Trung Quốc là nước mua dầu thô, đồng và quặng sắt lớn nhất thế giới, và nhập khẩu những mặt hàng chủ chốt này kém hiệu quả trong tháng 7/2023.
Nhập khẩu dầu thô giảm xuống 43,69 triệu tấn trong tháng 7, tương đương 10,29 triệu thùng mỗi ngày (bpd), giảm 18,8% so với 12,67 triệu thùng/ngày của tháng 6.
Trong khi nhập khẩu của tháng 6 cao thứ hai trong lịch sử, thì kết quả của tháng 7 là yếu nhất kể từ tháng 10 năm ngoái trên cơ sở thùng mỗi ngày.
Theo dữ liệu công bố hôm thứ Ba(8/8) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đồng và các sản phẩm đồng chưa gia công là 451.159 tấn trong tháng 7, tăng nhẹ so với 449.648 của tháng 6 nhưng giảm 2,7% so với tháng 7/2022, Trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm 10,7% xuống 3,04 triệu tấn.
Nhập khẩu quặng sắt giảm xuống 93,48 triệu tấn trong tháng 7, giảm 2,1% so với 95,52 triệu tấn của tháng 6/2023.
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu thép nguyên liệu chính là 669,46 triệu tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Các nhà đầu tư tin rằng Trung Quốc sẽ kích thích thành công nền kinh tế và hồi sinh ngành xây dựng sử dụng nhiều thép.
Hiện ngành thép đang bị thách thức bởi hàng loạt con số kinh tế yếu kém, mới nhất là xuất khẩu giảm 14,5% trong tháng 7, tệ hơn so với mức giảm 12,5% dự kiến và mức giảm 12,4% trong tháng 6/2023.
Một yếu tố khác cần xem xét khi đánh giá nhập khẩu quặng sắt là xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đang tăng lên, với các lô hàng tháng 7 tăng 9,6% so với cùng kỳ lên 7,31 triệu tấn và xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 27,9% lên 50,89 triệu tấn.
Đối với mặt hàng Than
Ngoại lệ đối với xu hướng giảm nhẹ đối với nhập khẩu hàng hóa chính trong tháng 7 của Trung Quốc chính là than đá, với 39,26 triệu tấn, thấp hơn một chút so với 39,87 triệu tấn của tháng 6, nhưng cao hơn 67% so với tháng 7 năm 2022.
Trong 7 tháng đầu năm, lượng than nhập khẩu của Trung Quốc đạt 261 triệu tấn, cao hơn khoảng 86% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi năm 2022, nhập khẩu than yếu bất thường đến năm 2023 có liên quan đến nhu cầu nhiệt điện tăng trong bối cảnh thiếu thủy điện.
Nhiệt độ cao và thười tiết vào mùa hè đã thúc đẩy nhu cầu điện và giá than nhiệt vận chuyển bằng đường biển giảm trong những tháng gần đây đã khiến than nhập khẩu cạnh tranh với nguồn cung trong nước.
Sức mạnh nhập khẩu than phần lớn là kết quả của một loạt các tình huống trong nước ít có mối tương quan trực tiếp với tình trạng chung của nền kinh tế Trung Quốc.
Kết quả nhẹ nhàng hơn đối với nhập khẩu dầu thô, đồng và quặng sắt trong tháng 7 phù hợp hơn với quan điểm rằng nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn để thúc đẩy tăng trưởng.
Dầu thô sẽ là mặt hàng đáng quan tâm nhất do nhập khẩu mạnh trong nửa đầu năm.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu hoạt động nhập khẩu của tháng 7 có phải chỉ là một cú hích trước khi trở lại hay không, nhưng có một số yếu tố đáng xem trên thị trường dầu mỏ. Đầu tiên là tác động của việc tăng giá trong những tuần gần đây đối với nhập khẩu của Trung Quốc sẽ không rõ ràng trong nhiều tháng tới, do độ trễ giữa thời điểm hàng hóa được mua và thời điểm dầu được giao.
Điều này có nghĩa là nhập khẩu của tháng 7 phần lớn được sắp xếp vào thời điểm giá dầu thô toàn cầu gần chạm mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, với dầu Brent kỳ hạn giảm xuống chỉ còn trên 70 USD/thùng vào đầu tháng 5.
Với giá dầu Brent giao dịch quanh mức 85 USD/thùng hiện tại, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có thể chọn giảm lượng dầu dự trữ dồi dào của họ và cắt giảm nhập khẩu trong những tháng tới, một động thái sẽ làm giảm kỳ vọng của thị trường về nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc trong nửa cuối năm.
Trung Quốc chỉ bổ sung dưới 1 triệu thùng/ngày vào kho dự trữ trong nửa đầu năm nay, theo tính toán dựa trên số liệu chính thức về nhập khẩu dầu thô, sản lượng trong nước và chế biến của nhà máy lọc dầu.
Điều này có nghĩa là các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có các lựa chọn sử dụng dầu thô dự trữ nếu họ cho rằng chi phí nhập khẩu đã tăng quá nhiều hoặc tăng quá nhanh.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters