Giá dầu Brent giao sau tăng 85 US cent tương đương 1,3% lên 64,52 USD/thùng, sau khi tăng 39 US cent vào thứ ba (13/4).
Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 82 US cent tương đương 1,4% lên 61 USD/thùng, sau khi tăng 48 US cent vào thứ ba (13/4).
Các dấu hiệu về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc và Mỹ đã củng cố đà tăng giá gần đây, nhưng lo ngại về việc triển khai vắc-xin trên toàn thế giới bị đình trệ và dịch bệnh COVID-19 tăng cao ở Ấn Độ và Brazil đã làm chậm đà tăng trưởng của thị trường.
Vandana Hari, nhà phân tích năng lượng tại Vanda Insights, cho biết. Đồng USD Mỹ suy yếu cũng "tạo ra một lực đẩy tăng nhẹ trong những ngày gần đây nhưng không có động lực tăng giá lớn nào để giải phóng dầu thô khỏi phạm vi giao dịch hẹp". Đồng bạc xanh đã chạm mức thấp nhất trong ba tuần vào thứ Tư, khiến việc mua dầu thô rẻ hơn đối với các quốc gia sử dụng tiền tệ khác.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm nay vào thứ ba (13/4). Hiện dự kiến nhu cầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2021, tăng 70.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước.
Các nguồn tin cho biết dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy các kho dự trữ dầu thô giảm 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9/4, khác so với ước tính giảm khoảng 2,9 triệu thùng từ các nhà phân tích do Reuters thăm dò. Các nhà giao dịch đang chờ Dữ liệu tồn kho chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vào thứ Tư.
Tuy nhiên, có những lo ngại về việc gia tăng sản lượng dầu ở Mỹ và nguồn cung tăng từ Iran vào thời điểm OPEC và các đồng minh dự kiến sẽ cung cấp thêm nguồn cung từ tháng Năm.