trung bình 261,6 USD/tấn, tăng 5% về lượng, tăng 0,12% kim ngạch nhưng giảm 4,7% về giá so với tháng 5/2025; so với tháng 6/2024 thì giảm 15,2% về lượng, giảm 24% về kim ngạch và giảm 10,4% về giá.
Tiếp đến thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 380.519 tấn, tương đương 104,96 triệu USD, giá 275,8 USD/tấn, chiếm 12,4% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng mạnh 68,3% về lượng, tăng 40,8% về kim ngạch nhưng giá giảm 16,3% so với 6 tháng đầu năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì 6 tháng đầu năm 2025
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/7/2025 của CHQ)