Trong cuộc họp của Ủy ban Bình ổn và phát triển Tài chính Trung Quốc, người chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã chỉ ra rằng Bitcoin là tài sản cần có sự điều chỉnh hơn nữa.
Trong bản tin đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ Trung Quốc, cấm Bitcoin là một trong ba nhiệm vụ mà chính phủ nước này đưa ra với các cơ quan quản lý tài chính. Hai nhiệm vụ còn lại là giảm và kiểm soát các nguy cơ tài chính của Bitcoin.
Bên cạnh những biện pháp như cảnh báo sớm về nguy cơ tài chính, chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính nhỏ và vừa, ông Lưu Hạc yêu cầu ngừng hoạt động mỏ đào Bitcoin và hành vi giao dịch đồng tiền số này tại quốc gia tỷ dân.
Bitcoin – loại tiền điện tử lớn và phổ biến nhất thế giới – sau đó đã kết thúc ngày 21/5 ở mức giảm 11,59% xuống 35.928 USD, mặc dù giữ ở mức 40.000 USD trong hầu như suốt cả phiên giao dịch trên thị trường London và Châu Á.
Tính chung cả tuần này, Bitcoin đã mất khoảng 28%. So với mức cao nhất của mọi thời đại là gần 65.000 USD hồi giữa tháng 4, Bitcoin hiện thấp hơn khoảng 45%.
Loại tiền điện tử đối thủ của Bitcoin là ether (ETH) kết thúc phiên 21/5 cũng giảm khoảng 15% xuống 2.339 USD.
|
Bitcoin tiếp tục trượt giá |
Tuyên bố cấm đào và giao dịch Bitcoin của Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các cơ quan chức năng cua nước này ra quy định cấm các ngân hàng và công ty thanh toán cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử - một động thái mạnh mẽ trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm gập tắt hoạt động gian lận và đầu cơ tiền ảo.
Ông Lưu Hạc là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đã công khai ra lệnh ngăn chặn bitcoin. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ nhắm mục tiêu rõ ràng đến việc khai thác tiền điện tử.
John Wu, chủ tịch của Ava Labs, một nền tảng mã nguồn mở dành cho các ứng dụng tài chính cho biết: “Thật khó để tính được tác động thực sự của động thái cấm của Trung Quốc, vì những tuyên bố này đang được đưa ra mà không có chi tiết cụ thể”.
"Điều đó nói rằng, tuyên bố này cho thấy rủi ro rõ ràng đối với việc khai thác bitcoin khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc."
Các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động ở Hồng Kông sẽ phải được cơ quan quản lý thị trường của thành phố cấp phép và chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, theo đề xuất của chính quyền sẽ được trình lên vào cuối năm nay.
Trước đó, vào thứ Sáu, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã cảnh báo về "rủi ro hệ thống" đối với giao dịch tiền điện tử trong một bài bình luận trên trang web của mình.
"Bitcoin không còn là một công cụ đầu tư để tránh rủi ro. Thay vào đó, nó là một công cụ đầu cơ", CCTV viết, đồng thời cho biết thêm tiền điện tử là một tài sản được quản lý lỏng lẻo..
Ruud Feltkamp, giám đốc điều hành của Sàn giao dịch tiền điện tử Cryptohopper, cho biết: “Trung Quốc đã cố gắng xử lý đồng Bitcoi – nơi giao dịch và khai thác rất thường xuyên kể từ năm 2013, đến nỗi tôi không nghĩ điều này sẽ còn gây ngạc nhiên nữa”, “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu điều đó sẽ có tác động lâu dài đáng kể đến Bitcoin."
Chiến dịch mới nhất của Trung Quốc chống lại tiền điện tử được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ hôm 20/5 cho biết sẽ đặt ra những quy tắc mới yêu cầu các khoản chuyển tiền điện tử lớn phải được báo cáo cho Sở Thuế vụ và Cục Dự trữ Liên bang để tránh những rủi ro mà tiền điện tử có thể gây ra đối với sự ổn định tài chính.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Thị trường vẫn căng thẳng và tôi dự đoán thanh khoản vào thứ Bảy và Chủ nhật sẽ không tốt hơn những ngày thứ Hai đến thứ Sáu trước đó”. Ông cho rằng rất có nguy cơ xu hướng bán tháo sẽ kéo dài sang cuối tuần.
Thị trường bitcoin hoạt động 24/7, tạo tiền đề cho sự biến động giá vào những giờ không thể đoán trước vì các nhà giao dịch bán lẻ và trong ngày thúc đẩy những biến động đó.