Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 24.970
VND/USD (giảm 3 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN cũng giảm xuống mức mua vào 23.772 VND/USD và bán ra 26.168 VND/USD.
Tỷ giá USD hôm nay tại tất cat các ngân hàng giảm so với hôm qua. Ngân hàng VietcomBank giảm 20 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.710 – 26.100 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 40 đồng cả giá mua và giá bán xuóng mức 25.710 – 26.090 VND/USD. Ngân hàng VPBank giảm 18 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.709 – 26.084 VND/USD. Ngân hàng AgriBank giảm 20 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.750 – 26.100 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 25.709 – 25.846 VND/USD, còn bán ra ở mức 26.080 – 26.110 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán ra thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 26.400 đồng/USD và bán ra 26.500 đồng/USD (tăng 50 đồng cả giá mua và giá bán so với hôm qua).
Tỷ giá USD ngày 15/5/2025
ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD thế giới phục hồi từ kỳ vọng của thị trường
Chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã nhích nhẹ về mức 100,88 theo ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam).
So với phiên trước đó, tỷ giá euro so với USD tăng 0,19%, đạt 1,1195. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,11% lên 1,3277. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,3% về 146,32.
Đồng USD chỉ tăng nhẹ vào hôm qua từ sau đợt giảm trước đó khi các nhà đầu tư chờ đợi những tín hiệu mới cho thấy các cuộc chiến thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục lắng dịu.
Chỉ số DXY bắt đầu tuần với mức tăng hơn 1% vào thứ 2 và đạt mức cao nhất trong một tháng khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời cắt giảm thuế quan qua lại và xoa dịu lo ngại rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu.
Nhưng đồng bạc xanh đã giảm trở lại từ hôm thứ 3 sau khi chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế vì chi phí thực phẩm giảm đã bù đắp một phần cho giá thuê nhà tăng.
Ông Brad Bechtel, giám đốc toàn cầu về FX tại Jefferies, cho rằng rõ ràng là mọi thứ vẫn tập trung khá nhiều vào thương mại trong những ngày này, đó vẫn là chất xúc tác lớn thúc đẩy mọi thứ diễn ra. Đồng USD vẫn sẽ có xu hướng phục hồi ngược lại và sau đó sẽ bắt đầu giảm trở lại, có khả năng là do một số thỏa thuận bí mật hoặc gián tiếp nào đó.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tin tức Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Ji-young đã gặp Robert Kaproth của Bộ Tài chính Mỹ vào ngày 5/5 để thảo luận về thị trường ngoại hối, sự kiện đã góp phần khiến đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần so với đồng won Hàn Quốc.
Nhưng biến động của các loại tiền tệ châu Á đã dịu đi phần nào sau khi Bloomberg đưa tin Mỹ không đàm phán về một đồng USD yếu hơn trong các cuộc đàm phán thuế quan. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng mặc dù thông tin chi tiết về cuộc họp còn rất ít và các cuộc đàm phán có thể là một phần của các đối thoại đang diễn ra, nhưng cuộc họp này tập trung trở lại vào khả năng các loại tiền tệ có thặng dư thương mại bị định giá thấp sẽ tăng giá trong môi trường USD yếu.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang giảm bớt, thị trường đã hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, với 74% khả năng lãi suất sẽ được giảm lần đầu tiên ít nhất 25 điểm cơ bản (bps) tại cuộc họp tháng 9, so với dự đoán trước đó về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết dữ liệu lạm phát tiêu dùng ở mức vừa phải trong tháng 4 không nhất thiết phản ánh tác động của việc tăng thuế nhập khẩu của Mỹ và Fed vẫn cần thêm dữ liệu để xác định hướng đi của giá cả và nền kinh tế.
Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson cũng đưa ra một quan điểm tương tự, ghi nhận dữ liệu lạm phát gần đây tiến triển tốt hướng tới mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, nhưng triển vọng hiện không chắc chắn do khả năng thuế nhập khẩu mới sẽ đẩy giá lên cao hơn.