Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.190 VND/USD (tăng 9 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.836 VND/USD (tăng 10 đồng so với hôm qua).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.270 đồng/USD và bán ra 23.320 đồng/USD, giá mua giảm 30 đồng và giá bán giảm 20 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 8/7/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá Euro ngày 8/7/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá ngoại tệ 8/7/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index tăng 0,23% lên 92,085 ghi nhận lúc 06h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,01% xuống 1,1929. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,05% xuống 1,3914. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% lên 109,72.
Theo Reuters, tỷ giá USD đã tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Tài liệu được cho là sẽ cung cấp thời điểm thay đổi chính sách tiền tệ.
Đồng bạc xanh gần đây nhận được sự hỗ trợ bởi tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ tăng nhanh hơn so với các khu vực còn lại nhờ việc triển khai sớm công tác tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đi cùng với các chương trình kích thích tài chính khổng lồ. Hiện tại, thị trường đang kỳ vọng thời gian biểu cho việc cắt giảm làn sóng mua trái phiếu sẽ được nêu ra trong biên bản họp của Fed.
Theo Win Thin, Giám đốc chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman, một trong những động lực chính của ngoại hối trong nửa cuối năm sẽ là động thái từ các ngân hàng trung ương về việc giảm bớt chính sách kích thích kinh tế. Ngoài ra, kế hoạch về việc tăng lãi suất trong thời gian tới cũng là trọng tâm mà các nhà giao dịch hướng tới.
Trên thị trường, đồng euro chạm mức thấp nhất trong 3 tháng so với đồng bạc xanh sau khi dữ liệu của Đức làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi kinh tế của quốc gia này.
Cụ thể, cơ quan nghiên cứu kinh tế ZEW báo cáo rằng tâm lý nhà đầu tư ở Đức, nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, đã giảm mạnh trong tháng 7 mặc dù vẫn ở mức rất cao.
Một báo cáo khác cho thấy số lượng đơn đặt hàng đối với hàng hóa do Đức sản xuất đã giảm mạnh nhất trong tháng 5 kể từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên vào năm 2020 do nhu cầu yếu hơn từ các nước ngoài khu vực đồng euro.
Bên cạnh đó, các đồng tiền nhạy cảm với tâm lý đầu tư rủi ro đã bị ảnh hưởng sau khi giá dầu lao dốc do các nhà sản xuất OPEC hủy cuộc họp vì các bên không thể đạt được thỏa thuận tăng nguồn cung.
Đồng đô la Úc giảm 0,07% xuống 0,7489 USD, ổn định sau khi tăng vào thứ Ba (7/7) khi Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) bắt đầu thực hiện giảm kích thích tiền tệ.
RBA đã công bố giai đoạn thứ 3 của chương trình nới lỏng định lượng, nhưng với quy mô nhỏ hơn hai vòng trước. Trên thị trường tiền điện tử, giá Bitcoin tăng 1,7% lên 34.826,88 USD và đồng ether tăng 3,1% lên 2.381,41 USD.