Điều này diễn ra bất chấp dự đoán tăng trưởng trong nhu cầu năng lượng chậm hơn của khu vực này do các nhà kinh tế chuyển sang sản xuất và dịch vụ tốn ít năng lượng, hiệu quả hơn.
Đông Nam Á đã là một nhà nhập khẩu ròng dầu thô với 4 triệu thùng/ngày trong năm 2018, trong khi tăng trưởng nhu cầu khí tự nhiên mạnh đã giảm dư thừa khí để xuất khẩu.
Đối với than, sản lượng từ các nhà sản xuất hàng đầu của khu vực này, Indonesia vẫn trên 400 triệu tấn tương đương than trong năm ngoái, nhưng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ tăng có thể giảm sự dư thừa này. IEA nói “xu hướng này chỉ ra Đông Nam Á trở thành một nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới”.
Tổng thể dư thừa nguồn cung của khu vực này ở mức 120 triệu tấn tương đương dầu trong năm 2011 đã bị xói mòn xuống chỉ hơn 30 triệu tấn tương đương dầu trong năm 2018.
Phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng tăng cũng làm tăng lo ngại về an ninh năng lượng. Ví dụ, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của khu vực này được dự báo vượt 80% trong năm 2040, tăng từ 65% hiện nay.
Nếu không có sự thay đổi chính sách, nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á dự kiến tăng 60% vào năm 2040, chiếm 12% sự gia tăng trong nhu cầu năng lượng toàn cầu do kinh tế tăng hơn gấp đôi. Điều này thấp hơn so với tăng trưởng 80% của khu vực này kể từ năm 2000.
Tăng trưởng nhu cầu điện của Đông Nam Á ở mức trung bình 6% mỗi năm, trong số khu vực tăng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên khoảng 45 triệu người ở đó vẫn chưa được sử dụng điện. Khu vực này đang hướng tới phổ cập sử dụng điện vào năm 2030.
Nhu cầu dầu tại Đông Nam Á, nơi chiếm gần 10% dân số thế giới, sẽ vượt 9 triệu thùng/ngày vào năm 2040, tăng từ chỉ hơn 6,5 triệu thùng/ngày hiện nay.
IEA nói “dầu tiếp tục thống trị nhu cầu giao thông đường bộ, bất chấp tiêu thụ nhiên liệu sinh học tăng”.
Nhu cầu than cũng dự kiến tăng ổn định trong những thập kỷ tới, phần lớn bởi các nhà máy điện mới đốt than, bất chấp những cơn gió ngược đang đối mặt với các dự án như vậy, bao gồm khó khăn để đảm bảo sự cạnh tranh tài chính cho các cơ sở mới ngày càng tăng.
IEA nói sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí tự nhiên của khu vực này ngày càng tăng khiến cho nhiên liệu này ít cạnh tranh về giá, mặc dù nó phù hợp với các thành phố đang tăng trưởng nhanh và các ngành công nghiệp nhẹ hơn trong khu vực này.
IEA bổ sung thêm “trong dự đoán của chúng tôi, các khách hàng công nghiệp hơn là các nhà máy điện là nguồn tăng trưởng nhu cầu khí lớn nhất”.
Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn, nhưng không có khung chính sách mạnh mẽ hơn thì tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện sẽ chỉ tăng tới 30% vào năm 2040 từ mức hiện tại 24%.
Năng lượng gió và mặt trời dự kiến tăng nhanh chóng, trong khi thủy điện và năng lượng sinh học hiện đại - gồm nhiên liệu sinh học, sinh khối, khí sinh học và năng lượng sinh học có nguồn gốc từ các chất thải khác - sẽ vẫn là trụ cột danh mục tái tạo của Đông Nam Á.
Nguồn: VITIC/Reuters