Tỷ giá USD trong nước

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.204 VND/USD (tăng 3 đồng so với  hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.850 VND/USD (tăng 3 đồng so với hôm qua).

Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.270 đồng/USD và bán ra 23.320 đồng/USD, giá bán và giá mua không đổi so với hôm qua.

Tỷ giá USD ngày 14/7/2021

ĐVT: đồng Tỷ giá ngoại tệ hôm nay ngày 14/7/2021: USD thị trường tự do không đổi

Tỷ giá Euro ngày 14/7/2021

ĐVT: đồng

Tỷ giá ngoại tệ 14/7/2021

ĐVT: đồng

Tỷ giá USD thế giới tăng

USD Index tăng 0,58% lên 92,790 ghi nhận lúc 06h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,01% lên 1,1774. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,01% xuống 1,3807. Tỷ giá USD so với yen Nhật đạt 110,60.

Theo Reuters, tỷ giá USD lên cao khi dữ liệu lạm phát của Mỹ nhiều khả năng chứng kiến mức tăng mạnh. Theo dự đoán của các chuyên gia, dữ liệu CPI tháng 6 của Mỹ sẽ cho thấy mức tăng 0,5% so với tháng 5 và 4,9% so với một năm trước đó. Nếu một trong hai trường hợp này không xảy ra, đồng bạc xanh và thị trường trái phiếu có thể sẽ có sự biến động do thay đổi kỳ vọng về lãi suất.

Brown Brothers Harriman chỉ ra rằng nếu lạm phát cơ bản tăng lên 4% so với cùng kỳ năm trước sẽ là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1991.

Chris Weston, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại nhà môi giới Pepperstone, cho biết chỉ số CPI dưới 4,5% sẽ khiến tỷ giá USD so với yen Nhật và đồng franc Thụy Sĩ chịu một số áp lực.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích của BBH tin rằng môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục tạo động cơ để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra các điều chỉnh. Trước đó, khả năng chính phủ Mỹ rút lại các biện pháp kích thích kinh tế đã thúc đẩy đồng bạc xanh trong những tuần gần đây bất chấp sự gia tăng các trường hợp COVID-19 ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội vào ngày 14/7 để có thêm thông tin về định hướng chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian tới. Trong khi đó, các nhà phân tích tại JPMorgan cho biết các ngân hàng trung ương lớn trên khắp thế giới đang có xu hướng từ bỏ quan điểm ôn hòa, trừ một vài ngoại lệ là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách của ECB, bao gồm cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch, đã tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ và sẵn sàng đưa ra những hướng dẫn mới cho cuộc họp chính sách vào tuần tới để phục vụ mục tiêu lạm phát 2% mới được điều chỉnh.


Nguồn: VITIC