Điều kiện để được hưởng thuế suất ưu đãi hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA
Theo đó, Nghị định quy định Biểu thuế xuất ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA và điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký từ ngày 01/8/2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Nghị định này cũng áp dụng đối với hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam vào Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len và hoàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len trong giai đoạn kể từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Cụ thể, để được áp dụng thuế suất ưu đãi thì hàng hóa XNK phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, được nhập khẩu vào các lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA , bao gồm:
Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 111.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (chỉ áp dụng với hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam vào trong giai đoạn từ 01/8 - 31/12/2020).

 

Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là các lãnh thổ nêu trên.
 
Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam khẩu nhập khẩu vào các lãnh thổ quy định nêu trên (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải tiếng Anh).
 
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 111.
 
Được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại phụ lục III; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (chỉ áp dụng với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 01/8 - 31/12/2020).
 
Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô;
 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).
 
Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định EVFTA.

 

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 18/9/2020.
Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tiếp đó, sau 7 năm 91,8% số dòng thuế tương đương với 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng với 98,3% số dòng thuế và 99,8 % kim ngạch xuất khẩu của EU. Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.
Đối với xuất khẩu, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia. Tuy nhiên, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế đối với 526 dòng thuế, trong đó, có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc). Đối với các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng Măng-gan có mức trần 10%). Với các sản phẩm khác Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 1 năm.
Cam kết về cắt giảm thuế xuất đối với sản phẩm thủy sản
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có gần 50% số dòng thuế áp dụng đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%.
Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được giảm thuế về 0% ngay, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.

Nguồn: Tongcucthuysan