South Pars là mỏ khí đốt lớn nhất thế giới và việc đóng băng đầu tư của CNPC là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Tehran để duy trì tài chính cho các dự án năng lượng trong bối cảnh bị tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng.
Trong ngày 25/11/2018 Iran cho biết CNPC đã thay thế Total thành nhà điều hành của dự án Phase 11 tại South Pars sau khi công ty Pháp dừng tham gia dự án thay vì vi phạm các lệnh trừng phạt.
Việc dừng đầu tư này diễn ra sau 4 vòng đàm phán tại Bắc Kinh, các quan chức cao cấp của Mỹ đã kêu gọi CNPC hạn chế đầu tư vào Iran.
Chưa rõ liệu chính quyền Trung Quốc trực tiếp đưa ra yêu cầu dừng dự án hay không, nhưng các nguồn tin cho biết điều đó hợp lý về chính trị trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Một nguồn tin thứ hai, một quan chức thân cận với chiến lược toàn cầu của CNPC cho biết “Trung Quốc coi mối quan hệ với Mỹ là tối quan trọng hơn bất cứ điều gì. Do CNPC thuộc sở hữu nhà nước sẽ không muốn mang bất cứ rắc rối nào trong mối quan hệ này khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung đang diễn ra”.
Total là công ty năng lượng toàn cầu đầu tiên trở lại Iran sau khi các lệnh trừng phạt trước đó được dỡ bỏ khi Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, EU và Iran đồng ý một hiệp ước hạn chế chương trình hạt nhân của nước cộng hòa Hồi giáo này trong cuối năm 2015.
Hồi tháng 5/2018 Mỹ rút khỏi hiệp ước này và đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt vì họ không hạn chế chương trình tên lựa đạn đạo của Iran và để gây áp lực cho nước này dừng hỗ trợ ủy nhiệm tại Syria, Lebanon, Iraq và Yemen.
Nguồn tin đầu tiên cho biết Iran có 120 ngày xem xét lại vai trò của CNPC ở South Pars và quyết định liệu có giữ các công ty Trung Quốc như một nhà đầu tư không hoạt động hay hủy bỏ thỏa thuận.
Tại Tehran, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh không khẳng định rằng CNPC đã rút khỏi dự án này, nhưng cho biết điều đó sẽ vi phạm hợp đồng.
Zanganeh phát biểu trên truyền hình “khi Total rời đi, công ty CNPC của Trung Quốc đã tiếp quản theo hợp đồng, và nếu họ không thực hiện điều này sẽ vi phạm hợp đồng và chúng tôi sẽ giải quyết với họ theo các quyền của hợp đồng”.
Trong khi đồng ý dừng tham gia dự án South Pars, CNPC đã thuyết phục Mỹ rằng họ cần tiếp tục dầu tư tại các mỏ dầu Bắc Azadegan và Masjid-i-Suleiman (MIS) để bù lại hàng tỷ USD chi tiêu theo các hợp đồng mua lại đã ký nhiều năm trước.
Không có CNPC cung cấp các hợp đồng phụ và thiết bị sản xuất, Iran sẽ rất khó khăn để duy trì sản lượng.
Bắc Azadegan, ở tây nam của tỉnh Khuzestan, được ước tính đang sản xuất gần 80.000 thùng dầu thô mỗi ngày sau khi bắt đầu sản xuất trong năm 2016.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet