Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.177 VND/USD (giảm 1 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay quay đầu giảm tại nhiều ngân hàng, tuy nhiên Vietcombank lại tăng 10 đồng ở cả hai chiều mua bán, VPbank giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 23.200 – 23.500 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 10 đồng giá mua và giảm 20 đồng giá bán so với hôm qua. Tuy nhiên SCB giữ nguyên cả giá mua và giá bán.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.090 – 23.275 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.720 VND/USD. Trong đó, HSBC có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.000 đồng/USD và bán ra 24.050 đồng/USD, giá mua và giá bán giữ nguyên so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 08/7/2022
ĐVT: đ/USD
USD giảm nhẹ
USD Index hiện ở mức 107,04 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam), tăng gần 12% trong năm nay và đang trên đà có diễn biến năm tốt nhất kể từ năm 2014. Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% ở mức 1,0168. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,02% ở mức 1,2027. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,02% ở mức 135,97.
Theo Investing, đồng USD đã giảm xuống mức thấp hơn nhưng vẫn ở gần mức cao nhất trong 20 năm do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ thái độ quyết liệt trong thắt chặt chính sách. Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự tăng giá của đồng USD, nhưng chủ yếu trong số đó là sự thắt chặt tiền tệ tích cực của Fed khi cơ quan này và nước Mỹ nói chung đang phải đối mặt với lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Biên bản cuộc họp cuối cùng của Fed được công bố đã chỉ ra khả năng có một chính sách tiền tệ thậm chí còn “khắc nghiệt” hơn để ngăn chặn lạm phát kéo dài và hiện các nhà đầu tư đang định giá một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản khác sẽ nối tiếp vào tháng 7. Đồng thời, sự thắt chặt này của Fed và các ngân hàng trung ương khác có nguy cơ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mà Mỹ có khả năng chống chọi tốt hơn hầu hết các nước còn lại.
Các nhà phân tích tại ING đang đặt ra câu hỏi lớn đối với các thị trường tài chính là liệu sự suy giảm triển vọng tăng trưởng này có đủ để hạn chế các chu kỳ thắt chặt đặc biệt là của Fed hay không. Bên cạnh đó, đồng euro đã tăng bật lên từ mức thấp đầu tiên kể từ cuối năm 2002, khi thảm họa năng lượng của châu Âu đe dọa triển vọng kinh tế của khu vực. Theo biên bản cuộc họp cuối cùng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào cuối ngày hôm qua, các nhà hoạch định chính sách đã quyết định rằng việc tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản là phù hợp vào tháng 7.
Lạm phát của châu Âu đang ở mức kỷ lục và giá năng lượng tăng cao cho thấy áp lực tăng giá tiêu dùng sẽ còn “nặng nề” trong một thời gian nữa. Thực tế, sản xuất công nghiệp của Đức chỉ tăng 0,2% trong tháng 5, chậm lại đáng kể so với mức tăng trưởng 1,3% cao hơn đã được điều chỉnh vào tháng trước. Tuy nhiên, thị trường đang hoài nghi liệu ECB có thể thắt chặt đến mức độ nào trước khi giảm tốc độ tăng trưởng.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh đã tăng nhẹ và vẫn neo gần mức thấp nhất trong 2 năm khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đang cố gắng để tại vị trong bối cảnh đảng của ông đang nổi dậy. Một trong những người rời khỏi nội các của Johnson là Rishi Sunak, người đã từ bỏ vai trò Thủ tướng, vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ vào thứ 3. ING nhận định không rõ liệu tân thủ tướng Nadhim Zahawi có đại diện cho sự thay đổi chính sách kinh tế hay không, mặc dù ông ấy có thể bị cám dỗ để nới lỏng chính sách tài khóa sớm hơn dự kiến.