Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.927
VND/USD (tăng 12 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 25.073 VND/USD (tăng 13 đồng).
Tỷ giá USD hôm nay đồng loạt tăng trên toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng VPBank tăng 44 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 24.045 - 24.425 VND/USD. Ngân hàng Đông Á tăng 20 đồng giá mua và tăng 30 đồng giá bán lên mức 24.120 - 24.420 VND/USD. Ngân hàng Á Châu tăng 50 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 24.060 – 24.410 VND/USD. Ngân hàng MB tăng 25 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 24.035 – 24.435 VND/USD. Ngân hàng Techcombank tăng 27 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 24.094 – 24.425 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 24.010 – 24.127 VND/USD, còn bán ra ở mức 24.345 – 24.520 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.440 đồng/USD và bán ra 24.560 đồng/USD.
Tỷ giá USD ngày 24/11/2023
ĐVT: đồng/USD
Tỷ giá USD thế giới
Chỉ số đô la Mỹ (DXY), đo lường biến động của bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), hiện ở mức 103,791 điểm, tăng 0,041 điểm so với thời điểm mở cửa.
Với việc thị trường Mỹ đóng cửa vào thứ Năm và do phiên giao dịch ngắn hơn vào thứ Sáu nhân lễ Tạ ơn, thị trường tiền tệ có thể giao dịch trong biên độ hẹp nhưng có một số biến động do thanh khoản dự kiến sẽ vẫn mỏng.
Chỉ số đô la Mỹ đã giảm 2,8% kể từ đầu tháng - kết quả hoạt động hàng tháng yếu nhất trong một năm, bởi thị trường ngày càng tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn tất việc tăng lãi suất.
Tuy nhiên, theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường đã giảm bớt kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới, với việc chỉ còn 26% khả năng điều này sẽ xảy ra tại cuộc họp chính sách vào tháng 3/2024, giảm so với mức 33% vào tuần trước.
Đồng euro giảm 0,04% xuống mức 1,0901 USD sau một loạt khảo sát sơ bộ cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế tại Đức đã chậm lại đôi chút trong tháng 11, một tín hiệu cho thấy tăng trưởng sẽ quay trở lại với nền kinh tế lớn nhất Eurozone. Điều này bù đắp cho hoạt động kinh doanh của Pháp giảm sút.
Đồng bảng Anh hiện ở mức 1,2529 USD, giảm 0,04%.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tăng nhẹ trong tháng 10, sau khi giảm nhẹ vào tháng trước, củng cố quan điểm rằng lạm phát dai dẳng có thể buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải dần loại bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ đã duy trì trong một thời gian dài.
Nhiều chuyên gia phân tích nhận thấy chính sách kiểm soát lợi suất đã trở nên lỗi thời vì BoJ đã đặt ra mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ngày càng linh hoạt hơn, đưa lợi suất tiến gần hơn tới 1%.
Các nhà kinh tế của ING dự đoán BoJ có thể loại bỏ chương trình đường cong lợi suất sớm nhất vào quý đầu tiên của năm tới, khi trái phiếu chính phủ Nhật Bản dường như đã ổn định… sau đó bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên vào quý II/2024 nếu tăng trưởng tiền lương tiếp tục tăng tốc vào năm tới.
Đồng yên Nhật tăng 0,01% lên 149,55 yên đổi một USD. Đồng tiền này đã dần thoát khỏi mức thấp gần 33 năm là 151,92 yên đổi một USD vào đầu tuần trước và tăng 1,5% kể từ đầu tháng.
Một cuộc khảo sát kinh doanh được công bố kết quả vào thứ Sáu cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Nhật Bản giảm tháng thứ sáu liên tiếp trong tháng 11, trong khi vẫn đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong lĩnh vực dịch vụ, nhấn mạnh sự mong manh của nền kinh tế trong bối cảnh nhu cầu yếu và lạm phát dai dẳng. Ở những nơi khác, đô la Australia tăng 0,05% lên 0,6561 USD. Tương tự, đô la New Zealand tăng 0,06% lên mức 0,6050 USD.