Giá dầu Brent giảm 32 US cent tương tương đương 0,5% xuống 69 USD/thùng, sau khi tăng hơn 1% vào thứ tư (12/5). Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 31US cent, tương đương 0,5% xuống 65,77 USD/thùng, sau khi tăng 1,2% trong phiên trước.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu đã vượt xa nguồn cung và sự thiếu hụt dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên ngay cả khi Iran tăng cường xuất khẩu,
Trước đó một ngày, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu thế giới trở lại mạnh mẽ vào năm 2021, với sự tăng trưởng ở Trung Quốc và Mỹ.
Nhưng mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng về tình hình ở Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi biến thể của Covid-19 đang hoành hành khắp vùng nông thôn.
Các chuyên gia y tế vẫn chưa thể nói chắc chắn khi nào các ca nhiễm dịch mới sẽ đạt đến mức cao nhất và các quốc gia khác đang cảnh giác về khả năng lây truyền của biến thể hiện đang lây lan trên toàn thế giới.
Tình trạng thiếu nhiên liệu đang trở nên tồi tệ hơn ở miền đông nam Mỹ trong 6 ngày kể từ khi đóng cửa Colonial Pipeline, mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Colonial, công ty cung cấp hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày, cho biết họ hy vọng sẽ đưa một phần lớn mạng lưới hoạt động vào cuối tuần.
Giá dầu hôm nay giảm còn do đồng USD phục hồi mạnh. Đồng bạc xanh phục hồi khiến những hàng hoá được định giá bằng đồng USD như dầu mỏ giảm.
Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu ngày 13/5 cũng bị hạn chế đáng kể bởi loạt thông tin tích cực về cung – cầu dầu thô được phát đi.
Tại báo cáo này, OPEC cho rằng sự sụt giảm nhu cầu ở Ấn Độ sẽ được bù đắp bởi đà tăng trưởng của 2 nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 12/5, Colonial Pipeline thông báo bắt đầu khởi động lại hoạt động của mình sau khi một cuộc tấn công mạng buộc công ty phải đóng cửa vào cuối tuần trước, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu ở Bờ Đông của nước Mỹ.
Thông báo cũng lưu ý rằng một số thị trường có thể gặp sự cố gián đoạn trong quá trình khởi động, song cho rằng động thái mới nhất là "bước đầu tiên" trong quá trình khôi phục lại hoàn toàn hoạt động.
Cuối tuần qua, đường ống cung cấp 45% nhiên liệu tiêu thụ ở Bờ Đông của nước Mỹ đã thông báo sẽ ngừng hoạt động sau một cuộc tấn công mạng tống tiền (ransomware).
Sau khi Colonial Pipeline tạm dừng hoạt động, nhiều bang ở Đông Nam đã xảy ra tình trạng thiếu xăng. Trước diễn biến vụ việc này, Nhà Trắng đã tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại 17 bang và thủ đô Washington.
Colonial Pipeline vận chuyển xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm tinh chế khác từ Vịnh Mexico tới bờ Đông của Mỹ thông qua đường ống dài 8.850km, phục vụ trên 50 triệu khách hàng.
Ngoài ra, hệ thống này cũng phục vụ một số sân bay lớn nhất của nước Mỹ, trong đó có Hartsfield Jackson của thành phố Atlanta, bang Georgia - sân bay được đánh giá nhộn nhịp hàng đầu thế giới.
 

Nguồn: VITIC/Reuters